Bạo lực ở chùa Thắng Quang

Đã đọc: 2491           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Chùa Thắng Quang nằm khiêm nhường cùng khuôn viên Di tích Lịch sử văn hóa Đền Quế Hoa (thờ nữ tướng thời Hai Bà Trưng) tồn tại từ nhiều thế kỉ tại thôn Tăng Bổng, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Vốn là ngôi chùa nhiều năm được công nhận "Chùa cảnh bốn gương mẫu", thế nhưng vài năm trở lại đây xáo động, không yên ả. Nhiều cuộc xô xát, hành hung thô bạo sư trụ trì và tín đồ của nhà chùa lại khởi nguồn từ công tác quản lí thiếu chặt chẽ các hoạt động cuả nhà Đền, làm ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa tâm linh Phật giáo của nhà chùa. Năm 2010, liên tiếp xảy ra hai vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, buộc các ngành chức năng ở Thái Bình phải vào cuộc. Một số kẻ lạm dụng tự do tín ngưỡng, tạo cớ để hành hung sư trụ trì nhà Chùa và tín đồ, đã phải hầu Tòa và lĩnh án tù. Quả là điều không đáng xảy ra ở nơi cửa Phật!...

Hai vụ việc cùng một hành vi

Theo án văn của các bản án cho thấy: Vào khoảng 15 giờ, ngày 2- 3- 2010, bà Vũ Thị Đóa (vợ ông Đỗ Văn Dua) vào Chùa mượn cớ nói là đi làm đồng. Thấy thế, sư trụ trì Phạm Văn Đức (pháp danh Thích Thanh Trung) đã nhắc nhở liền bị bà Đóa chửi rủa thậm tệ. Và sau đó bà Đóa rút điện thoại di động gọi cho chồng. Ông Đỗ Văn Dua (chồng bà Đóa) đến xông thẳng vào xô đẩy, cào cấu sư trụ trì. Cùng lúc, ông Vũ Duy Trữ, Vũ Duy Lương là anh em của bà Đóa cũng kịp thời có mặt, xông vào bóp cổ, bẻ tay, đánh đập dã man, hô hoán đem dìm sư Đức xuống ao. Do có nhiều tín đồ Phật tử vào can ngăn nên sư Đức mới thoát nạn. Kết quả giám định thương tích tổng hợp các vết thương trên cơ thể sư Đức được xác định tổn hại sức khỏe 16%. Công an huyện Vũ Thư buộc phải khởi tố vụ án và Viện KSND huyện Vũ Thư đã ra Cáo trạng Vũ Duy Trữ về tội cố ý gây thương tích, theo Khoản 1, điều 104 - BLHS. Còn Đỗ Văn Dua và Vũ Duy Lương không hiểu vì lẽ gì lại được Viện KSND huyện Vũ Thư miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, để lại mối hoài nghi cho dư luận xã hội và đông đảo tăng ni Phật tử? Căn cứ vào bản Cáo trạng, ngày 30-11-2010, TAND huyện Vũ Thư đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử công khai, tuyên phạt Vũ Duy Trữ 9 tháng tù giam, thời hạn tù được tính từ ngày 18-11-2010 (trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm 12 ngày). Đồng thời, Tòa buộc Vũ Duy Trữ, Đỗ Văn Dua, Vũ Duy Lương phải có trách nhiệm bồi thường dân sự cho sư Phạm Văn Đức 4.235.000 đồng. Sau phiên tòa sơ thẩm, Vũ Duy Trữ đã có đơn kháng án xin giảm mức hình phạt. Nhà sư Phạm Văn Đức cũng có đơn kháng án toàn bộ nội dung bản án, cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Vũ Thư còn bỏ lọt tội phạm và yêu cầu tăng mức tiền bồi thường.

 

 
Chùa Thắng Quang, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Trong cùng thời điểm này, trước khi mở phiên tòa sơ thẩm 26 ngày, ngày 4 - 11 - 2010, tại Chùa Thắng Quang lại xảy ra tiếp vụ hành hung thứ 2, tái hiện nguyên kịch bản như vụ hành hung ngày 2 - 3 -2010. Sau khi được vợ là bà Nguyễn Thị Nhâm chạy về mách lẻo, ông Vũ Xuân Trụ (họ hàng với Vũ Duy Trữ) xông thẳng vào chùa gây sự, chửi rủa, dùng gậy liên tiếp đập vào sư Đức. Ông Trần Đông Lương, một Phật tử can ngăn, liền bị Vũ Xuân Trụ vụt vào cánh tay 2 nhát, gây tổn thương trầm trọng cho ông Lương. Do bức xúc của đông đảo Phật tử, Công an huyện Vũ Thư mới khởi tố vụ án hình sự. Ngày 21-1-2011, TAND huyện Vũ Thư mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử vụ án thứ hai này và đã tuyên phạt Vũ Xuân Trụ phạm tội cố ý gây thương tích, chịu 15 tháng tù không giam giữ. Ông Trần Đông Lương là người bị hại đã có đơn kháng án toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm.

Trong các ngày 23-3-2011 và 1-4-2011, TAND tỉnh Thái Bình đã tiến hành mở các phiên tòa phúc thẩm hình sự xét xử các vụ án này, tuyên phạt giữ nguyên hình phạt của các bản án sơ thẩm. Riêng các can phạm Vũ Duy Trữ, Đỗ Văn Dua và Vũ Duy Lương phải có trách nhiệm dân sự tăng số tiền bồi thường cho nhà sư Phạm Văn Đức lên 6.325.000 đồng.

Những ẩn khuất chưa được làm sáng tỏ?

Kết thúc hai cấp Toà xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhiều Phật tử ở xã Tân Lập tỏ ra bức xúc, cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu khách quan. Trong thực tế các bản án đã dành cho những kẻ gây rối một hình phạt như vậy cũng là cần thiết. Tuy nhiên, việc Viện KSND huyện Vũ Thư miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đỗ Văn Dua và Vũ Duy Lương mà lại không có hình thức xử phạt hành chính nào thì quả là khó hiểu? Trong khi đó, thể hiện tình tiết trong hồ sơ vụ án những ông này lại là kẻ đồng phạm và trực tiếp gây nên thương tích, phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường cho nạn nhân. Hơn nữa, hai đối tượng là bà Vũ Thị Đóa (vợ ông Đỗ Văn Dua) và bà Nguyễn Thị Nhâm (vợ ông Vũ Xuân Trụ) đã kích động, khơi mào tổ chức cho các cuộc hành hung này lại ngoài vòng pháp luật? Vụ việc hành hung tại chùa Thắng Quang không đến nỗi phức tạp, tại sao các cơ quan chức năng của huyện Vũ Thư lại vào cuộc thiếu kịp thời, dẫn đến tình trạng để nhiều Phật tử phải kéo nhau lên tỉnh, lên huyện khiếu kiện đông người mới khởi tố vụ án? Để rồi án chồng lên án như viện dẫn trên.

Những mâu thuẫn trong các hoạt động giữa nhà Chùa và nhà Đền vốn nảy sinh từ năm 2008, mà ngày 18-6-2009, UBND xã và Uỷ ban MTTQ xã Tân Lập đã có báo cáo số 14/BC gửi các cơ quan chức năng huyện Vũ Thư, nhưng các cơ quan này không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Để rồi "cháy nhà" thành án ngay tại nơi cửa Phật như vụ việc đã từng xảy ra ở chùa Thắng Quang!

Chùa là nơi thờ Phật, tĩnh tu, khuyên dạy mọi người làm điều lành, điều thiện. Mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, gây rối, làm điều ác là trái với bổn đạo của Phật pháp và luật pháp Nhà nước cần được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm loại bỏ và nghiêm trị kịp thời, trả lại sự bình yên cho nơi cửa Phật.

Nguồn: Người Cao Tuổi

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập