Có nên rải vàng mã trên đường?

Đã đọc: 3162           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Rải vàng mã khi đưa tang liệu có phù hợp với nếp sống văn minh? Bởi nó không chỉ tốn kém mà còn ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố...

Không còn phù hợp...

Việc đốt, rải vàng mã từ lâu đã được nhiều người dân xem là không thể thiếu trong các lễ tang. Vì theo họ, thì đây là một việc làm nhằm "trang bị" cho cuộc sống của người chết ở cõi vĩnh hằng... Tuy nhiên, không biết người chết có nhận được hay không, nhưng rõ ràng việc làm này đã và đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến cộng đồng.

 

Rải vàng mã trên đường.

Anh Nguyễn Văn Dũng, cư ngụ tại ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, kể: "Cách đây hơn một tháng, khi đang lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Lộc Hòa, huyện Trảng Bom thì bất ngờ bị một tờ giấy vàng mã do anh thanh niên ngồi trên xe tang đi phía trước rải xuống bay tấp vào mặt làm tôi không thấy đường đi. Cũng may là tôi chạy xe tốc độ chậm, chứ nếu không thì có thể đã xảy ra tai nạn. Theo tôi, thay vì mua vàng mã để đốt, mọi người nên dành số tiền đó để giúp đỡ người nghèo thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều".

 Chị Nguyễn Thị Lài, nhân viên Công ty dịch vụ môi trường đô thị TP.Biên Hòa, bức xúc: "Nhiều đám tang rải vàng mã rất nhiều, nên chỉ một thoáng sau khi có xe tang đi qua là đường phố trở nên vô cùng nhếch nhác. Những lúc trời nắng thì giấy tiền vàng mã theo hướng gió cứ bay khắp nơi. Còn khi trời mưa thì giấy dính sát xuống mặt đường rất khó quét dọn...".

 Ông Phạm Ngọc Thành, Phó trưởng phòng Văn hóa - thông tin TP.Biên Hòa nói: "Tục lệ rải vàng mã đã có từ lâu đời, nhưng đối với cuộc sống hiện đại, văn minh như hiện nay thì nó không còn phù hợp. Nhiều nước, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... ngày nay người dân vẫn còn đốt vàng mã, nhưng chỉ đốt, rải vàng mã trước quan tài hay khi hạ huyệt, chứ tuyệt nhiên không có chuyện rải vàng mã dọc đường. Các nước coi việc này là xả rác nơi công cộng, bị phạt rất nặng bằng tiền hoặc phạt lao động công ích...".

 Nên hạn chế dần và xóa bỏ

 Theo Thượng tọa Thích Huệ Hiền, Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh, thì tục đốt, rải vàng mã không xuất phát từ Phật giáo. Trong kinh Phật không dạy cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố thì phải đốt vàng mã. Một số người làm việc này chỉ để thể hiện tình cảm của mình dành cho người đã khuất, có người chỉ thực hiện theo thói quen hoặc làm theo người khác. Nhìn ở khía cạnh thực tế thì việc làm này hoàn toàn không có ích, mà còn gây lãng phí. Vì vậy, để đảm bảo các điều kiện về môi trường, mỹ quan đô thị và đặc biệt là tránh lãng phí, theo tôi các phật tử nên hạn chế và tiến dần tới xóa bỏ tục lệ này".

 Tại phường Bình Đa (TP.Biên Hòa), sau hơn một năm được chọn thực hiện thí điểm cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có lồng ghép phong trào thực hiện "Nếp sống văn minh trong tổ chức việc tang", trong đó có nội dung không đốt, rải vàng mã trên đường đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Cụ thể năm 2010, phường có 52 người chết và hầu hết các lễ tang đều được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, văn minh, đảm bảo các tiêu chí về môi trường, mỹ quan... Trong đó, 90% trường hợp chôn cất đúng thời gian quy định (chôn trong vòng 48 giờ sau khi chết); 85% không rải vàng mã trên đường; 87% không đội mũ rơm, chống gậy... Nói về kinh nghiệm trong việc thực hiện phong trào này, bà Hoàng Thị Mai, Phó chủ tịch UBND phường Bình Đa chia sẻ: "Nhờ phường ban hành và triển khai rộng rãi quy chế tổ chức tang lễ nên việc tang lễ, phúng viếng, an táng ở các khu dân cư trong phường đã được tổ chức trang trọng hơn do có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, đoàn thể và bà con lối xóm... Cách làm này của phường đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

 Hiện tại, các cơ quan chức năng chủ yếu chỉ mới áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động ý thức tự nguyện của người dân là chính, chứ chưa áp dụng biện pháp chế tài. Mới đây nhất, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch có ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL, ngày 21-1-2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong đó có quy định "Không rải vàng mã trên đường đưa tang" (tại chương II, điều 10, mục 3). Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng có thể xử lý triệt để những vi phạm nêu trên.

Nguồn: Báo Đồng Nai

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập