Ứng xử văn hóa

Đã đọc: 2375           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tất nhiên, không phải ai đến đền, chùa… đều xin, vay cả nghìn tỷ đồng, cầu lợi lộc. Nhiều người đến cầu cho tâm thảnh thơi, sức khỏe tốt và quan trọng hơn coi đó như một hoạt động văn hóa.

CẦU SỰ THẢNH THƠI 

Thấy chị Thu Hương (TP. HCM) tất bật chuẩn bị cho chuyến hành hương lạy Phật tứ phương, tôi thắc mắc: Tại sao lại phải đi cho đủ 10 chùa mới được? Chị Thu Hương giải thích: Năm nay mẹ em ốm nặng, nên con cháu cầu nguyện nếu mẹ tai qua nạn khỏi thì cả nhà ăn chay trường 1 tháng. Nhưng để tỏ sự thành tâm, hai vợ chồng em quyết định trong đêm Giao thừa đến sáng Mùng 1 phải đi cho đủ 10 chùa. Đã đi hành hương trong đêm cao điểm thì không thể cúng quà, lỉnh kỉnh mà càng nhẹ nhàng càng tốt.  

Giao thừa vừa xong, vợ chồng Hương tranh thủ sang chùa Phước Hoàng ngay gần nhà. Làm lễ lạy Phật, xin xăm, rước lộc về nhà xong cả hai chở nhau đến chùa Kỳ Quan (Gò Vấp). Thắp xong nén nhang vội vã đến Đức Thánh Trần ở đường Võ Thị Sáu, Q.3. Cách đền Đức Thánh Trần 20 mét người đã đông nghịt. Từ ngoài đường vào được bên trong đền, thắp nhang, đặt tiền cúng rồi quay ra chị mất tất cả là 45 phút.  

Bước ra khỏi đền, hai vợ chồng lên đường đi chùa Bà Thiên hậu Thánh mẫu (Bình Dương). Đêm Giao thừa đường vắng rộng, chỉ mất có 30 phút đã tới khu chùa Bà. Đã 3 giờ sáng mà khu vực quanh chùa đông nghẹt người, cấm xe từ xa. Gửi xe cách chùa trăm mét theo yêu cầu Ban quản trị chùa, hẹn nhau điểm gặp rồi cả hai mạnh ai nấy trôi theo dòng người đi lễ.  

Mất đúng 1 tiếng rưỡi Hương mới xong việc lễ tại chùa Bà và xuôi theo dòng người sang chùa Ông bên cạnh. Rồi cứ thế lại xuôi theo dòng người, chị sang một chùa kế tiếp, chẳng biết tên gì, hành lễ xong ra đường thấy chồng cũng vừa thoát ra từ đám đông. Trên đường về, ngang qua một ngôi chùa của người Hoa, hai vợ chồng cũng vào thắp hương khấn vái.

Đã xong được 7 chùa. Cả hai chở nhau về lại thành phố. Trời đã sáng nên các chùa vắng tanh, việc lễ bái có phần thong thả. Dù đã 6 giờ sáng, mệt phờ người nhưng cả hai vẫn giật mình trước vẻ hoành tráng của ngôi chùa Phổ Quang. Làm sao tưởng tượng được ở trung tâm thành phố “tấc đất tấc vàng” mà lại có được ngôi chùa rộng to đến vậy. Tượng Phật quan âm cao và đẹp đến mức cả hai cứ ngửa cổ ngắm nhìn. Thư giãn chút nơi chùa Phổ Quang, cả hai sang chùa Thích Quảng Đức rồi chùa Pháp Hoa, và cuối cùng là chùa Sư Vạn Hạnh trên đường Nguyễn Kiệm. Về đến nhà là 8 giờ 30 phút sáng Mùng 1. Hương chia sẻ: Hoàn thành được tâm nguyện một cách an toàn, mỹ mãn nên cả hai vợ chồng chẳng thấy mệt mà rất nhẹ nhàng, thanh thản. Nắng Xuân như rực rỡ hẳn trong lòng cả nhà.

NHỮNG CUỘC HÀNH HƯƠNG 

Cậu bạn Ngọc Minh cho biết, trong danh sách 10 chùa phải lễ Phật, dù bận đến mấy thì năm nào cậu và gia đình cũng phải đi chùa Bà ở Châu Đốc (An Giang). Minh nói: Gia đình đi Chùa Bà Châu Đốc mong cho gia đình có thể an tâm mọi việc trong năm. Sau khi lễ chùa, cả nhà ai cũng thích đi một vòng chợ để ngửi mùi thơm của mắm. Thưởng thức món ăn đặc sản nơi đây cũng là điều thú vị, nó như phần quà tặng thêm trong chuyến lễ Phật vậy. Món ăn tôi thích nhất ở Châu Đốc không phải là bún cá, hay bún mắm như mọi người hay đề cập khi nói về An Giang, mà là món bún nước kèn. Món này có lẽ ít du khách biết đến. Bún nước kèn là một món giống như càri cá lóc đồng ăn với bún, kèm giá sống, rau chuối, rau muống bào... Đặc biệt ngon là ở chỗ tô bún toàn là cá lóc đồng, thịt vừa ngọt vừa dai có thể nói không ở vùng nào nấu ngon bằng, nước kèn vừa béo vừa thơm mà không ngậy. 

Những người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào Nam sinh sống, ngày tư ngày Tết không về Tết vì nghe thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn mọi năm. Vừa qua ngày “mùng” đã chuẩn bị rục rịch chương trình ra Bắc đi lễ chùa.  Hải Âu cho biết, mỗi lần ra Bắc đi chùa thì số lượng chùa không quy định, đi được càng nhiều càng tốt, từ các chùa như chùa Hương, chùa Quán Sứ ở Hà Nội đến chùa Mía ở Sơn Tây, rồi chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), Bãi Đính (Ninh Bình)… chỉ sợ không đủ sức để đi.

Ra đến Hà Nội thì phải vào đền Quán Thánh. Thói quen phải vào Quán Thánh, không vào đó sẽ cảm giác thiếu thiếu, bất an. Năm nay Hải Âu đi chùa dắt theo con gái. “Mình sinh ra ở miền Bắc, phải cho con cái biết chút ít văn hóa quê mình. Đến đền Quán Thánh, lễ xong là đến phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa cần biết. Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ”, chị cho biết.

Con gái Hải Âu rất trầm trồ trước bức tượng đạo sĩ  ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa.  Rồi Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh. Đáng chú ý nhất ở chùa là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật.

Thấy con yêu thích và nhớ vanh vách để kể cho bạn, chị xem đó là một thành công không nhỏ của chuyến lễ Phật.

Theo: nongnghiep.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập