Tản mạn chuyện đi lễ đầu năm

Đã đọc: 2406           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục đẹp trong văn hoá của người Việt. Thế nhưng, việc đi lễ chùa theo kiểu “thương mại hóa” của một số người không những làm mất đi nét đẹp truyền thống mà còn tạo nên cảnh nhốn nháo, xô bồ chốn cửa thiền.

Buồn vì văn hoá lễ chùa

Sáng mùng một Tết, theo thói quen, tôi đi lễ tại chùa Cổ Linh ở thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường (Gia Lâm – Hà Nội). Là ngày đầu năm nên chùa có vẻ đông đúc hơn. Không gian phảng phất mùi hương trầm khiến ai cũng cảm thấy tâm hồn thư thái, tĩnh tại, quên hết mọi phiền muộn. Trong khi mọi người đang thành tâm khấn lễ thì có một đôi trai gái cùng nhóm bạn vừa khấn vừa thì thầm vào tai nhau và rúc rích cười. Một lát sau, họ xin rút thẻ. Vừa mở thẻ ra, cô gái đã “vô tư” vỗ tay và hét lên: “Tuyệt vời!”... Cùng lúc đó, cả nhóm bạn đi cùng xúm lại xem và bình luận tốt, xấu. Chứng kiến hình ảnh ấy, nhiều người đi lễ chùa tỏ vẻ khó chịu. Tôi lại gần nhắc: “Ở chốn cửa thiền linh thiêng, các em không nên cư xử như vậy. Dù thẻ tốt hay xấu, các em cũng nên giữ trật tự”. Nghe vậy, cô gái hất hàm, vênh váo: “Chùa của nhà chị à?”...

Người người, nhà nhà đi lễ nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của những nén hương dâng lên Đức Phật. Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp hương, nhưng nhiều người đốt cả nắm nhang mà không chú trọng vào ý nghĩa của các con số. Có người bảo, đốt càng nhiều, thắp càng nhiều thì Phật càng chứng giám cho lòng thành. Nhưng theo lý giải của sư trụ trì Thích Liên Giác ở chùa Cổ Linh, người ta thường thắp 3 nén, một nén cắm chính giữa đứng thẳng, hai nén còn lại nghiêng hai bên. Theo thuyết đạo Lão là để cúng tam tinh (Phúc, Lộc, Thọ) và triết lý nhà Phật là để cúng tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), tam giới (dục, sắc, vô sắc giới), tam thời (khứ, vị, lai), tam vô lậu (giới, định, tuệ). Cũng có nơi thắp 5 cây hương sắp hai hàng, hàng trong ba cây lập án tam tài tương ứng với thiên, địa, nhân (trời, đất, người) đứng hàng ngang cai quản thế giới. Hàng ngoài hai cây tạo thế che đỡ cùng với ba cây kia tạo dựng ngũ khí, tức là năm nguyên tố cấu thành vũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

“Phật không ở đâu xa, Phật trong tâm mỗi người. Tâm thể hiện không chỉ ở những nén hương mà còn ở cung cách thắp hương. Đứng trước ban thờ Phật, người cúng phải cúi thấp trọng tâm, mắt nhìn xuống; khi mới thắp hương thì chắp tay trước ngực, hết hương thì vái và dâng hương thì quỳ lạy. Khi thắp hương, mọi người tuyệt đối không cười đùa, chòng ghẹo...”, sư trụ trì Thích Liên Giác nói. Cũng theo sư trụ trì chùa Cổ Linh, nhiều người quan niệm, đi lễ là phải mâm cao, cỗ đầy, phải có rượu, gà thịt... Nhưng theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiệc linh đình, chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ...

Khóc cười chuyện “mất lễ”

Đi lễ bây giờ, đâu đâu cũng thấy cảnh xô bồ, nhốn nháo. Người người chen nhau đặt lễ, lễ của người này chèn lên lễ của người kia. Thế nên, nhiều người “dở khóc, dở cười” vì mất lễ. Chị Lâm Ngàn (Gia Lâm – Hà Nội) cho hay, chị đã từng 2 lần bị mất lễ khi đi lễ ở đền Bà Chúa Kho chỉ vì đông quá. “Tôi nghiệm ra, nếu năm nào bị mất lễ là năm đó làm ăn thất bát. Vì thế, năm nay 3 mẹ con tôi cùng đi, để khi tôi thắp hương ở các ban khác thì đã có 2 con đứng đó trông lễ...”, chị Ngàn nói. Đương nhiên, có người “mất” thì có kẻ “được”. Rất nhiều người đặt lễ nhỏ nhưng khi hạ lễ thì vô tình lại được lễ to mà chẳng biết của ai đặt vào.

Đi lễ đầu năm, người thì hoan hỉ, mừng vì “được lộc”, người lại ngay ngáy lo cả năm sẽ làm ăn thất bát. Dẫu vậy, người viết bài này vẫn muốn nhắc lại giáo lý của nhà Phật, rằng Phật không phải ở trên ban thờ, trong những pho tượng, mà ở trong tâm của mỗi người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương để cuộc đời này có thêm nhiều điều tốt đẹp. Triết lý sâu xa của nhà Phật cũng không ngoài mục đích đó.

Theo: kinhtenongthon.com.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập