Đi lễ đầu năm, chuyện cười ra nước mắt

Đã đọc: 2327           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Cài tiền cả vào cột ở Phủ Tây Hồ, mong được… nhiều lộc (!)

Cứ tưởng rằng, càng dâng nhiều lễ vật, càng thắp nhiều hương, sẽ càng thể hiện lòng thành và được… nhiều lộc. Nhưng nhiều người không biết rằng, chính cái sự thiếu hiểu biết của họ đang làm ảnh hưởng đến môi trường các điểm văn hóa tâm linh và xét về mặt tâm linh, thì những việc đó sẽ không thể nào mang lại cho họ những điều mà vì nó, họ đến đây để cầu ước.

1. Thắp hương là nét đẹp văn hóa truyền thống trong các dịp giỗ, lễ Tết ở các gia đình, đền chùa Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, Đức Phật. Nén hương được coi như nhịp cầu thiêng liêng kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình, giúp con người gửi gắm tâm tư, ước vọng vào cõi tâm linh.

Thượng toạ Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam giải thích: thắp một nén hương là sự thành tâm với Phật pháp, tượng trưng cho ý nghĩa "Nhất thiết biến lễ sát trần Phật", dùng một nén hương dâng lên lễ cúng dường hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát chư Hiền Thánh Tăng. 3 nén nhang là  sự tôn kính và nguyện cầu sự gia hộ của Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng), còn thắp 5 nén là để cầu ngũ phúc: Phúc - Lộc -Thọ - Khang -Ninh.

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của việc thắp hương, dẫn đến, nhiều người lầm tưởng, càng thắp nhiều hương, là càng thể hiện lòng thành, cũng như được cho nhiều lộc. Vì thế, ở các đền, chùa hiện nay, việc thắp hương đang diễn ra rất loạn xạ, gây nguy cơ hỏa hoạn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường thanh tịnh ở nơi này.

Chiều mồng Một Tết vừa rồi, ở Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội), suýt xảy ra hỏa hoạn chỉ vì thắp hương quá nhiều trên bàn thờ có vô vàn đồ mã. Để tránh hỏa hoạn, ở các điểm có đông người đến lễ vào đầu năm như Phủ Tây Hồ, chùa Hà, chùa Quán Sứ, Trấn Quốc… đều phải cắt cử người chuyên lo việc rút hương ở các bình hương nhúng vào xô nước...

2. Dường như ai cũng biết, vật phẩm cúng Phật đều phải thanh tịnh, gồm 6 lễ vật: hương, hoa, đèn (nến), oản (phẩm), quả và âm nhạc (kinh), mà theo cuốn "Đường về xứ Phật" thì trong đó, chỉ cần có 1 thứ cũng được. Vậy mà, rất nhiều người khi đến chùa chiền lễ Phật, đã dâng lễ gồm cả xôi, gà, bia, rượu (?).

Như vậy, liệu "lòng thành" này có được chứng? Không chỉ tiền vàng mã, nhiều người còn dâng lễ hàng xấp tiền polime các mệnh giá, cũng để chứng tỏ… lòng thành. Ở Phủ Tây Hồ, người ta còn nhét tiền vào các cây cột dường như cũng để tỏ sự thành tâm. Nhưng những điều này chỉ cho thấy, sự thiếu hiểu biết của người đi lễ, đã làm cho những nơi cần được linh thiêng này bị biến thành trò lố. Hơn thế, chính họ đã tạo ra những điều không mong muốn.

3. Đi lễ đầu năm, ai cũng mong điều lành, điều phúc. Thế nhưng, ở những điểm được coi là linh thiêng, vẫn diễn ra cảnh chen lấn rất mất văn hóa, rồi quát chửi nhau giữa cửa Phật. Đó là chưa kể, việc mọi người thi nhau ném rác, túi đựng đồ lễ, vỏ hương… làm ô uế cả nơi thanh tịnh, linh thiêng này.

Tất cả những điều nói trên, đều là việc làm vẩn đục cửa thiền. Mà như thế, thử hỏi, nếu xét về mặt tâm linh, thì cầu ước liệu có lại được?


Theo: cand.com.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập