Góc nhìn khoa học về Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam

Đã đọc: 867           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Biểu tượng Phật giáo là phương pháp thể hiện nghệ thuật Phật giáo, nhằm trình bày các phương diện triết lý Phật giáo thông qua các biểu tượng. Tinh thần, biểu tượng Phật giáo, làng nghề truyền thống và việc lan tỏa tinh thần Phật giáo trong đời sống xã hội.

Gìn giữ và phát huy yếu tố văn hóa của biểu tượng Phật giáo

Biểu tượng Phật giáo là phương pháp thể hiện nghệ thuật Phật giáo, nhằm trình bày các phương diện triết lý Phật giáo thông qua các biểu tượng. Tinh thần, biểu tượng Phật giáo, làng nghề truyền thống và việc lan tỏa tinh thần Phật giáo trong đời sống xã hội là những khái niệm, vấn đề quan trọng đã được bàn thảo trong nhiều năm qua. Với tư cách là một phần trong nền sản xuất vật chất giúp hun đúc, gìn giữ và phát triển văn hóa sinh hoạt vật chất, tinh thần hằng ngày của nhân dân, sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam thực sự có vai trò rất quan trọng trong xã hội hiện đại. Đây là tiền đề để phát huy mạnh mẽ tinh thần và các giá trị Phật giáo một cách nhanh chóng, sâu rộng và bền vững trong văn hóa nước ta hiện nay.

Đối với sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, các biểu tượng Phật giáo vừa là đề tài thiêng liêng, vừa là phương tiện gần gũi giúp truyền tải ý nghĩa Phật pháp đến cộng đồng. Trong những năm gần đây, việc đưa biểu tượng Phật giáo vào trang trí trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, phần vì Phật giáo đã gắn liền với lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, hòa quyện với tâm thức bao thế hệ nhân dân và trở nên gần gũi vô cùng, phần còn lại vì biểu tượng Phật giáo có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện một minh triết phù hợp lối sống, tư duy của xã hội Việt Nam đương đại.

Tuy nhiên, còn nhiều biểu tượng Phật giáo chưa được giới thiệu nhiều trên sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Biểu tượng Phật giáo là phương pháp thể hiện nghệ thuật Phật giáo, nhằm trình bày các phương diện triết lý Phật giáo thông qua các biểu tượng.

Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy một số biểu tượng Phật giáo hiện nay là sự sao chép, lắp ghép với mục đích kinh doanh, chưa chuyển tải trọn vẹn và chân thực tinh thần, giá trị vốn có của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thậm chí, một số hình ảnh và biểu tượng Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng sử dụng chưa phù hợp trên các sản phẩm đã làm mất đi giá trị đích thực của văn hóa Phật giáo.

Nghiêm trọng nhất là việc cố tình tạo tác các biểu tượng Phật giáo một cách tùy tiện (chậu cây hình tượng Phật); sử dụng biểu tượng Phật giáo ở những nơi ô uế, bất nhã; sử dụng biểu tượng Phật giáo thiếu tính chọn lọc, làm mất đi sự trang nghiêm, cổ súy cho việc tầm thường hóa đạo pháp (in hình Phật trên dép, áo, xe cộ, xăm hình Phật lên vùng da nhạy cảm, biếm họa chế giễu…). Đây là những hành vi phản cảm, phản văn hóa, xâm phạm đến niềm tin thiêng liêng của Phật tử và đại chúng mến mộ đạo Phật, khiến cho xã hội lên án.

Vì vậy, nếu không có góc nhìn và phương hướng giải quyết thực trạng nói trên thì không những không giúp lan tỏa, phát huy tinh thần, giá trị, ý nghĩa tích cực của Phật giáo mà còn khiến cho những biểu tượng bị hiểu sai lệch giá trị, đôi lúc phản cảm. Vì nhận thấy tính bức thiết của vấn đề, hội thảo khoa học được tổ chức nhằm cung cấp những lập luận và định hướng nghiêm túc, tạo tiền đề giúp cho các biểu tượng Phật giáo Việt Nam được ứng dụng nhiều hơn, sâu sắc hơn trên các sản phẩm của làng nghề truyền thống mà vẫn đảm bảo truyền tải được ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam. Đây là trọng trách nhằm lan tỏa giá trị truyền thống của Phật giáo, hun đúc tinh thần Bát Nhã, vừa bảo tồn, vừa phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp của Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại.

Chúng ta cần phải nhận diện biểu tượng Phật giáo và các hình thức thể hiện của các biểu tượng Phật giáo.

Những nhận định mang tính khoa học

Tại hội thảo khoa học: “Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam” mới được tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố Cổ (Hà Nội), những giá trị văn hóa của biểu tượng Phật giáo cần được nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa, tinh thần, biểu tượng… Phật giáo trong đời sống xã hội trước bối cảnh văn hóa truyền thống đang bị mai một vì làn sóng văn hóa ngoại lai. Nhiều thành phần trong làn sóng ấy sở hữu giá trị thực dụng, tầm thường, thậm chí phản cảm, nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc.

Chúng ta cần phải nhận diện biểu tượng Phật giáo và các hình thức thể hiện (1); Thực tiễn ứng dụng tinh thần và biểu tượng Phật giáo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên sản phẩm của các làng nghề ở Việt Nam hiện nay (2); Nêu các đề xuất, giải pháp phát huy, lan tỏa tinh thần, giá trị của Phật giáo trong đời sống xã hội thông qua các sản phẩm của làng nghề Việt Nam hiện nay (3).

Ở nhóm chủ đề thứ I, tham luận của Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nhật Từ về Khái quát biểu tượng Phật giáo và Phó giáo sư Tiến sĩ Ngô Văn Doanh Về những biểu tượng của Phật giáo đã làm rõ cơ sở, khái niệm các biểu tượng Phật giáo, đồng thời phác họa tổng quan những biểu tượng Phật giáo. Nhiều tham luận nghiên cứu sâu sắc và mang tính liên ngành về biểu tượng, kiến trúc, giá trị lịch sử – văn hóa của di tích, di vật đã được gửi đến hội thảo như: Chùa Báo Ân thời Trần – Một trung tâm Phật giáo vùng ngoại vi Thăng Long – Hà Nội (TS. Nguyễn Văn Đoàn), Mấy suy nghĩ về biểu tượng Phật giáo qua những di vật khảo cổ phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (TS. Nguyễn Quang Hà), Biểu tượng của Bồ tát Di Lặc với tín ngưỡng văn hóa dân gian người Việt (Nghiên cứu sinh Ni sư Thích Đồng Hòa), Biểu tượng Phật giáo qua di sản văn hóa Phật giáo tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hoan), Biểu tượng Hộ pháp khuyến thiện – trừng ác trong các ngôi chùa Bắc bộ Việt Nam (Tiến sĩ Đặng Thị Phong Lan), Đề tài Phật giáo trên tranh khắc gỗ và tranh gương cung đình thời Nguyễn (Thượng tọa Thích Không Nhiên), Dấu ấn Phật giáo trên di sản gốm sứ cổ Việt Nam (Cư sĩ Trần Đình Sơn)…

Nếu không có góc nhìn và phương hướng giải quyết thực trạng nói trên thì không những không giúp lan tỏa, phát huy tinh thần, giá trị, ý nghĩa tích cực của Phật giáo mà còn khiến cho những biểu tượng bị hiểu sai lệch giá trị, đôi lúc phản cảm.

Ở nhóm chủ đề thứ II, các tác giả gửi tham luận đã khái quát hóa và cụ thể hóa được thực tiễn ứng dụng tinh thần và biểu tượng Phật giáo. Đặc biệt, thông qua các tham luận trình bày, các nhà nghiên cứu thống nhất về nhận định “kiến trúc, biểu tượng Phật giáo ở nước ta thấm đượm hồn dân tộc, thực sự là quốc hồn, quốc túy, có sức sống mãnh liệt theo năm tháng”. Các tham luận còn nghiên cứu sự phát triển của nghề thủ công mỹ nghệ với tiến trình phát triển Phật giáo Việt Nam, qua đó thấy được sự ứng dụng biểu tượng của Phật giáo trong ngành thủ công mỹ nghệ. Những tham luận xoay quanh nhóm chủ đề thứ II gồm: Duyên khởi các biểu tượng chùa Pháp Hoa (Thượng tọa Thích Thọ Lạc), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam thấm đượm hồn dân tộc (Hòa thượng Viên Minh), Các nghề thủ công trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam (GIáo sư tiến sĩ  Trương Quốc Bình), Nghiên cứu ứng dụng tinh thần biểu tượng hoa sen Phật giáo trong các làng nghề truyền thống Việt Nam (Thượng tọa Tiến sĩ Thích Phước Đạt), Tinh thần và biểu tượng Phật giáo đối với sự phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống (Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc), Tượng Di Lặc Trung Hoa với các làng nghề Việt Nam (Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế)…

Nhóm chủ đề thứ III đề xuất và nêu kiến nghị để phát huy giá trị Phật giáo trong nghề thủ công mỹ nghệ. Các tham luận như: Vài ý về giá trị tinh thần và biểu tượng Phật giáo trên sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam (Hòa thượng Thích Huệ Thông), Nghề khắc in mộc bản với việc bảo lưu giá trị Phật giáo Việt Nam (Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Hương, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh), Nghệ thuật Phật giáo trong nền văn hóa Óc Eo ở miền Nam Việt Nam và tiềm năng phát triển trong đời sống đương đại (Lê Thị Liên),… đã đề xuất cần có sự tiếp cận đồng bộ từ phía nghệ nhân/làng nghề thủ công (thấm đượm tinh thần, triết lý Phật giáo), từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tư vấn, định hướng việc ứng dụng biểu tượng Phật giáo) và các cơ quan/ban ngành (có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời).Hội thảo đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học, xác định, nhận diện những giá trị văn hóa Phật giáo, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam, lan tỏa giá trị Phật giáo tốt đẹp trong đời sống xã hội, đặc biệt hữu ích cho việc ứng dụng biểu tượng Phật giáo đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ nước ta hiện nay.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập