Hoằng pháp trong thời đại công nghệ 4.0

Đã đọc: 705           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong thời đại công nghệ 4.0, ai cũng có thể là phóng viên, là hoằng pháp viên, là thính giả và hoạt động ở mọi nơi, mọi thời gian, chỉ cần có điện thoại thông minh. Do đó các nhà hoằng pháp phải tự khẳng định mình, là người chuyên môn từ kim khẩu nói ra những lời chuẩn mực đúng như Pháp

Bậc Cổ đức nói: “Đạo tại nhân hoằng”. Đức Phật trải suốt 49 năm tùy căn cơ của chúng sinh mà Ngài đã tùy duyên dùng thiện xảo phương tiện mà thuyết pháp giúp cho những người có duyên với Phật pháp đều vượt qua khổ đau và đạt được giác ngộ, giải thoát.

Ngày nay chúng ta “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai”. Trách nhiệm và bổn phận của đệ tử Phật là phải noi gương Ngài mang ánh sáng từ bi trí tuệ tới muôn nơi, tới mọi đối tượng, mọi giai tầng trong xã hội không nên phân biệt trong nước hay ngoài nước. Vì hiện nay là thế giới phẳng không còn chia tách về không gian và thời gian. Điều cốt lõi của người hoằng pháp là “Tồi tà, hiển chính” giữ gìn nền văn hóa đạo đức cho nhân loại nói chung và cho đất nước ta nói riêng trước nạn văn hóa bị xâm thực. Vì đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở cửa, có nhiều gió mới, tốt đẹp song cũng có nhiều gió xấu, ruồi, muỗi, nhiều nếp sống, văn hóa độc hại ảnh hưởng nhiều tới thuần phong, mỹ tục của nhân dân và Phật tử.

Theo thông tin đại chúng thì 90% người Việt Nam có điện thoại, ở nông thôn 60%, ở thành phố lớn tới 94% và 84% người trẻ có điện thoại thông minh. Họ dùng nó để trao đổi, để phát trực tiếp hoặc nghe giảng pháp ở mọi lúc, mọi nơi. Mỗi người là một phóng viên, một hoằng pháp viên, tuyên truyền viên làm cho ổn đinh xã hội, phát triển kinh tế, đó là những điều tích cực. Song con dao hai lưỡi này cũng cực kỳ nguy hiểm. Nếu chủ nhân của những điện thoại thông minh này ăn phải các món độc hại, như những tư tưởng xấu, những bài pháp sai lạc dẫn dắt thì nguy hại không lường. Vì họ như tờ giấy trắng đã bị bôi đen thì khó mà vẽ màu khác vào được. Chính tôi được nghe các Phật tử cãi nhau về Đại thừa và Tiểu thừa. Họ cho rằng Phật giáo nguyên bài xích pháp môn Tịnh độ, hủy báng Đức Phật A Di Đà. Họ không biết rằng các pháp môn tu chỉ là phương tiện. Hòn đá to và nặng nhờ có thuyền vận chuyển nó vẫn qua được sông, hạt cát dù nhỏ bé nhưng không có phương tiện chuyển tải thì nó mãi mãi vẫn nằm ở đáy sông.

Trách nhiệm và bổn phận của đệ tử Phật là phải noi gương Ngài mang ánh sáng từ bi trí tuệ tới muôn nơi, tới mọi đối tượng, mọi giai tầng trong xã hội không nên phân biệt trong nước hay ngoài nước.

Ngay Tổ Đệ Nhất phái Trúc Lâm Yên Tử, Ngài đã khẳng định trong Cư trần lạc đạo phú:

“Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương.

Di Đà ấy tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.”

Như vậy, các pháp môn tu chỉ là các pháp đối trị, là phương tiện mang sáu căn cọ xát với 6 trần. Phật là thầy thuốc giỏi tùy bệnh mà cho thuốc, bệnh nào thuốc ấy, thuốc nào cũng tốt. Chúng sinh có nhiều bệnh lựa lấy thuốc hợp với bệnh của mình, uống đúng cách là khỏi bệnh, là giác ngộ, giải thoát, đó là thuốc hay.

Trong kinh Pháp hoa huyền tán, Ngài Đại sư Khuy Cơ dạy cho người hoằng pháp phải khéo léo dùng bốn nhiếp pháp và vận dụng phương tiện để giáo hóa chúng sinh gồm các bước sau:

Bố thí: Có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Pháp thí là cao quý nhất, nhưng phải cho họ ăn no rồi mới cho ăn pháp vị.

Ái ngữ: Vị pháp sư phải nói những lời khiến người nghe vừa ý, thật thà chân thành, đúng như đạo pháp, ý nghĩa tách bạch; không hề cau có, tươi cười mà nói, gửi lời thăm hỏi, an ủi bảo ban, thảy đều thích nghi. Thấy ai tiến bộ thì tỏ lời chúc mừng. Thuyết giảng về giáo lý Phật pháp thường xuyên làm lợi ích tốt đẹp cho người.

Đối với kẻ thù oán mình, cũng đều khởi lên các ý nghĩ trong sạch. Đối với kẻ cực kỳ ngu si thì thề quyết trừ mối nghi hoặc cho họ. Đối với chân phúc điền, mọi hành động tà ác, xúc xiểm, dối trá đều không hiềm thù, giận ghét mà tu hạnh ái ngữ.

Đối với những người lành, bản tâm đã điều phục thì thuyết cho họ Đế Pháp. Đối với những kẻ hay phóng dật thì dạy cho họ để họ xuất ly. Người nào có điều nghi hoặc thì giảng giải bàn bạc với họ để họ biết quyết định lựa chọn cho đúng. Y vào Tứ tịnh ngữ, khởi Bát thánh ngữ.

Lợi hành: Nhờ dùng ái ngữ nên trước hết đã chỉ ra đạo lý đúng đắn. Tùy theo chỗ sở học mà dùng tâm từ bi vô nhiễm để khuyên nhủ, dìu dắt, điều phục, an xử, xây dựng cho chúng sinh khiến họ thu được cái lợi trước mắt là được Tài vị, cái lợi sau này là xuất gia và cái lợi mọi mặt là lìa dục, khinh an, giải thoát.

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão, ai cũng có thể là phóng viên, là hoằng pháp viên, ai cũng là thính giả và hoạt động ở mọi nơi, mọi thời gian, chỉ cần có một cái điện thoại thông minh.

Những kẻ thân cận bạn ác, chưa trồng thiện căn, tham trước tài vị lớn, cực kỳ phóng dật, những người ngoại đạo thiên chấp tà kiến phỉ báng, thường khởi 8 triền, 10 nghiệp ác. Đối với hết thảy mọi kẻ đó Bồ Tát pháp sư đều có thể khai thị, làm cho được giải thoát. Khởi tâm đại bi, dẫu bị khổ lớn, tâm không mỏi mệt, lại càng hoan hỷ. Dẫu có vị tài bậc nhất nhưng tự mình khiêm nhún như kẻ tôi tớ, như Chiên Đà La, như người con hiếu không nhiễm trần, không giả dối, cái tâm từ mẫn thành thực thương xót mãi mãi chẳng sinh thoái chuyển.

Đồng sự: Để thực hiện được nghĩa lợi hành ấy, nếu khuyên người khác học thì cũng tự mình tu học. Dạy cho người khác cùng làm những việc mình đã tu hành, thiện căn kiên cố, chẳng sinh thoái chuyển khiến họ nghĩ rằng:

Những điều dạy cho ta đây nhất định là có lợi lạc, vì vị đó tự mình cũng làm. Chẳng thế thì họ sẽ nói: “Bản thân người đã chẳng tốt, thì làm sao mà dạy nổi ta! Người hãy cứ đi mà học hỏi người khác về việc này”. Cho nên cần phải tự mình làm!” (Trích trong kinh Pháp Hoa Huyền Tán, Nxb. Tôn giáo, dịch giả Thích Chân Thường trg. 238 – 239).

Vị pháp sư với những hành động lợi tha bằng thân giáo, khẩu giáo của tứ nhiếp pháp này đã bao gồm cả muôn hạnh, là những chuẩn mực cho một vị pháp sư lên tòa giảng; Những bài pháp như vậy chuyển tải đầy đủ tinh thần giáo lý của Đức Phật, không bị méo mó sẽ được nhiều người đón nhận như món thượng vị. Họ rất sáng suốt lựa chọn, họ sẽ loại bỏ các món ăn không hấp dẫn và có thể có cả độc hại nữa.

Qua thực tế chúng tôi được tiếp kiến các vị chức sắc, các vị tín đồ tôn giáo bạn, họ vẫn thường xuyên nghe giảng Phật pháp trên mạng. Hoặc có nhiều vị không phải là Phật tử, không có điều kiện tới chùa mà vẫn nghe giảng đều đặn vào buổi tối hoặc thời gian rảnh trong ngày. Họ cũng than phiền rằng cùng một vấn đề mà vị pháp sư này nói có, vị kia lại nói không, chúng con chẳng biết tin vào đâu? Chúng tôi rất khó trả lời họ mà chỉ khuyên họ theo Phật dạy: “Đừng vội tin bất kỳ ai nói gì, mà phải kiểm nghiệm qua VĂN, TƯ, TU”. Giáo pháp của Phật chỉ là phương tiện đưa người ta tới bờ giác ngộ mà thôi.

Vị pháp sư phải nói những lời khiến người nghe vừa ý, thật thà chân thành, đúng như đạo pháp, ý nghĩa tách bạch; không hề cau có, tươi cười mà nói, gửi lời thăm hỏi, an ủi bảo ban, thảy đều thích nghi. Thấy ai tiến bộ thì tỏ lời chúc mừng. Thuyết giảng về giáo lý Phật pháp thường xuyên làm lợi ích tốt đẹp cho người.

Tóm lại, trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão, ai cũng có thể là phóng viên, là hoằng pháp viên, ai cũng là thính giả và hoạt động ở mọi nơi, mọi thời gian, chỉ cần có một cái điện thoại thông minh. Do đó các nhà hoằng pháp chuyên nghiệp phải tự khẳng định mình, là người chuyên môn, là người chuyên trách từ kim khẩu nói ra những lời chuẩn mực đúng NHƯ PHÁP làm chỗ nương tựa cho ĐẠI CHÚNG sẽ tồi tà, hiển chính, không cần bàn cãi hơn thua.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập