Tấm lòng anh Út với người nghèo
Chị Lê Thị Liên (ngụ ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) xúc động kể về ân nhân của mình, người đã giúp gia đình chị vượt qua cùng cực, đói nghèo “…tuy không có bà con gì nhưng nghe gia đình tôi gặp khó, chồng và con đều lâm bệnh hiểm nghèo, anh Út đã đến giúp đỡ tiền chữa trị và cho hai mẹ con tui vô làm ở cơ sở chế biên bông súng của anh, mỗi tháng hai mẹ con cũng kiếm được 5 đến 6 triệu, tui rất mang ơn anh Út…”
Người mà chị Liên kể với tấm lòng trân trọng, biết ơn là anh Võ Văn Út, 44 tuổi, chủ cơ sở chế biến bông súng, bắp chuối, chuối buồng và thu mua cừ tràm, bạch đàn mang tên “ Út Mười Hai”. Nhà nghèo, anh em đông ngay từ tấm bé, anh Út đã sống rất thiếu thốn, cơ cực, làm đủ nghề để mưu sinh tiếp giúp kinh tế gia đình.
Năm 25 tuổi sau thời gian tích lũy nguồn tiền từ làm thuê, anh đã sắm sửa được một chiếc ghe để thu mua nông sản xung quanh xã rồi chuyển ra chợ huyện, tỉnh bán. Do tính cần kiệm, cởi mở nên việc làm ăn thuận lợi, anh dành dụm để mua máy cuốc để làm dịch vụ vận chuyển thuê, mua thêm đất sản xuất và nhiều dịch vụ khác.
![]() |
Anh Võ Văn Út
|
Điều đáng quý ở anh là việc sẵn sàng giúp đỡ bà con chòm xóm khi có hữu sự, giúp nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có đầy đủ tập sách, quần áo đến lớp, đến trường, không dở dang chuyện học.
Nắm bắt được nguồn lao động nông nhàn tại địa phương đa số là lao động nữ nghèo, không đất sản xuất, trình độ văn hóa hạn hẹp. Cạnh đó nhiều nông dân trồng bông súng bị thương lái ép giá, anh đã hình thành cơ sở sản xuất, chế biến bông súng tạo việc làm cho 20 lao động với nhiều công đoạn khác nhau.
Nếu như lao động nam có nhiệm vụ đến tận vườn của người bán để thu mua, vận chuyển bông súng bằng các vỏ lãi về cơ sở thì các lao động nữ đảm nhiệm công việc: rửa sạch, cắt bông, cắt khúc, làm đẹp, vô túi ni lông, mỗi túi 10kg cọng.
Nếu như lao động nam có nhiệm vụ đến tận vườn của người bán để thu mua, vận chuyển bông súng bằng các vỏ lãi về cơ sở thì các lao động nữ đảm nhiệm công việc: rửa sạch, cắt bông, cắt khúc, làm đẹp, vô túi ni lông, mỗi túi 10kg cọng.
Hiện nay bình quân mỗi lao động nữ có mức thu nhập từ 2.5 đến 3 triệu đồng/người/tháng tùy theo sản phẩm làm ra; lao động nam từ 3,6 đến 6 triệu tùy thuộc chất lượng hoàn thành công việc.
Chị Trần Thị Lê , lao động đang làm việc tại đây phấn khởi nói “…từ lúc vô làm ở đây, đời sống gia đình bớt khó khăn, công việc có suốt tháng lại không mấy nặng nhọc, khó khăn, tui rất mừng…”
Anh Võ Văn Út cho biết thêm hiện nay giá thu mua bông súng tại vườn là 12.000 đồng/bó, mỗi bó 50 cọng có chiều dài từ 1,2 đến 1,7 mét kể cả bông; 7.000 đồng/bó có chiều dài 0,7 đến 1,2 mét. Hình thức thanh toán tiền mặt tại chỗ nên rất được người bán ưa chuộng.
![]() |
Cơ sở gia công bông súng của anh Út
|
Bà Lê Thị Sáu, ngụ xã Phương Bình phấn khởi nói “…bán bông súng cho chú Út rất thoải mái vì được giá cao, trả tiền liền, mua bán tại vườn nên khỏi phải vận chuyển tốn công, không bị ép giá như trước vì chú Út giao trực tiếp cho thương lái…”.
Anh Út cho biết “…ngoài việc tạo kinh tế cho gia đình, tôi rất mong muốn có thêm nguồn thu nhập cho lao động nghèo địa phương, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu bông súng vốn được thiên nhiên ưu đãi và đưa thương hiệu bông súng tím sen Lung Ngọc Hoàng đảm bảo an toàn thực phẩm đến với mọi miền đất nước. Cạnh đó tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn khi có yêu cầu. Đó cũng là niềm hạnh phúc của bản thân…”.
Tấm gương luôn biết sống vì mọi người, hết lòng giúp đỡ người nghèo, biết phát huy và đưa ra thương trường loại đặc sản rất riêng của quê hương là loại bông súng Đà Lạt tím than của anh Võ Văn Út thật đáng trân trọng.
Các bài mới :
- Tinh thần chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Bích Liên - Thích Trí Hải Thích nữ Lệ Nhiên
- Bảy ngày sư ông Thích Trí Tịnh biết trước mình sẽ vãng sinh Thị Giả Hoằng Thạch
- Quan điểm Chân như – Phật tánh trong tác phẩm Tham Đồ Hiển Quyết của thiền sư Viên Chiếu SC. Thích Nữ Trung Ý
- Hình Ảnh Sư Tử Kiên Thệ Và Đường Hướng Tu Tập Của Huynh Trưởng Và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tuệ Quý – Phước Châu
- Hoằng pháp hôm nay chiếu từ chất điểm thời đại công nghệ 4.0 TT.TS. Thích Nguyên Đạt
Các bài viết khác :
- "Bản sắc hóa" pháp phục Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Các điểm cộng văn hóa của TT. Obama tại Việt Nam Thích Nhật Từ
- Chánh ngữ trong Phật giáo Tâm Minh
- Phật Giáo Quảng Bình và những vấn đề Minh Mẫn
- Suối Tào Khê Thích Trung Nghĩa
- Hệ số bảo hiểm của... Người Tu ! Công Nguyễn
- Đi tu có phải một nghề? Hồng Minh (Báo Pháp luật và Thời đại)
- Phỏng vấn TT. Thích Nhật Từ về ăn mặn, uống rượu, trang phục tùy tiện và phát ngôn bừa bãi Xuân Hoa (Báo Pháp luật và Thời đại)
- Thực Trạng Tín Đồ Phật Giáo Hiện Nay Trương Hoàng Minh
- Sinh hoạt Phật giáo Minh Mẫn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)