Một Cách Để Đi Vào Đời

Đã đọc: 2253           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Ảnh minh họa

Từ thuở sơ khai Đức Phật thuyết Kinh, thuyết giáo mục đích để hướng dẫn chúng sanh từ khổ đau cuộc đời đạt được niết bàn an lạc. Và trong Kinh sách Nguyên thủy ta không thấy có một Khoa nghi cúng tế nào mà chư Tăng thời ấy thực hiện. Nhưng trong Phật sử ta thường thấy Đức Phật và chư Tăng nhận lời các Cư sĩ đến nhà thọ trai và sau buổi cúng dường đó Đức Phật thường thuyết pháp cho các Cư sĩ nghe để tu tập.

Theo dòng lịch sử, những phương tiện hoằng hóa độ sanh xuất hiện, dần dần các Nghi thức được chư Tổ biên soạn và ứng dụng với mục đích chuyển tại giáo lý trong các buổi pháp sự kỳ an, kỳ siêu…. Không thể Phủ nhận những giá trị cao quý hàm chứa trong Nghi lễ Phật giáo, đó là một kho tàng Giáo lý, Văn học, Nghệ thuật Thiền nhạc….

Trong thời buổi hiện nay, còn những nhận định chưa đúng mức và có phần sai lệch đối với những Pháp sự trong Phật giáo. Chư vị Tôn túc đạo hạnh ứng dụng một cách khéo léo Nghi lễ để truyền đạo và hướng dẫn Phật tử tu tập, vẫn mang lại hiệu quả và lợi lạc cho quần sanh. Bên cạnh đó, còn một vài ý kiến chỉ trích vì còn đang mắc kẹt trong thiên kiến. Để hài hòa trong việc ứng dụng Nghi lễ ta cần lồng ghép những Buổi thuyết pháp trong các Pháp sự.

Đối với việc kỳ an trong các Pháp sự, sau khi chư Tăng gia trì nghi lễ cầu nguyện, cần có một Thời pháp ngắn cho các Cư sĩ, chủ đề là những phương pháp thực hành theo Đạo Phật để có một cuộc sống an lạc hạnh phúc đúng nghĩa.

Quan trọng nhất là trong khi làm Pháp sự kỳ siêu trong Tang lễ. Bởi lúc các Cư sĩ có người thân qua đời, là lúc bi thương nhất. Trong sự đau đớn tột cùng ấy, cần có những lời an ủi của chư Tăng.  Chư Tăng phải tuyên thuyết những giáo lý vô thường, vô ngã của Đạo Phật để làm cho Tang quyến vơi bớt đau buồn, cân bằng tâm lý, Và chính lúc ấy họ dễ đến gần với Đạo Phật nhất vì cần có một chỗ tựa nương. Rõ ràng, các gia đình có sự kính mến đối với Đạo Phật mới thỉnh mời chư Tăng đến làm lễ siêu độ, nhưng trong thực tế, vẫn có những người thỉnh mời theo tục lệ, vì muốn cho Tang Lễ được đầy đủ các chương trình, và có khi họ chỉ biết theo hình thức, nhưng chưa thực sự đến với Đạo Phật bằng sự hiểu biết giáo lý.

Nghi lễ Thuyết linh ( Thuyết pháp trong lúc siêu độ hương linh) cần được phổ biến. Thực tế việc thuyết linh không phải đặc thù của Nghi lễ vùng miền. Nhưng chỉ có Phật giáo xứ Huế ( hoặc Phật giáo các tỉnh có ảnh hưởng nghi lễ Huế) là có Nghi thức thuyết linh trong lễ Tịch điện. Trong nghi thức Tịch điện đúng theo nghi lễ Huế cần có các nghi thứ tiết như: cúng Thí thực, Tịch điện, Bạch Phật, trì Chú Phổ Am, Thuyết Linh…. Tuy nhiên, tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có thể thực hiện nghi thức này. Nếu chư Tăng không phải là một vị có trình độ tán tụng cao, thì có thể cùng Phật tử tụng một thời kinh kỳ siêu, sau đó thỉnh linh đến trước bàn Phật và thuyết pháp độ linh. Trong thời thuyết pháp độ linh này cần có hai phần một phần vị Pháp sư giúp cho Hương linh hiểu về sự vô thường, vô ngã để được chánh niệm, bên cạnh đó còn phải giảng giải cho Tang quyến nghe về bản chất của cuộc đời, và những việc cần làm để giúp ích cho Hương linh và để chuyển hóa cuộc đời….

Trong buổi lễ này, thính chúng của chư Tăng không chỉ đơn thuần là Hương linh và Gia đình Tang quyến mà còn là các vị hàng xóm, thân hữu, và tất cả những người có mặt trong Lễ tang. Chúng ta mặc nhiên có một Buổi thuyết pháp long trọng, mà thời thuyết pháp này dễ diễn ra thường xuyên và hiệu quả truyền đạo rất cao. Nói như Pháp sư Thánh Nghiêm phải xem lúc lâm chung là một Phật sự quan trọng của đời người. ( Lâm chung tức là giai đoạn khi người bệnh gần mất và sau khi qua đời).

Trong các pháp sự tổ chức tại Chùa như Đàn tràng Dược Sư, Đàn tràng Chẩn tế cần tổ chức những Buổi thuyết pháp, và những bài ý nghĩa của pháp sự dán trong khu vực đàn tràng để những người tham sự hiểu rõ việc mình đang làm, và không rơi vào sự cầu cúng, van xin thuần túy.

 Những Đàn tràng chẩn tế nếu Nghi lễ vùng miền của chúng ta không có lễ Bạt độ. Thì chúng ta có thể tổ chức Lễ phóng Liên đăng, Thuyết linh. Lễ phóng Liên đăng tức là thắp những ngọn đèn nến hình hoa sen để cúng dường chư Phật, và thuyết pháp để âm dương đều được lợi lạc. Nghi lễ này, giúp cho pháp sự thêm màu sắc, thêm sự trang nghiêm, và chuyển tải được thêm nhiều thông điệp giáo lý cho những người tham dự. Và đó là sự ứng dụng một các thiện xảo Nghi Lễ Phật giáo trong các pháp sự ở thời đại hiện nay, và góp phần đưa đạo phật thực sự đi vào cuộc đời.

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập