Rằm tháng Giêng

Đã đọc: 4867           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược sư, khai kinh và tụng kinh Dược Sư khuyên các Phật tử cùng tụng niệm hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc.

“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”

Rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên là một lễ hội cổ truyền của dân tộc, vào ngày 15 (rằm) tháng Giêng Âm lịch.

Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Phật đản Rằm tháng Tư), ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) và ngày Pháp Bảo (rằm tháng Giêng). Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo

Ngày xưa, thời phong kiến, rằm tháng Giêng, chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua mở hội họp các Trạng Nguyên để thết tiệc và mời vào  Thượng Uyển ngắm hoa, thưởng ngoạn cảnh, làm thơ…

Theo truyền thuyết, tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày rằm tháng Giêng, theo thường lệ, mỗi năm vào ngày rằm tháng Giêng,  vua Hán Văn  ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng Giêng làm ngày tết Nguyên Tiêu.

Về cội nguồn của tết Nguyên Tiêu, theo truyền thuyết dân gian có rất nhiều cách giải thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau tết Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, làm thế nào để ra  gặp mặt cha mẹ? Đông Phương Sóc nhiều trí thông minh  khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách  giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ. Bước đầu tiên của Đông Phương Sóc tung tin,  hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến  trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Sau đó Đông Phương Sóc  hiến kế với vua Hán Vũ, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả  thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần. Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng mỗi năm đều phải treo đèn lồng.

Còn có truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian . Trước sau ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày rằm tháng Giêng , bà con nông dân  ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.

Theo Kinh pháp cú 183.

Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá, tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày rằm tháng Giêng, 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi chung quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo. Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ đề, đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara nhập diệt.…

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, rằm tháng Giêng ở Việt Nam trở thành một trong ba ngày Rằm lớn của dân tộc: Lễ Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Lễ  Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và Lễ  Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Ngày rằm tháng Giêng,  nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược sư, khai kinh và tụng kinh Dược Sư khuyên các Phật tử cùng tụng niệm hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc.

Đêm rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng ". Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ…Ngày nay, rằm tháng Giêng đã trở thành ngày hội sinh hoạt của các Hội thơ, Câu lạc bộ thơ… ngày sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc thấm đẩm chất nhân văn…

Trí Bửu- Tháng 02.2014

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.47

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập