Phỏng vấn nhanh Sư cô Thích Nữ Diệu Quang : Võ thuật nơi cửa Phật

Đã đọc: 6107           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

LỜI GIỚI THIỆU: Không biết võ thuật có từ khi nào và người ta sáng lập và tập võ thuật vì điều gì đây? Trên thực tế - võ thuật có rất nhiều tông phái bao gồm những tinh hoa nổi bật đặc trưng được truyền dẫn tiếp nối qua nhiều thế hệ. Tại Việt Nam, các tỉnh phái Bắc - do nhận định phong kiến cổ hủ cho rằng con gái học võ đánh chồng…, cho nên nữ giới thích học võ gặp rất nhiều khó khăn. Vượt qua định kiến lu mờ đó, đồng thời do nhân duyên xuất gia nên cô gái trẻ ngày nào giờ đã là một vị võ sư, không chỉ dậy võ - Sư Cô Diệu Quang còn kết hợp giáo lý nhà Phật hướng thiện cho các em võ sinh.

Hoa Sen Gió: Kính bạch sư cô, xin sư cô giới thiệu vài nét về bản thân?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Tôi pháp hiệu: Thích Nữ Diệu Quang, thế danh tên: Nguyễn Thị Vần, sinh năm 1981. Quê quán: Thái Bình.

Hiện nay tôi đang tu học tại: Quan Âm Tu Viện - số 384 - đường Trường Sa - phường 2- quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

 

Hoa Sen Gió: Nhân duyên nào đã khiến cô xuất gia và học võ? Hiện nay cấp đẳng của sư cô đạt đến trình độ nào?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông tại quê hương “Năm Tấn” (Thái Bình) miền Bắc nước Việt, trong sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ và chị em. Từ nhỏ, tôi đã ham thích môn võ thuật, nhưng vì nơi tôi sinh ra lại ít chỗ dậy, và một phần nữa là định kiến của xã hội về con gái thì học võ để làm gì? Nên niềm đam mê kia phải bị mai một.

Vốn dĩ dòng họ có rất nhiều người đi xuất gia, nên tôi cũng được hướng đạo từ nhỏ. Năm 13 tuổi, tôi đã vào chùa công qủa (chỉ hơn một năm) - qua lời kinh tiếng kệ, mặc dù chưa hiểu nhiều nhưng tôi cảm thấy mình có nhân duyên với chốn thiền môn, tôi quyết định quay trở về nhà xin cha mẹ cho đi xuất gia, tu học. Được sự đồng ý của gia đình, ngày 20 - 07 - 1994 tôi trở thành vị tu sĩ, cuộc đời tôi đã bước sang một bước ngoặc mới.

Nuôi dưỡng tinh thần đam mê võ thuật từ nhỏ và tôi tự nghĩ sự tu hành cũng cần có sức khỏe tốt, đây cũng là cách rèn luyện lòng kiên trì, tính nhẫn nại và theo các võ tăng Thiếu Lâm tự (Trung Quốc) cũng được gọi là kungfu. Năm 1998, tôi đã mạnh dạn xin phép Bổn sư để đi học võ.

Môn phái tôi học là Trung Sơn Võ Đạo, do Thượng Tọa: Thích Thiện Tánh làm Chưởng Môn, người đời còn gọi Ngài với một cái tên thân thiện là Trưởng môn phái Thầy Mai Văn Phát, Thầy đã viên tịch ngày 09 - 11 năm Đinh Sửu (08 - 12 - 1997), nên tôi không có nhân duyên được học trực tiếp từ thầy. Tại Tổ đường Trung Sơn Võ Đạo, số 71/39 đường Trần Khắc Chân - phường Tân Định - quận 1, trong qúa trình học - tôi đã được sự dậy giỗ tận tình của võ sư Phạm Ngọc Hùng và từ đó cho đến nay sự hiểu biết và kỹ năng của tôi cũng lớn dần theo ngày tháng. Hiện tại, tôi đã đạt được cấp 17/18, gọi là Huấn Luyện Viên Cao Cấp.

 

Hoa Sen Gió: Thưa Sư Cô, lớp võ thuật tại Quan Âm Tu Viện được thành lập từ ý tưởng nào? Có bao nhiêu võ sinh đang theo học?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Mang danh là đệ tử của đấng Đại Từ, trong lòng tôi luôn suy nghĩ làm sao để có nhiều cơ hội tiếp cận với giới trẻ, vì giới trẻ là nền tảng tương lai của đất nước, mà cũng là của Đạo Pháp, nên - nếu các em có sức khỏe tốt thì học tập tốt, lại thêm hướng thiện, thì qủa là một phúc lạc cho đạo lẫn cho đời. Trong xu hướng hiện nay, giáo dục về đạo đức đang dậm chân, so với đà tiến triển quá nhanh của văn minh vật chất. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng bởi giới trẻ chạy theo công nghệ thông tin nhiều hơn là trao dồi đạo đức. Vì thế, tôi thiết nghĩ sao mình không đem sở nguyện này để tiếp cận với các em qua con đường võ thuật, qua đây ta có thể đem đạo vào đời, giúp một phần nhỏ của mình vào xã hội.

Lớp võ được thành lập vào đầu tháng 06 - 2008, và lấy ngày 20 - 11 là ngày lễ truyên thống của lớp. Từ nhóm nhỏ, tôi đã dần dần đem giáo lý Đạo Phật vào qúa trình dậy, cho đến nay đã có khoảng hơn 60 võ sinh, 40 võ sinh luyện tập thường xuyên. Đa số các em đã quy y tam bảo, (một số em là gia đình có truyền thống là Thiên Chúa Giáo), nhưng đã quy y theo Phật và các em còn hướng dẫn cha mẹ quy y theo đạo Phật nữa.

 

Hoa Sen Gió: Xin Sư Cô cho con biết rõ chương trình võ học và quy trình sinh hoạt?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Đây là những sinh hoạt nội bộ của lớp:

Các võ sinh từ 07 tuổi trở lên, có đầy đủ lục căn, thể trạng bình thường, có thể đăng ký học.

*Đặc biệt tất cả các võ sinh đều được học miễn phí.

Một tuần có bốn buổi tập vào thứ  2 - 4 - 6 - chủ nhật: Thời gian tập từ: 19h45 đến 22h. Một năm thi thăng cấp đai 02 đợt, vào giữa năm và cuối năm.

Chương trình võ học bao gồm có 05 bậc - 18 cấp.

Bậc 1:  Đai đen gồm có 4 cấp

Bậc 2:  Đai xanh gồm có 4 cấp

Bậc 3:  Đai đỏ gồm có 3 cấp (hướng dẫn viên)

Bậc 4:  Đai vàng gồm có 5 cấp (hướng dẫn viên trung và cao cấp)

Bậc 5:  Đai trắng gồm có 2 cấp (hướng dẫn viên cao cấp)

Chiều chủ nhật hàng tuần có buổi dậy giáo lý để các võ sinh thấm nhuần giáo lý Phật giáo. Những tháng hè các võ sinh được tham gia học miễn phí các buổi như: Anh văn, Vẽ nghệ thuật, giáo lý, làm hoa thủ công….. Qua các đợt thi Giáo Lý, các em đạt được những thành tích như: Giải nhất và giải ba cấp quận, điểm cao trong cuộc thi cấp thành phố. Ngoài ra, các em cũng đã từng đi dậy cách làm hoa cho những trẻ mồ côi ở Mái Ấm Linh Quang - Đồng Nai.

Trên tinh thần từ bi của đạo Phật, tôi thường xuyên tổ chức cho các võ sinh tham gia vào công tác từ thiện từ 3 đến 4 đợt trong một năm, vào các dịp, như ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu, Tết Nguyên Đán, để các em góp một phần công đức bé nhỏ của mình vào những buổi giao lưu văn nghệ, biểu diễn võ thuật, cùng chia sẻ với các em có hoàn cảnh khó khăn với các em bất hạnh khi không được sống trong tình yêu thương của cha mẹ…..Mỗi buổi đi về các võ sinh viết bài cảm nghĩ chia sẻ và suy nghĩ về chính bản thân mình.

 

Hoa Sen Gió: Kỳ thi trong năm 2012, thời gian và địa điểm được tổ chức tại đâu?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Tôi dự tính tổ chức thi vào ngày 15 & 18 - 11 - 2012. Từ 19h45 đến 22h, tại Quan Âm Tu Viện.

 

Hoa Sen Gió: Sư Cô có lời nhắn nhủ và chia sẻ về võ học nơi cửa Phật ngày nay?

Sư Cô: Thích Nữ Diệu Quang: Khi nói đến võ thì người ta đều nghĩ đến rèn luyện sức khỏe và tự vệ hay tự chủ. Võ thuật không chỉ dừng lại ở đó, mà người học võ được dậy trước hết là biết thị phi phải trái - tôn sư trọng đạo - biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Họ được dậy tính kiên trì - nhẫn nại - sự cần cù - cách đối diện với bạo lực - phát triển sức mạnh và nắm giữ lấy nó - kiềm chế nó trong chính bản thân mình… “Văn dậy người rời xa cái ác, võ dậy người đối diện với nó, thuần dưỡng nó”. Vì thế mà người ta nói: “Võ học phương Đông là một phần của văn hóa”.

Tôi nghĩ sự tu hành rất cần đến sức khỏe tốt để tu học. Trao dồi Giới - Định - Tuệ cho mình là việc chính yếu, nhưng có sức khỏe tốt mới có thể cống hiến nhiều cho Đạo Pháp. Hơn nữa, sống trong xã hội đang phát triển về công nghệ, những thực phẩm, không khí, nước,… đang sử dụng hàng ngày, đều có sự tham gia của hóa chất mà chúng ta không thể ngờ được. Nên - nếu không có sự vận động vừa đủ và thích hợp thì các độc tố ấy không dễ loại trừ, từ đó mà dẫn sinh nhiều tật bệnh hiểm nghèo. Ngay cả tu sĩ, phần nhiều là dùng thực vật thiên nhiên, nhưng cũng không thoát ngoài hệ lụy ấy.

Mặt khác, người thành phố ít vận động hơn vùng quê, người tu hành ở phố thị cũng rất ít vận động hơn so với những người ở đồng quê hẻo lánh, vì họ phải lao động, canh tác ruộng đồng. Vì vậy từ chỗ đó mà tật bệnh cũng có một tỉ lệ rất đáng lo. Tu hành và vận động thường là khó được hài hòa, nhất là tu sĩ thành thị. Vì chính những công việc nhẹ nhàng về trí óc như: tụng kinh, ngồi thiền, học tập, dọn dẹp hay công tác từ thiện…nên thiếu sự vận động toàn thân, nếu không có sự vận động thì khó có sự cân bằng.

Một điều khá quan trọng nữa là theo sự suy nghĩ của tôi, tất cả những môn thể thao đều có thể giúp chúng ta vận động nhưng nó lại có tính tranh đua nên khó thực hiện. Còn võ thuật giúp chúng ta luyện tập những bài quyền, cách vận khí công trong tĩnh lặng hài hòa…vì trong cái động của võ có cái tĩnh - mà tĩnh đó theo triết lý nhà Phật thì đó cũng là Thiền - mà Thiền thì rất điềm nhiên, cho dù phải đối mặt với phong ba bão táp. Những động tác của võ thuật đơn giản, trực tiếp, thực dụng, nó thúc đẩy sự hoạt động của cơ bắp, sắp xếp lại hệ thần kinh. Thông qua hoạt động toàn thân, luyện võ giúp tất cả các cơ quan trong cơ thể con người vận động, từ đó rèn luyện cơ thể, kích thích sự phát triển của tế bào, củng cố thể lực và tinh thần.

Các động tác của võ thuật tùy biên độ động tác có nhanh có chậm, nên mỗi độ tuổi - mỗi giới đều có thể chọn cho mình một môn phù hợp với thể trạng,sở thích của mình mà rèn luyện.

Thần kinh con người rải đề u khắp các bộ phận và cơ bắp, tạo thành hàng vạn đơn vị vận động, nếu các đơn vị vận động không tham gia hoạt động cùng lúc, chẳng thể nào đồng thời phát lực, chỉ có khi tập trung tinh thần, các đơn vị vận động đồng thời hoạt động, người ta mới phát huy được sức mạnh lớn nhất.

Cũng chính vì lý do trên, mà tôi đã vượt qua định kiến đời thường, đeo đuổi ước mơ đến cùng, và hiện tại cũng đã góp được phần nhỏ nào đó vào sự phát triển tương lai, quê hương và Đạo Pháp. Tôi cũng mong rằng môn võ thuật sẽ được phát triển trong chốn thiền môn để qúy thầy, qúy cô được rèn luyện thân thể khỏe mạnh, và xem đó như là một thời kungfu.

*Chúng con xin gửi lời tri ân đến Sư Cô đã dành thời gian phỏng vấn, kính chúc Sư Cô và toàn thể võ sinh luôn an lạc - hạnh phúc và hoằng pháp võ lợi sinh.

 

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT - MA HA TÁT.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
THANG 20/07/2018 00:21:28
CAM ON SU CO VE NHUNG BAI QUYEN RAT HAY.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập