Nhà tu hành kể chuyện ở đảo

Đã đọc: 1860           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Ra tận cửa đông đón chúng tôi, Thượng tọa Thích Tâm Hiện trụ trì chùa Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa) nở nụ cười thật tươi "Các anh vô đây, hôm nay vào đúng mùng 1 sẵn ở lại dùng bữa với các quý thầy nghen”. Dứt lời, thầy nhanh nhẹn dẫn đoàn vào thăm chùa, vừa đi thầy vừa xúc động kể về cuộc sống bình yên nơi đầu sóng, ngọn gió,…

Sớm nay, thầy rảnh hơn vì có thêm anh Cốc - là người dân sống trên đảo qua phụ chùa. Ngày thường, anh Cốc và các hộ dân hay qua lại chùa để phụ giúp các quý thầy nữa, thiện tâm và ấm cúng…

Thưa sư thầy, người dân ở Song Tử Tây đều là Phật tử?

- Thượng tọa Thích Tâm Hiện: Không phải là tất cả, nhưng tôi chứng kiến nhiều hộ dân ở đây đều có thói quen lui tới chùa thắp hương, tụng kinh, niệm Phật vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Một số thì không phải Phật tử, dù vậy họ vẫn thường xuyên tới lễ chùa để cầu hạnh phúc, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Có lẽ đời sống tinh thần phong phú, khoảng cách giữa người dân trên đảo và đất liền ngày càng gần nhau hơn?

- Thực ra nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân ở Song Tử Tây đã hình thành từ xưa rồi. Gần đây khi chùa được trùng tu đã giúp bà con có nơi sinh hoạt tín ngưỡng khang trang hơn, ai nấy đều vui vẻ. Tôi nhớ dạo nộp đơn xin tình nguyện ra đảo trụ trì, lúc đó trong tôi đã nung nấu ý định khi được ra đây sẽ giúp mọi sinh hoạt của bà con Phật tử đi vào nghi lễ chỉn chu hơn. Khi đó tôi từ chùa Tân Long (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) và cùng đợt ấy còn có thầy Đại đức Thánh Thành ở chùa Hội Phước (Nha Trang) nữa. Ra tới đảo, tôi và Đại đức đều xúc động vì không những có điều kiện tu hành mà còn nhận được sự quan tâm của đảo trưởng, lực lượng lính hải quân và người dân trên đảo trong các hoạt động chung của chùa Song Tử Tây…

Đặc biệt, các bạn lính đảo thường hỗ trợ thực phẩm, rau xanh cho chúng tôi. Ngoài ra, các chiến sĩ cũng giúp tu sửa lại những vị trí xuống cấp của chùa, chăm sóc, bảo vệ các cây xanh trong khuôn viên chùa trước sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là vào mùa biển động…

Thưa thầy, sau thời gian phát nguyện ra trụ trì tại chùa, thầy thấy việc tu hành ở đất liền và giữa đảo xa có khoảng cách nào không?

- Ở nơi nào cũng vậy thôi. Người tu hành phục vụ chúng sinh thì đã là cúng rường cho Phật rồi…

Được biết, chùa Song Tử Tây vừa tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Đây là hoạt động thường niên của chùa?

- Chúng tôi vừa tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ Trường Sa. Bởi vì, dịp này chùa đón nhiều chư tôn đức từ Hà Nội, Huế, Quảng Trị, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh ra thăm đảo. Đây là dịp hiếm hoi nhưng cũng đồng thời là điển phúc lớn của Đức phật dành cho đất nước. Lễ cầu siêu nhằm rước hồn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nơi xa trường, giữa biển khơi để họ tìm được đường về cũng như siêu thoát.

Tháng 7, tháng Vu Lan báo nghĩa đã tới. Thầy có mong mỏi gì để các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa phát triển tốt hơn trong thời gian tới?

- Mong muốn lớn nhất của chùa Song Tử Tây hiện là được xã đảo quan tâm một thư viện sách kinh Phật cho quý thầy và Phật tử tìm hiểu, tụng kinh tối sớm. Kế đến là đặt thêm một tượng Quán thế âm Bồ tát đối diện Chánh điện của chùa, với ý nghĩa cứu vớt những linh hồn liệt sĩ đã hi sinh ngoài biển khơi. Đồng thời, để bà con trên đảo có điều kiện thắp hương cúng rường phật vào các ngày lễ rằm, lễ Vu Lan hàng năm…

Nguồn: Đại Đoàn Kết

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập