Bộ Ngoại giao thu thập bằng chứng lịch sử Hoàng Sa tại chùa Tiên Linh

Ngày 30/11, đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc tại chùa Tiên Linh, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu thập những dấu tích trên chuông đồng, bài vị đang thờ tại chùa này có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa.
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết, theo thư tịch cổ, Đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn đến triều nhà Nguyễn đều tuyển dụng người xã An Vĩnh (trong đất liền cũng như ngoài đảo Lý Sơn), Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy có vị cai đội Đội Hoàng Sa người Thừa Thiên Huế là Nguyễn Hữu Niên. Ông vốn là quan triều Tây Sơn, sau theo nhà nhà Nguyễn. Điều này cho thấy, thời Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Văn Huệ bắt đầu tuyển dụng người ở Thừa Thiên Huế vào Đội Hoàng Sa, vì lúc bấy giờ Quảng Nghĩa trở vào thuộc quyền Nguyễn Văn Nhạc.
![]() |
Chiếc chuông nặng gần nửa tấn ở chùa Tiên Linh có ghi chép về Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên. Ảnh: N.Phương. |
Như vậy từ thời các chúa Nguyễn tiếp đến thời Tây Sơn rồi đến hết triều nhà Nguyễn, nhà nước Việt Nam đều liên tục quan tâm đến biển Đông và từng bước xác định vững vàng chủ quyền vùng lãnh hải của đất nước. Những tư liệu trên sẽ củng cố thêm bằng chứng lịch sử xác định chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, những tư liệu này cho thấy người dân Thừa Thiên Huế đã tham gia vào quá trình xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và lãnh hải trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
Các tư liệu được lưu giữ tại chùa Tiên Linh là bài vị, các chữ Hán trên chuông đồng nặng 451kg đặt tại chùa Tiên Linh ghi chép về Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên.
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đánh giá: “Căn cứ vào những dấu tích còn lưu lại tại bài vị và 4 mặt của chuông đồng tại chùa Tiên Linh ở Thừa Thiên - Huế là một chứng cứ rất quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo tổ quốc của Việt Nam”.
Nguồn: Đất Việt online
- Hoa Kỳ Giải Mật Hồ Sơ Việt Nam 1963 Dịch và Ghi Nhận: Tâm Diệu, Trí Tánh và Nguyên Giác
- Tiếng chuông chùa giữa đại dương Phan Hoàng/ĐTTC
- Chùa Bằng - Linh Tiên tự: Ngôi cổ tự nơi thủ đô phồn hoa Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
- Triết lý tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua bài thơ Xuân muộn Trần Bá Giao
- Ngọa Vân tự: Tuyệt tác của thiên nhiên còn nguyên sơ Minh Tâm (TH)
- Chuẩn mực Lý trên tượng A Di Đà Ngô An
- Tháp thời Lý cao 30 mét Cầm Trang
- Phát lộ dấu tích khảo cổ hoành tráng tại Chùa Dạm Cầm Trang
- Tiếp xúc với niềm vui và nỗi buồn của lịch sử Thích Thái Hòa
- Đồng Dương ký sự HUỲNH VĂN MỸ
- Phát hiện nhiều cổ vật quanh tháp cổ nhất miền Tây Thiên Phước
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 2. Thiền sư Minh Hành - Tại Tại (1596 - 1659) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 2 Nguyễn Hiền Đức
Đánh giá bài viết này
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)