Vai trò của Phật giáo và những nhà sư xuất sắc trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt thời đầu kỷ nguyên độc lập

Đã đọc: 3782           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Vấn đề nêu trên trong bản báo cáo này liên quan đến vai trò Phật giáo trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt thời đầu kỷ nguyên độc lập và việc lựa trọn xu hướng phát triển chính trị và tinh thần sau một nghìn năm Bắc thuộc.

Vấn đề nêu trên trong bản báo cáo này liên quan đến vai trò Phật giáo trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt [1] thời đầu kỷ nguyên độc lập và việc lựa trọn xu hướng phát triển chính trị và tinh thần sau một nghìn năm Bắc thuộc.

Chính quyền Trung Hoa trong thời Bắc thuộc đã cố gắng truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Giao Châu. Nhà sử học thế kỷ XIV Lê Tắc trong tác phẩm của mình An Nam Chí Lược đã tổng kết những thông tin về vấn đề này. Trong quyển XIV phần học hiệu, Lê Tắc viết rằng Triệu Đà “mới lấy thi, lễ giáo hóa nhân dân một ít” [2]. Phải nói rằng trong thời ấy hầu hết không có ảnh hưởng Nho giáo vì triều đình Tần, mà Triệu Đà trước làm quan, đã đi theo Pháp giáo và chiến đấu rất hung ác, chống Nho giáo tiến hành chính sách “đốt sách chôn Nho”. Có thể nói rằng từ thời Triệu Đà chỉ ngôn ngữ văn tự của người Hoa cai trị Giao Chỉ. Lê Tắc viết tiếp theo rằng trong thời Tây Hán những người Hoa cai trị Giao Chỉ (thế kỷ I, trước công nguyên) “dựng nhà học hiệu, dạy dân noi theo nhân nghĩa” [3]. Rất có khả năng từ thời ấy Nho giáo thâm nhập vào Giao Chỉ. Cuối đời Đông Hán vài người gốc Giao Chỉ mà Lê Tắc nhắc đến làm quan có trình độ tương đối cao, không kém gì người Hoa, trong triều đình nhà Hán. Có một người học hành thông thái nữa là Khương Công Phụ đã làm quan trong triều đình nhà Đường. Có lẽ thời Đường ở Giao Châu người ta cũng dựng nhà học hiệu và Khổng miếu chưa có chứng cứ cụ thể về việc ấy. Lê Tắc cũng nói đến thời khoa cử thời triều đình Lý nhưng không đưa tin gì về những quy chế Nho giáo ở Đại Việt thời ấy.

Thế kỷ X các hảo trường, sứ quân Giao Châu nắm chính quyền ở các địa phương, đều có các đội thân binh khá đông đảo. Bản thân họ tham vọng giành chính quyền trung ương ở Giao Châu. Thời gian đó họ đã có bộ máy cai trị rất đơn giản, phù hợp với trình độ quan hệ kinh tế xã hội Giao Châu lúc đó. Các sứ quân và vua của những triều đại tồn tại ngắn ngủi, trong thực tế đều không cần bộ máy quan liêu Nho giáo phức tạp. Trong giai đoạn tình trạng phân tán phong kiến các Tăng lữ Phật giáo trở thành lực lượng mà có mối quan tâm đến việc thống nhất đất nước.

Thời các triều đình Đinh, Lê công việc quốc gia phần lớn do các sư sãi Phật giáo điều hành. Các Tăng sĩ đã làm quan của triều đình. Các kinh sách của Phật giáo đã được viết bằng chữ Hán. Điều đó đã cho phép các Tăng sĩ Đại Việt tham gia quan hệ ngoại giao với nhà Tống và tiếp xúc với quan lại Nho giáo rất dễ dàng. Trung tâm văn hóa và dạy học là các chùa chiền Phật giáo-con cái quan lại và con em trong hoàng tộc được học tập, dạy dỗ ở đó. Quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước thể hiện được qua việc tăng số lượng cán bộ, các cơ quan cũng như sau đó là sự mở rộng bộ phận quan lại dân sự được đào tạo trong các chùa, tạo điều kiện cho giới sư sãi có được ảnh hưởng nhất định trong triều đình.

Những người sáng lập các triều đại ngắn ngủi trước đó là đại diện các tầng lớp phong kiến-quân sự không có học thức, không nắm được cơ sở của giáo lý Phật giáo, mà chỉ lợi dụng uy tín của các nhà sư, sử dụng trong các công việc nhà nước. Kỳ vọng của các Tăng lữ Phật giáo muốn giao chính quyền đất nước vào tay một người thân tín sùng Phật, có thể thấy qua ý đồ nhằm thiết lập một chính thể cai trị theo lối thần quyền.

Một trong những thiền sư nổi tiếng nhất thời Đinh, Lê là thiền sư Ngô Chân Lưu. Trong biên niên sử Việt Nam có rất ít tài liệu về ông ấy. Bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết, Đinh Bộ Lĩnh ban hiệu Khuông Việt Đại sư cho Tăng thống Ngô Chân Lưu [4]. Bộ sử này cũng nhắc đến thiền sư tham gia sự đón tiếp sứ nhà Tống là Lý Giác và trao đổi bài thơ với ông ấy. Bộ Đại Việt sử ký tiền biên cũng nhắc đến hai sự kiện này [5]. Bộ Việt sử thông giám cương mục chỉ đưa một tin như sau: “Ban hiệu Khuông Việt Thái sư cho Tăng thống Ngô Chân Lưu. Nhà vua tôn sùng đạo Phật mới đặt phẩm cấp cho Tăng nhân và đạo: Ban hiệu Thái sư cho Ngô Chân Lưu, lại cho Trương Mi Ni làm Tăng Lục đạo sĩ. Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân Uy Nghi” [6]. Bộ [Đại Việt sử học] xưa nhất còn đến nay không đưa tin gì về thiền sư Ngô Chân Lưu. Vào năm 971 bộ sử này chỉ viết: “Đặt thứ bậc các Tăng đạo văn võ. Lấy Lưu Mỗ làm Thái sư Đô Hộ Phủ, Nguyễn Bặc làm Định Quốc Công, Lê Hoàn làm thập đạo tướng quân” [7]. Tức là [Đại Việt sử lược] khác với những bộ sử nói trên chỉ viết về các quan văn võ và không chua họ tên quan tăng đạo.

Vũ Quỳnh trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái đưa tin nhiều hơn trong các bộ sử mà tôi trích rồi. Tác giả cho biết “…. Làm quan triều Đinh chức Khuông Việt Thái sư, đến Lê Đại Hành nhiếp chính thì cáo bệnh quy ẩn” [8]. Hoàng đế Lê Đại Hành mời Ngô Chân Lưu sang thủ đô để ông có thể tham gia triều chính. Nhưng ông từ chối giúp hoàng đế, ông nói: “Bề tôi là kẻ áo vải, ở nơi thôn dã, trí huệ kém, hiểu biết cạn, không hợp thời, chỉ là kẻ bỏ đi, nên khó làm nên việc gì. Huống gì nay hạ thần lại già nua, bệnh tật, chỉ là kẻ vướng chân bệ hạ mà thôi” [9]. Năm 981, quân Tông xâm nhập vào Đại Việt, Vũ Quỳnh cho biết rằng thiền sư thấy trong mộng thần Sóc Thiên Vương mà hứa giúp đỡ trong việc đánh giặc Bắc” [10]. Ngô Chân Lưu theo Vũ Quỳnh tuy không muốn tham gia triều chính nhưng trước đe dọa xâm lược nhà Tống tự nguyện về triều “trình bày mọi điều như đã thấy trong mộng, lời rất khẩn thiết, vua nghe lời tâu, chuẩn y cùng với nhà sư về đến Sóc Sơn cầu đảo [11]. Quân đội Đại Việt đã thắng được quân Tống. Hoàng đế Lê Đại Hành “thấy Khuông Việt có công, cho thực ấp một vạn hộ. Khuông Việt từ chối không nhận, xin cho được về nơi cũ (tức là Sóc Sơn)” [12].

Tác phẩm truyện ký Thiền uyển tập anh đời Trần viết về đời sống Khuông Việt Đại sư đầy đủ hơn. Ngô Chân Lưu là hậu duệ của Ngô Quyền. Đinh Bộ Lĩnh mời ông về Hoa Lư hỏi chuyện. Thiền sư đối đáp hợp ý, được vua phong giữ chức Tăng thống. Năm 871 sư được ban hiệu là Khuông Việt Đại sư [13]. Thiền uyển tập anh viết về hoạt động của Ngô Chân Lưu dưới triều Lê hoàn toàn khác với Lĩnh Nam chích Quái: “Dưới triều vua Lê Đại Hành, sư đặc biệt được vua kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự”[14]. Truyện về việc Ngô Chân Lưu tham gia cuộc đấu tranh chống quân Tống cũng hơi khác với Lĩnh Nam Chích Quái. Còn truyện về tiếp đón sứ Tống Lý Giác giống nhau.

Tóm lại có thể nói rằng thiền sư Ngô Chân Lưu đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội Đại Việt dưới cả hai triều đình Đinh, Lê. Ông đã giữ chức vụ cao cấp trong giới Tăng lữ, tham gia tích cực trong triều đình, là người tư vấn hai triều đình, người ái quốc và cổ vũ tinh thần hoàng đế Lê Đại Hành trong cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược.

Ngoài Ngô Chân Lưu cũng có một nhà sư cũng rất nổi tiếng thời đầu kỷ nguyên độc lập là nhà sư Vạn Hạnh. Thiền uyển tập anh cũng đưa khá nhiều tin tức về ông ấy “…. Sư nói ra điều gì, thiên hạ đều coi như lời sấm ngữ. Vua Lê Đại Hành đặc biệt tôn kính sư” [15]. Vua cũng hỏi ý kiến nhà sư về cuộc chiến đấu chống quân Tống. Vạn Hạnh trả lời: “Chỉ trong ba, bảy ngày giặc tất phải lui. Sau quả đúng như thế” [16]. Lê Đại Hành muốn đi đánh Chiêm Thành “Sư tâu vua xin cấp tốc tiến quân, nếu không sẽ lỡ dịp. Vua bèn đem quân đi đánh, quả nhiên thâu được toàn thắng” [17]. Ta có thể thấy rằng cả thiền sư Khuông Việt cả nhà sư Vạn Hạnh và nói chung giới Tăng lữ Đại Việt đã tham gia trong việc giải quyết vấn đề quân sự của hai triều Đinh và Lê.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Lê - Lê Long Đĩnh bằng các hành động của mình đã làm nhục các quan lại cũng như Tăng lữ Phật giáo, làm mất uy tín của triều đại. Tăng lữ Phật giáo vốn rất được sùng bái trong các triều Đinh, Lê, là lực lượng kiên quyết nhất chống lại Lê Long Đĩnh. Sự tàn bạo của Lê Long Đĩnh, chém giết nhục hình, đàn áp nhân dân mâu thuẫn gay gắt với quan điểm của đạo Phật, trái với lòng từ bi, bát ái. Trầm trọng hơn, Lê Long Đĩnh còn nhạo bán các nhà sư. Các Tăng lữ bắt đầu việc chuẩn bị phế Truất. Để tránh tình trạng tương tự xảy ra, về sau họ quyết định giao chính quyền cho người thân tín được giáo dục về lòng kính trọng đối với các giáo lý nhà Phật và Tăng Ni. Tăng lữ đã lựa chọn Điều tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi. Trong việc đó nhà sư Vạn Hạnh đã đóng vai trò cực kỳ lớn. Cần phải lưu ý rằng khác với thiền sư Khuông Việt biên niên sư Việt Nam đưa tin về Vạn Hạnh nhiều hơn.

Lý Công Uân được một nhà sư ở chùa Cổ Pháp là Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Tiếp đó, ông trở thành học trò của nhà sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ [18]. Vua khi còn bé đã thông minh, khí độ rộng rãi. Du học ở chùa Lục Tổ sư Vạn Hạnh trong thấy vua, lầy làm lạ, nói rằng: “Đây là một người phi thường! Sau này lớn mạnh lên tất có thể cứu đời, yêu dân, làm chúa thiên hạ” [19]! Có một điều đáng lưu ý-theo Thiền uyển tập anh có câu này nói thiền sư Đa Bảo, học trò của thiền sư Khuông Việt, chứ không phải Vạn Hạnh [20]. Trong truyện về thiền sư Vạn Hạnh không có lời phát biểu này.

Đáng lưu ý rằng tất cả các tư liệu Trung Quốc nói về nguồn gốc và quê hương của Lý Công Uẩn đã được viết thời nhà Tống. Điều đó có lợi cho triều đình này mà có quan hệ không đơn giản với nước Đại Việt. Trong quyển sách sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV tôi đa phân tích quá trình hình thành tầng lớp thống trị trong xã hội Giao Chỉ-Đại Cồ Việt ở thế kỷ X. Tôi đã đi đến kết luận như sau – cuộc đấu tranh giành chính quyền tối cao đã diễn ra giữa đại biểu dòng họ lớn và chính họ đều là người Việt đã giành chính quyền [21]. Như vậy nếu Lý Công Uẩn sinh ra ở đất Mân và theo cha di cư Đại Việt thì theo xu hướng nói trên không thể giành chính quyền tối cao được.

Lê Tắc trong An Nam chí lược viết rõ ràng: “Lý Công Uẩn người Châu (có kẻ bảo là người Phúc Kiến, không đúng) [22]. Lê Tắc lúc ấy sống ở Trung Quốc, nhận được chức vụ và tiền lương của triều đình Nguyên. Vì thế cho nên ông ấy phải ủng hộ lập trường Trung Quốc về vấn đề quê hương và gốc tích của Lý Công Uẩn. Tất nhiên Lê Tắc có khả năng nghiên cứu sâu toàn bộ sử liệu Trung Quốc kể cả Ly Trang Chử Nội Lý phòng phả. Vì thế cho nên ta có thể tin tưởng vào tính chất đúng đắn lập trường Lê Tắc.

Vạn Hạnh không chỉ dạy Lý Công Uẩn về giáo lý nhà Phật mà còn chuẩn bị cho ông bước tới chính trường. Dưới sự hướng dẫn của sư Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn đã đọc nhiều sách cổ và sách lịch sử. Trong thời Lê Đại Hành, ông là một người thân tín theo hầu Thái tử Long Việt và được sư che chở của các nhà sư lúc này đang giữ những chức vụ cao ở triều đình. Vạn Hạnh từng bước chuẩn bị cho Lý Công Uẩn lên ngôi.

Để lý giải việc lên ngôi của Lý Công Uẩn, các nhà sư viện đến những chuyện thần bí. Những chuyện thần bí đó xuất hiện, như các sư liệu cho biết, từ trước lúc Lý Công Uẩn lên ngôi, song chỉ không rõ cụ thể là vào lúc nào. Tuy nhiên không thể loại trừ, đó là chuyện bị đặt sau này được đưa vào biên niên sử. Trong đó một câu chuyện kể rằng, tại quê của Lý Công Uẩn có một cây đổ thụ bị sét đánh. Ở chỗ dấu sét đánh thấy nổi lên những dòng chữ viết ra chứa đựng nhiều dụng ý sâu xa:

“Rễ cây thăm thẳm,

Võ cây xanh xanh

Cây hòa đao rụng,

Mười tám hạt thành

Non đồi ẩn tinh

Khoảng sáu bảy năm

Thiên hạ thái bình”

Vạn Hạnh giải thích cho Lý Công Uẩn ý nghĩa của những chữ đó, rằng nhà Lê sắp mất, một triều đại mới-nhà Lý – sẽ lên thay. Một tiên liệu khác do các nhà sư tuyên truyền rằng: Tại chùa Ứng Thiên Châu Cổ Pháp, có một con chó đẻ con sắc trắng có đóm lông đen hình hai chữ “Thiên tử”. Đó là điềm năm Tuất, sinh người là thiên tử. Vua (Lý Công Uẩn) sinh vào năm Giáp Tuất. Dù thế nào đi nữa các nhà sư cũng chuẩn bị từ trước việc thay đổi triều đại. Điều đó ở nhiều phương diện, đảm bảo vào thời điểm quyết định có được sự ủng hộ của các quan lại trong triều đối với vị quân vương tương lai. Đứng đầu những viên quan đó là Chi Hậu Đào Cam Mộc.

Vào tháng 11, năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ.

Nhà nước trung ương tập quyền cần đến một tôn giáo thống nhất. Một tôn giáo như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thống nhất quốc gia, làm giảm ý nghĩa của các tín ngưỡng địa phương là cái mà các thế lực các cứ thường hay lợi dụng. Một tôn giáo như vậy ở Đại Việt lúc này, chỉ có thể là Phật giáo. Học thuyết Nho giáo mà việc tiếp cận và truyền bá nó không phải là một vấn đề đơn giản, dễ dàng. Ở thời gian đầu của triều Hậu Lý Sơ không được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp phong kiến quân sự ít học thức, trong khi đó, các quan lại dân sự (văn quan) lúc này mới chỉ chiếm số ít. Thêm vào đó một bộ phận lớn những người biết chữ có học thức lại được đào tạo trong các chùa, như trường hợp Lý Công Uẩn.

Lý Thái Tổ tiến hành một loạt các bện pháp nhằm truyền bá đạo Phật ở trong nước, tu bổ chùa chiền, tăng cường ảnh hưởng của học thuyết nhà Phật trong nhân dân, việc xây dựng chùa chiền được tiến hành, số lượng sư sãi tăng lên-vào năm 1016, hơn 1.000 dân ở kinh thành trở thành các Tăng Ni và đạo sĩ. Họ được cấp phát quần áo. Vào năm 1020, vua ra lệnh cho các sư đi thuyết giáo trên toàn quốc. Hoàng Thái tử mang tên là Phật Mã, chữ Phật tức là Budha hay Bụt. Năm 1018, Lý Thái Tổ sai một sứ bộ sang nhà Tống xin kinh Tam Tạng. Một số lượng lớn kim loại, trong có rất nhiều thứ quý báu được dùng vào việc đúc chuông cho các chùa, vua thể hiện lòng từ bi của mình đối với nhân dân cũng như đối với tù binh và tội nhân. Chính ông là người đầu tiên thực hiện rộng rãi việc tha thuế tạm thời cho dân chúng, phóng thích tù binh, ra lệnh ân xá trong nước. Vậy là, với việc thành lập triều Hậu Lý Sơ, đã bắt đầu thời kỳ thống trị của Phật giáo trong đời sống tôn giáo của xã hội Việt Nam.

Như vậy, dựa trên những điều vừa trình bày ở trên có thể đi đến một số kết luận như sau:

Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt thời đầu kỷ nguyên độc lập đã là cực lớn. Sau một 1.000 năm Bắc thuộc dân tộc Việt Nam đã lựa chọn tư tưởng Phật giáo. Các nhà sư được ban tước vị quan lại cao cấp, làm quân sư cho vua, hoàn thành tốt các công việc ngoại giao, là bộ phận có học thức nhất trong giai cấp thống trị. Thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh và những Tăng lữ khác đã là cố vấn của những hoàng đế đầu tiên của nước Đại Việt. Thực tế đến cuối thế kỷ X Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Nhà sử học thế kỷ XIII, tác giả Đại Việt sử ký Lê Văn Hưu cho biết rằng đến khi hoàng đế Lê Đại Hành từ trần (năm 1005) “… không có bề tôi Nho học giúp đỡ bàn về phép đặt thụy” [23]. Điều đó chứng minh rằng đến lúc nhà Hậu Lý Sơ lấy chính quyền, bộ máy hành chính Đại Việt không có quan lại Nho giáo. Đến đầu thời Hậu Lý Sơ Lê Văn Hưu chép rằng “…dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền…” [24].

Trong tình hình phân tán phong kiến đầu kỷ nguyên độc lập giới Tăng Ni Phật giáo đã là một trong những lực lượng giữ vai trò lớn trong việc thống nhất và bảo vệ đất nước. Lê Đại Hành đã thắng quân Tống và Chiêm Thành với sự giúp đỡ của giới Tăng lữ và đặc biệt là các nhà sư Khuông Việt và Vạn Hạnh.

(Theo tư liệu Hội thảo khoa học quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập)

Chú thích:

(1) Tôi không nói lầm là nước Đại Việt chứ không phải là Đại Cồ Việt. Các nhà khảo cổ học việt Nam đã tìm được ở Hoa Lư. Thủ đô của Đinh Bộ Lĩnh, nhiều gạch mang chữ “大越國軍城磚 Đại Việt quốc quân thành chuyên”. Gạch mang chữ Đại Cồ Việt quốc大罛越國 đến nay chưa tìm được.

(2) Lê Tắc An Nam chí lược, Nxb Lao Động, Hà Nội 2009, tr.237.

(3) Lê Tắc An Nam chí lược, Nxb Lao Động, Hà Nội 2009, tr.237.

(4) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998. Tập I, tr.225.

(5) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998. Tập I, tr 154, 171.

(6) Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo Dục, Tam Kỳ, 2007, Tập I, tr.227.

(7) Việt sử lược Trần Quốc Vượng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2005, tr.55.

(8) Vũ Quỳnh Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.186.

(9) Vũ Quỳnh Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.187

(10) Vũ Quỳnh Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.188.

(11) Vũ Quỳnh Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.189.

(12) Vũ Quỳnh Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa Học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.190.

(13) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.42-43.

(14) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.43.

(15) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.188.

(16) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.188-189.

(17) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.189.

(18) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998. Tập I, tr.240.

(19) Việt sử lược Trần Quốc Vượng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2005, tr.71.

(20) Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.47.

(21) A.B. Poliakov Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV, nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 1966, tr.63.

(22) Lê Tắc An Nam chí lược, Nxb Lao Động, Hà Nội 2009, tr.221.

(23) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998. Tập I, tr.231.

(24) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998. Tập I, tr.242.

 

Nguồn: GHPGVN

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập