Huyền tích về cây gạo 727 năm tuổi

Đã đọc: 3565           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Cây gạo do công chúa Quỳnh Trân trồng tại đền Mõ.

Vừa qua, ngày 16/3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với UBND huyện Kiến Thụy tổ chức lễ công nhận cây gạo do Quỳnh Trân công chúa trồng tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) năm 1284 là Cây Di sản Việt Nam. Đây là cây gạo đầu tiên ở nước ta được vinh danh.

Cây gạo đền Mõ là Cây Di sản Việt Nam thứ 65 được tổ chức lễ vinh danh trong tổng số hơn 70 cây được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Tưởng, Trưởng ban Di tích lịch sử đền Mõ cho biết: Đền Mõ được xây dựng từ thế kỷ XIII, đời nhà Trần. Hiện, trong đền vẫn còn lưu giữ 10 sắc phong của các triều đại như: Trần, Lê, Nguyễn. Năm 1992, Nhà nước đã công nhận đền Mõ là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1996, lễ hội đền Mõ được tổ chức nhằm khơi dậy truyền thống lịch sử. Đặc biệt, trong khuôn viên đền có một cây gạo 727 tuổi. Cây gạo có hai thân với chiều cao khoảng 30m, đường kính hơn 2m, diện tích che phủ của tán cây khoảng 1.200m2. Thân phụ có đường kính 0,49m mọc ra từ gốc thân chính.

Trải qua 727 năm, cây gạo vẫn xanh tốt, trổ hoa đỏ rực vào tháng 3. Đền Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, con gái đức vua Trần Thánh Tông, người trồng cây gạo. Sau khi công chúa qua đời, nhân dân địa phương đã xây đền thờ và giữ gìn cây gạo tới ngày nay. Lễ hội đền Mõ tổ chức trong ba ngày, từ 12 đến 14/2 (âm lịch) là dịp tưởng nhớ công lao của Quỳnh Trân công chúa…

 

 
Cây gạo do công chúa Quỳnh Trân trồng tại đền Mõ.

Trong "Ngọc phả công chúa Quỳnh Trân Trần Triều" có ghi: Vua Trần Thánh Tông, cha sinh của công chúa Quỳnh Trân, là người hiếu lễ, nhân từ, trọng người hiền, sùng và hiểu thấu đạo Phật. Ngay từ khi còn là Thái tử, đường con cái muộn mằn mới sai đạo sỹ Cung Thái thanh làm sớ cầu tự. Thượng đế xem xong tấu chương, sai nam giới thì thánh Kim Chân, nữ thì công chúa Quỳnh Hoa xuống trần ở 6 kỳ.

Một hôm vua Thánh Tông tựa long sàn ngủ mơ thấy một phụ nữ nhan sắc rực rỡ, thong thả bước tới trước mặt nhà vua, tâu rằng: "Tôi là công chúa Quỳnh Hoa ở thiên cung chầu hầu chúc thọ thượng đế, không may làm lỡ tay làm rơi chén ngọc, mẻ mất một góc, thượng đế cả giận đầy xuống trần giới, thái sinh làm con nhà vua. Vậy xin dâng trước một vòng xuyến Trân Châu để làm hậu nghiệm”.

Vua Thánh Tông đem chuyện kể lại cho cung phi là Vũ Thị Ngọc Lan nghe. Sau nàng có thai 8 tháng 20 ngày, sinh hạ được một gái, lúc sinh ra nghe trên có tiếng tiêu thiều nhã nhạc, hương lan tỏa mùi sực nức báo điềm lành. Người con gái mới sinh sắc như bình bạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hao nở sáng trăng, dung nghi giống như xuân sơn, thu thủy, vẻ người đoan chính. Tục nhà Trần sinh con trai gọi là Hoàng tử, con gái gọi là Ả nương (Ả nàng). Do đó gọi tên là Ả nương Quỳnh Trân...

Công chúa vốn dòng dõi thần tiên nên có sắc đẹp nghiêng nước, nghiêng thành lại thông minh xuất chúng, học thức hơn người, thông thạo đủ cả cầm, thu, cung, kiếm. Nếu như các vua Trần Triều oanh liệt lẫy lừng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho đất nước, thì công chúa Quỳnh Trân đã toát lên đức hạnh từ bi và lòng nhân ái cao thượng.

Cả đời bà đã gắn liền với đời sống con người và mảnh đất nơi thôn dã mịt mùng sóng nước, nơi đầu sóng ngọn gió này. Bà rời xa hoàng tộc, để đến nơi thôn dã "Mộ đạo từ bi dốc trí tu hành cho thành chính quả phúc" dạy bảo dân lành khai khẩn ruộng nương, gieo hạt, ươm mầm, trồng dâu lấy tơ dệt vải.

Quỳnh Trân công chúa xin vua cha cho tu hành cứu chúng sinh, giã từ lầu son, gác tía, rũ bỏ bụi trần đến với mảnh đất ven sông Văn Úc (xưa là tổng Nghi Dương, phủ Kinh Môn) hoang sơ, không có bóng người (nay là biển Đồ Sơn) chọn gò đất cao lập miếu tu hành. Công chúa đã lập ra điền trang thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc, tập hợp nhân dân trong vùng làm ăn sinh sống.

Đêm đến công chúa gõ mõ tụng kinh niệm Phật, ban ngày tiếng mõ cũng là hiệu lệnh tập hợp nhân dân. Người dân quanh vùng đã quen với tiếng mõ của công chúa, và từ khi công chúa viên tịch, người dân quanh lập đền thờ công chúa và lấy tiếng mõ là tên cho đền để tưởng nhớ công đức của công chúa, đền Mõ, chùa Mõ, tổng Mõ, chợ Mõ. Cái tên Mõ thân thương xuất xứ từ đó và đã đi vào huyền tích, gắn liền với thời gian. Trong những tháng ngày tu hành ở chùa Mõ, công chúa Quỳnh Trân đã trồng cây gạo với ước nguyện nhân dân lo đủ, thóc gạo dồi dào và cho đến nay cây gạo đã trải qua mưa nắng của lịch sử vẫn hiên ngang tỏa bóng mát cho dân chúng quanh vùng...

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đền Mõ là căn cứ bí mật của cán bộ cách mạng. Ngày 25/9/1945, hội nghị đầu tiên của mặt trận Việt Minh đã được tổ chức tại đền Mõ với quyết định đổi tên tổng Nghi Dương thành xã Ngũ Phúc. Trong cuộc chiến tranh leo thang miền Bắc, đền Mõ là trận địa của bộ đội phòng không, che chắn cho các đơn vị rađa tên lửa phát hiện mục tiêu, bảo vệ bầu trời phía Đông Nam TP Hải Phòng, làm nên những chiến công hiển hách. Đền còn là nơi tập kết của các thanh niên trong xã lên đường bảo vệ Tổ quốc. Với cây súng thép sáng ngời và khí thế hừng hực của tuổi trẻ, những chiến sỹ quê hương đã ghi tạc lời thề: "Đứng bên đền Mõ ta thề/ Hoàn thành nghĩa vụ mới về quê hương".

Nguồn: CAND Online

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập