Vai trò Phật giáo thời Lý góp phần giáo dân thông qua lễ hội Phật giáo

Đã đọc: 9186           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thời Lý Nhân Tông nhận thức về vai trò của Phật giáo có hai nhiệm vụ xây dựng đất nước. Một là, các vị Thiền sư cố vấn chính trị cho triều đình. Hai là, tổ chức những sinh hoạt cộng đồng. Lý Nhân Tông thực hiện chính sách xây dựng đoàn kết toàn dân thông qua các lễ hội với sự tham gia của nhiều thành phần.

Một trong những lễ hội này là hội đèn Quảng Chiếu mà sử sách ghi lại khá nhiều. Căn cứ vào văn bia Sùng Thiên Diên Linh:

... Nếu căn cứ vào Đại Việt Sử lược 2 tờ 20b8 và 22a4-5 và Đại Việt sử ký toàn thư 3 tờ 20b5 và tờ 24a9-b1, ta thấy chỉ trong thời vua Lý Nhân Tông đã bốn lần tổ chức hội đèn Quảng Chiếu này, lần thứ nhất Đại Việt sử lược ghi vào năm Canh Dần Hội Tường Đại Khánh thứ nhất (1110):

'Mùa Xuân tháng giêng tổ chức hội đền Quảng Chiếu ở ngoài cửa Đại Hưng'. Lần thứ hai ghi vào năm Bính Thân Hội Tường Đại Khánh thứ 7 (1116): 'Mùa xuân tháng giêng tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở ngoài cửa Đại Hưng, chế tạo nhà sư bằng gỗ cột vào đánh chương.[1]

Những năm kế tiếp cũng được tổ chức: "Năm Canh Tý Thiên Phù Diên Vũ thứ nhất (1120):' tháng hai tổ chức hội đèn Quảng Chiếu'. và năm Bính Ngọ Thiền Phù Duệ Vũ thứ 7(1126): 'tháng 9 Chiêm Thành đến Cống, tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở sân rồng, xuống chiếu cho sứ thần của Chiêm Thành đến xem"[2]. Như vậy, việc tổ chức không cố định về thời gian. Về mặt không gian, tổ chức ba lần ngoài cửa Đại Hưng của thành Thăng Long để mọi tầng lớp nhân dân tham gia, một lần tổ chức tại sân triều đình để chiêu đãi sứ bộ của Chiêm Thành. Việc tổ chức hội đèn Quảng Chiếu là mở ra ngày hội vui của thiên hạ, đúng như Ngô Sĩ Liên đã từng nhận xét: "đây là một thời kỳ thái bình thịnh trị của đất nước"[3].

Lễ hội đèn Quảng Chiếu có phần nghi lễ mà ngày nay vẫn phổ biến trong dân gian là " nghi lễ cúng quỷ đói" (cô hồn). Ý nghĩa nghi lễ này là giúp con người sống lâu và thân tướng mạnh khỏe. Vì vậy, "Ta không ngạc nhiên tại sao hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội vui, lại có tháp thờ bảy đức Như Lai dùng trong nghi thức cúng quỷ đối của Mật tông. Bởi vì, có nỗi niềm nào của con người hơn được nổi vui được sống lâu, mạnh khoẻ và đẹp xinh" [4]. Hiện nay các chùa Việt Nam vẫn giữ nghi lễ này là mỗi buổi chiều đều có nghi thức "thí thực cô hồn".

Vua Lý Nhân Tông không chỉ tổ chức hội đèn Quảng Chiếu mà còn cho xây dựng nhiều chùa và tổ chức lễ hội mỗi khi chùa xây dựng hoàn tất. Trên 50 năm cầm quyền, theo Hoàng Xuân Hãn, vua Lý Nhân Tông đã hơn 18 lần làm chùa và tổ chức lễ hội liên hệ, như sử sách đã ghi lại[5] . Lý Nhân Tông nhận thức việc xây dựng chùa không chỉ để cầu phúc thọ, theo Sùng thiện diên linh: "… Lễ cầu sống lâu, bày nghi thức tắm Phật hằng năm làm lệ thường"[6], mà việc xây chùa có một ý nghĩa chính trị là để đất nước mãi mãi được bảo vệ. Các tầng lớp lãnh đạo bộ máy cai trị đã ý thức về vai trò của ngôi chùa như: "Chu Văn Thường khi viết An Hoạch Sơn Báo Ân tự bi ký khoảng vào năm 1100 đã nói rõ: 'Nhóm người dựng chùa, là để mãi mãi giữ lấy nước nhà '"[7]. Ngôi chùa trong tâm thức của người lãnh đạo là nhằm làm vững kinh đô của vua, nghĩa là làm cho chủ quyền của đất nước được vững bền. Vai trò của ngôi chùa theo "Phạm Sư Mạnh đã viết về tháp Báo Thiên ở Kinh đô Thăng Long:

Trấn áp đông tây giữ đế đô Ngang nhiên ngọn tháp vút lên nhô Non nước vững chãi tay trời chống Nay xửa khôn tiêu đất cắm vồ"[8].

Ngôi chùa có ảnh hưởng đến chính trị xã hội nên các vị vua triều Lý cũng xem chùa như là chỗ để xây dựng về tư tưởng chính trị của nhân dân.

Khi Lý Thánh Tông lập Văn Miếu năm 1070 thì ngôi chùa giữ vai trò trung tâm của nền giáo dục, cung cấp cho dân tộc những người con ưu tú, làm rạng rỡ non sông. Bởi vì, ngôi chùa là thể hiện sự đoàn kết toàn dân, nơi quy tụ các thành phần xã hội, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, trai gái. Họ cùng nhau góp sức trong sự nghiệp chung, không chỉ phục vụ cho xã hội mà còn thoả mãn nhu cầu văn hóa của cộng đồng thông qua các lễ hội.

Ngoài ra, ngôi chùa khẳng định biểu tượng về nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Như chùa Một Cột, chùa có tên chữ là Diên Hựu. Sự tích ngôi chùa, năm 1049, một hôm vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra, đưa nhà vua lên ngồi trên một toà sen ánh sáng toả ra muôn khắp nơi. Sau khi thức dậy, vua thuật lại việc này cho các triều thần, có người cho là điềm chẳng lành. Khi đó có nhà sư tên Thiền Tuệ "khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt tên cột đá như đã thấy trong mộng... Vì thế gọi là chùa Diên Hựu"[9]. Về kiến trúc, chùa xây giữa hồ Linh Chiếu trong vườn Tây - Cấm, gần kinh đô Thăng Long, trụ bằng đá, đỉnh cột trụ là một bông sen nghìn cánh, trên bông sen đặt một tòa nhà đỏ tía và trong nhà có tượng Phật mình vàng. Kiến trúc ngôi chùa mang tính đặc thù về nghệ thuật Đại La thời Lý. Bông sen nghìn cánh tượng trương cho trí tuệ viên mãn. Chùa Một Cột xét theo tượng hình của Kinh dịch là quẻ Sơn Thiên Đại súc: "Trời ở trong núi (hình tượng của quẻ), đó là sức chứa lớn vậy. Kẻ quân tử phải lo ghi chép nhiều về lời nói và nét na thời xưa để nuôi cái đức của mình"[10].

Hình ảnh ngôi chùa diễn đạt theo ký hiệu Kinh dịch là: Theo quẻ Đại súc:

*

* *

* *

*

*

*

Tượng sơn - Thiên Đại súc, diễn theo Việt dịch là "Núi ở trên trời", có ý nghĩa khuyên giặc phương Bắc, "Các ngươi không thể tiêu diệt được dân tộc ta đâu, trời đã định vậy, trời đã nâng đỡ chúng ta". Như Lý Thường Kiệt nói "Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư".

Chữ Đại súc có nghĩa là "chất chứa đại thể cao cả". Từ đó, chúng ta thấy các vị Thiền sư đạo cao đức trọng tinh thông Phật và Dịch, luôn có tấm lòng đại bi, lo cho sự tồn - vong của dân tộc, một nền độc lập và cường thịnh cho dân nước qua những biểu tượng:

Một Cột là biểu tượng của độc lập.

Diên Hựu chỉ sự tồn tại hiện hữu lâu dài.

Đại súc chứa đựng sự thái bình - thịnh vượng.

Đại hạnh là như hoa sen trong đầm lầy, như nhà trên trời, không ô trược, cao cả, đầy đủ Chân - Thiện - Mỹ.

Chùa Một Cột (Diên Hựu) qua lăng kính Việt dịch là thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc. Hình ảnh ngôi chùa hàm chứa và tích tụ những hoài vọng, là hiện thân của trí tuệ Đại Việt với nguồn linh khí vĩnh cửu của đất trời. Nguồn linh khí này chảy qua trụ đá, truyền xuống đất và nước để khơi dậy hào khí muôn đời tổ tông. Vị trí của chùa Một Cột mang ý nghĩa trấn giữ sơn hà và đẩy lùi sự đồng hoá văn hoá phương Bắc và còn là sự khẳng định thời kỳ đầu độc lập.

Chính vì những đặc điểm như thế nên dù đã trãi qua hơn ngàn năm nhưng chùa Một Cột vẫn là một biểu tượng không thể thiếu của Phật giáo nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Vượt thời gian và không gian, chùa vẫn mãi mãi là hình ảnh hào hùng thể hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, Phật giáo đóng vai trò phát huy nội sinh của dân tộc, vừa phát triển lý luận vừa thực nghiệm tâm linh, đưa con người đến giải thoát. Nhận thức luận của đạo Phật không chỉ thiết lập các định chế chính trị, mà còn góp phần xây dựng nhân tâm của cộng đồng xã hội . Bản chất của thế gian là khổ, vô thường và vô ngã nên người chứng ngộ có vai trò đưa con người đến tự do, hạnh phúc.

Phật giáo tìm giải pháp cho các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo hoá mỗi cá nhân điều chỉnh, cải thiện đời sống theo tinh thần nhân bản, công bằng.

 

 

 

 

[1]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 318

[2]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 319.

[3]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr..321

[4]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 326

[5]- Nhất Hạnh (1998), Thiền sư Tăng Hội (Sơ tổ của thiền tông Việt Nam Thiền tập tại Giao Châu đến thế kỷ thứ ba, Nxb. Lá Bối giữ bản quyền. Tr313 - 314

[6]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.329

[7]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.330

[8]- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.301

[9]- VKHXHVN (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tr. 268

[10]- Bùi Văn Nguyên (1997), Kinh Dịch Phục Hy đạo người trung chính thức thời, Nxb. KHXH, Hà Nội. Tr. 420

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Đạo Dụ Số 10 Đạo Dụ Số 10
01/05/2013 19:56:00
Next

Đăng nhập