Hoa Kỳ Giải Mật Hồ Sơ Việt Nam 1963

Đã đọc: 1214           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xin xem tập tin bên phải

THƯ VIỆN HOA SEN

NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION

 

Copyright © 2021 Ananda Viet Foundation

ISBN: 978-1-0879-5002-0

 

 

 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

 

 

Công cuộc tranh đấu đòi quyển bình đẳng tôn giáo của Phật Giáo Việt Nam bắt đầu ở Huế với cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh, tiếp theo là cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/8/1963. Ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

 

Khởi đầu từ lễ Phật Đản từ ngày 8/5/1963 và chấm dứt vào đêm 20 tháng 8 năm 1963 là cuộc tranh đấu của Phật Giáo, tiếp sau đó là cuộc nổi dạy toàn diện của học sinh, sinh viên, và quân dân Miền Nam Việt Nam kéo dài hơn hai tháng được kết thúc bằng cuộc đảo chánh quân sự ngày 1/11/1963.

 

Kể từ năm 1963 đến nay (2021) là hơn nửa thế kỷ. Các kho lưu trữ tài liệu mật của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, và cục Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ đã giải mật cho công chúng và giới nghiên cứu được tự do tiếp cận, vào xem hoặc truy cập điện tử,  để mọi người có thể nhìn lại một khúc quanh của lịch sử Việt Nam một cách rõ ràng.

 

      Sách này được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ.

 

      Như thế, qua các tài liệu đã giải mật, người đọc có thể thấy rõ ràng cuộc đảo chánh 1-11-1963 nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm không khởi nguồn từ sự xúi giục của bất kỳ ngoại nhân nào, kể cả từ Hoa Kỳ. Điều này được thấy trong điện văn của Đại sứ Lodge gửi về Mỹ ngày 30-10-1963 nói rằng chuyện đảo chánh hoàn toàn nằm trong tay phía người Việt, còn Mỹ không cản ngăn gì được.  Cũng trong ngày đó, Tướng Trần Văn Đôn hứa sẽ tiết lộ kế hoạch đảo chánh cho Đại sứ Lodge biết 4 giờ đồng hồ trước khi đảo chánh khởi động. Tuy nhiên, vào ngày 1-11-1963, Tòa Đại sứ Mỹ chỉ được báo trước 4 phút mà thôi. Lý do đơn giản là phía các tướng lãnh đảo chính e sợ bị Hoa Kỳ bán đứng kế hoạch cho Nhu-Diệm.

 

Hy vọng các thông tin đã giải mật nầy, ít nhất là từ phía Mỹ, sẽ giúp các sử gia và sinh viên ngành sử học có thêm tài liệu tham chiếu để thẩm định một cách chính xác và đúng đắn  về một giai đoạn bi hùng của lịch sử nước Việt thời cận đại.

 

 

MC LC

 

 

 

Lời giới thiệu

i

 

PHẦN A

 

 

Tháng 5: Sự Kiện Huế

01

 

Tháng 6: Tự Thiêu, Biểu Tình

07

 

Tháng 7: Nhất Linh tự sát - Chính phủ tăng tốc đàn áp

31

 

Tháng 8: Tấn công chùa, bắt 1426 tăng ni cư sĩ

62

 

Tháng 9: Nhà tù chật chỗ

128

 

Tháng 10 & 11: Nhà Ngô sụp đổ

194

 

PHẦN B 

 

 

Ánh sáng mới trong một góc tối: Chứng cớ về cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam, tháng 11/1963 -- Tác giả: John Prados và Luke A. Nichter

377

 

PHẦN C

 

 

Các hồ sơ (Documents)

396

 

 

 

LI GII THIU

 

Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.

Sách này chỉ trình bày từ kho tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ, tức là nhìn từ phía chính phủ Mỹ. Còn hai kho tài liệu khác chưa phổ biến hết: (1) Văn khố chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (tức Nam VN), hiện đang được nhà nước Hà Nội tịch thu từ sau ngày 30/4/1975, cho thấy diễn biến Miền Nam VN trong năm 1963 nhìn từ chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu; (2) Văn khố chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Bắc VN), cho thấy diễn biến Miền Nam VN nhìn từ Hà Nội và từ lực lượng du kích MTGPMN.

Sách này rất hữu ích cho các sử gia và sinh viên ngành sử. Độc giả có thể kiểm chứng với tài liệu gốc tiếng Anh khi đọc sách này. Sách dễ dàng dò ngược về các tài liệu gốc.

- Thí dụ, độc giả muốn đọc hồ sơ gốc bằng tiếng Anh về buổi nói chuyện giữa ông bà Trần Văn Chương (cha mẹ của bà Ngô Đình Nhu) và Edward Lansdale, chỉ cần vào Google và gõ vài chữ từ-khóa trong sách này - "tran van chuong lansdale 1963" - thì sẽ ra đường dẫn:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d304

- Thí dụ, thắc mắc về Giáo sư Smith đang theo dõi tình hình VNCH vào những ngày sắp đảo chánh, chỉ cần vào Google.com và gõ "professor Smith Mcnamara saigon 1963" thì sẽ ra:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d150

- Thí dụ. Sẽ phức tạp hơn, nếu độc giả muốn tìm bản tiếng Anh trong câu nói của Đại sứ Lodge nhận định về hai ông Diệm và Nhu được dịch trong sách này là:

 

"Họ trong cốt tủy là một kiểu gia đình độc tài, kiểu thời trung cổ Đông phương, họ hiểu rất ít, nếu gọi là hiểu, về cái nghệ thuật công quyền quần chúng. Họ không thể nói chuyện với người dân, họ không thể thuyết phục báo chí, họ không thể trao được thẩm quyền hay gợi được lòng tin; họ không thể hiểu được khái niệm về chính quyền như là kẻ phục vụ cho người dân. Họ chỉ quan tâm tới an ninh thể chất và sống còn, chống lại bất kỳ hiểm họa nào -- dù là hiểm họa cộng sản hay phi cộng sản."

 

Chúng ta biết rằng Lodge nói câu này, biết điện văn gửi từ tòa đại sứ và biết về gia đình nhà Ngô với thời gian cụ thể ghi trong sách này, độc giả vào Google gõ "lodge embassy family september 5 1963 3 p.m." thì sẽ ra bản Anh văn ở:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d60

Như thế, hầu hết các trang trong sách này có thể dò ngược ra bản tiếng Anh từ kho hồ sơ giải mật của Hoa Kỳ.

 

Tuy chỉ nhìn từ 1/3 hướng nhìn, sách này cũng cho thấy các tài liệu Wikipedia có nhiều điểm sai lầm. Chính biến 1963 hoàn toàn là do người Việt thực hiện, không hề như lời đồn “do chính phủ Mỹ xúi giục lật đổ ông Diệm vì ông Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào VN.” Thêm nữa, các tướng lo sợ phía Hoa Kỳ bán đứng cuộc chính biến, nên chỉ báo cho phía Hoa Kỳ biết cuộc khởi động vũ lực chỉ 4 phút đồng hồ trước khi khai hỏa, thay vì như đã hứa là sẽ báo trước 48 giờ hay 4 giờ. Sách này cũng cho thấy sự do dự phía Mỹ: vào ngày 30/10/1963 (hai ngày trước khi khởi động vũ lực), Tướng Harkins, Tư Lệnh MACV, còn cố vấn cho Tổng Thống Kennedy rằng có lẽ nên yêu cầu các tướng dẹp bỏ âm mưu dung vũ lực để “đảo chánh”.

Các tài liệu trong kho dữ liệu CIA và Bộ Ngoại Giao Mỹ thực ra cũng bất toàn, hoặc bất nhất. Thí dụ, vài điện văn trong tháng 8/1963 ghi rằng có 3 nhà sư (trong đó có Thượng tọa Thích Trí Quang) vào trụ sở USOM xin ẩn trú, nhưng các điện văn tháng 9/1963 ghi rằng các nhà sư đã vào ẩn trú trong Tòa Đại sứ Mỹ. Thí dụ, về cái chết của hai ông Diệm và Nhu, các hồ sơ này ghi nhiều lời kể dị biệt từ nhiều người khác nhau. Có thể hiểu rằng, các nhà ngoại giao và tình báo nghe sao thì ghi lại như vậy, có thể có thêm vài lời bình luận; họ không có thì giờ và không có nhiệm vụ để điều tra xem ai là thủ phạm hay ai là người ra lệnh giết chết hai anh em nhà Ngô. Do vậy, đây là các tài liệu gốc: chuyện xảy ra trong ngày, ngay buổi chiều hay tối là báo cáo qua điện văn về Washington liền; báo cáo trễ lắm là hôm sau.

Nhiều tài liệu được dịch tóm tắt trong sách này, vì kho tư liệu mênh mông, không thể dịch hết những gì không quan trọng. Cách xưng hô trong sách này sẽ gọi cho gọn theo phương pháp viết của quốc tế là, một lần gọi là Tổng Thống Diệm, rồi sau đó gọi ngắn là Diệm. Không phải là cố ý xưng hô bất kính. Các chữ viết tắt đặt ở cuối sách này. Có những chữ, hay đọan, in đậm là do những người dịch muốn làm rõ thêm tầm quan trọng của sự kiện.

 

Phần cuối sách này là bản Việt dịch từ bài “New Light in a Dark Corner: Evidence on the Diem Coup in South Vietnam, November 1963” trong Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive, viết tắt là: NSA), Đại Học George Washington University. Bài này do 2 người biên tập - John Prados và Luke A. Nichter - ghi vài chuyện ít kể về 1963.

 

Trong sách này có tất cả 30 links dẫn tới các kho lưu trữ văn khố Hoa Kỳ. Quý độc giả có thể down load free ấn bản ebook để có thể tiếp cận trực tiếp với các kho dữ liệu điện tử tại link sau: http://www.daophatngaynay.com/vn/files/file-nen/Hoa_Ky_Giai_Mat_Ho_So_Viet_Nam_1963_209490441.pdf

--

Ban Biên Tập kính xin tri ân Thư Viện Hoa Sen đã tặng cuốn sách này.

 

 

 


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập