Sơn môn Bổ Đà - Trung tâm Phật giáo của phái thiền Lâm Tế ở Bắc Giang

Đã đọc: 6005           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Truyền thuyết về chùa Bổ Đà nơi đức Quan Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời gắn với câu chuyện dân gian người tiều phu đốn củi được 32 đồng tiền ở gốc cây thông già ứng với "đức Phật Quan Âm có 32 điều".

Đạo Phật vào Việt Nam từ rất sớm trong đó có vùng đất Bắc Giang. Những điểm di tích thuộc Sơn Môn Bổ Đà cho ta cảm nhận về quá trình du nhập đạo Phật vào vùng đất này khá sớm. Thần tích về Thạch Linh thần tướng gắn với tín ngưỡng thờ đá (linh thạch), dấu chân Phật trên đá ở Ao Miếu được cho là nơi khơi nguồn của tục thờ đá, cùng các điểm di tích khác: Đền Trung, Đền Thượng, chùa Bổ Đà, đền Độc Cước ở núi Lùn, đền Bà Chúa Kho... cho thấy đậm dấu ấn của quá trình du nhập đạo Phật vào Việt Nam trong đó có vùng đất thuộc Sơn Môn Bổ Đà ở Bắc Giang.

Truyền thuyết về chùa Bổ Đà nơi đức Quan Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời gắn với câu chuyện dân gian người tiều phu đốn củi được 32 đồng tiền ở gốc cây thông già ứng với "đức Phật Quan Âm có 32 điều". Thấy màu nhiệm người tiều phu cầu xin: "Nhược bằng Phật Quan Âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ". Quả nhiên sau có con trai, bèn dựng chùa tô tượng thờ Phật. Dân gian gọi là chùa ông Bổ hay Bổ Đà. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tên núi Bổ Đà hay tên chùa Bổ Đà bắt nguồn từ chữ Bu Đa=Phật mà dân gian quen gọi là Bụt? Nếu sự phân tích này đúng thì Phật giáo đến đây từ khá sớm và tên núi gắn liền với tên chùa. Cùng với truyền thuyết dân gian, vùng đất này còn có cả một quần thể di tích liên quan đến tích chuyện trên cho ta nhận định những thông tin về Phật giáo truyền vào vùng đất Bổ Đà từ rất sớm. Truyền thuyết thì như vậy còn dấu vết vật chất và thư tịch còn lại ở chùa Bổ Đà cho biết đây là công trình tôn giáo được xây dựng từ lâu đời và phát triển mạnh ở thời Lê và thời Nguyễn. Năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái nhà Lê (1720-1729) có vị trụ trì tên là Phạm Kim Hưng tiến hành trùng tu toà chính điện, thiêu hương, tiền đường, dựng cột đá, cột gỗ... Đời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) có vị sư tổ họ Ngô quê ở làng Bình Vọng tự là Tính Ánh thiểm sư, cùng nhân dân xây dựng chùa Tứ Ân (chùa Bổ Đà) và Am Tam Đức. Lại trùng tu chùa Quan Âm, dựng gỗ lim, gạch ngói xây dựng một gian cử tăng già chùa Tứ Ân trụ trì. Sang thời Nguyễn chùa tiếp tục được các tổ sư trụ trì mở mang, tu sửa rất uy nghi. Ở những giai đoạn này Bổ Đà đã là trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bắc Giang. Là trung tâm kế truyền có các vị Sư tổ khai trường thuyết pháp, hàng năm kết hạ an cư có các vị tăng ni tín đồ tham thiền học đạo. Các vị sư tổ cho khắc các bản Kinh Luận truyền bá tư tưởng Phật giáo mạnh mẽ như các bộ kinh: Lăng nghiêm chính mạch, Yết ma hội bản, Nam Hải ký quy...Có thể nói ngoài chốn tổ Vĩnh Nghiêm ở Đức La, Yên Dũng thì Sơn Môn Bổ Đà là chốn Tổ, trung tâm Phật giáo lớn thứ hai ở Bắc Giang đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và duy trì phát triển đạo Phật mà phái Thiền Lâm Tế là chủ đạo.Thiền Lâm Tế truyền bá tư tưởng "Thiền giáo nhất trí" có ảnh hưởng tương đối lớn ở Trung và Nam Bộ nước ta. Ngài Huệ Năng truyền giáo ở Phương Nam đến đời thứ hai thì chia ra năm phái là: Tào Động, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhỡn và Qui Ngưỡng, có hai phái truyền sang Việt Nam là: Lâm Tế và Tào Động, phái Lâm Tế do ngài Chuyết Công sang truyền bá ở chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Ở nhà tổ chùa Bổ Đà còn đôi câu đối ghi: Trên biển cả cây hoa phạm nở đầy hoa là ân đức của vùng đất Phật. Họ Ngô ở Bình Vọng, Hà Trung đem lại ân sâu rạng rỡ họ xứ Bổ Đà. Thiền Lâm Tế được du nhập và phát triển mạnh ở miền Trung và Nam Bộ nước ta. Chùa Hà Trung ở Huế là một trong những trung tâm Phật giáo phát triển mạnh về phái thiền này sau đó ảnh tới các ngôi chùa khác miền Bắc như chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích. Theo như nội dung câu đối ở nhà tổ chùa Bổ Đà thì phái Thiền Lâm Tế ở Bình Vọng, Hà Trung (Huế) đã đem lại sự phát triển họ xứ Bổ Đà. Như vậy có nhiều khả năng thời gian này chùa Bổ Đà ở Bắc Giang có sự du nhập phái Thiền Lâm Tế chịu ảnh hưởng của phái Thiền Lâm Tế ở chùa Hà Trung (Huế), chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trên cơ sở đạo Phật giáo Thiền Tông đã duy trì ở chùa Bổ Đà từ trước đó. Tấm bia đá tạo năm 1878 ở chùa Bổ Đà còn ghi rõ: "...Hoàng Pháp tại chùa Ninh Phúc, tức là chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích thuộc phái Lâm Tế”. Hệ thống tượng Phật ở chùa Bổ Đà được bài trí theo dòng phái Lâm Tế có sự kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa và Đạo giáo. Phật giáo vào vùng đất Bắc Giang là Phật giáo Thiền Tông nhưng không thuần tuý, nó có sự kết hợp các yếu tố của Tịnh Tông, Mật Tông. Mặt khác trong khi du nhập vào Bắc Giang, đạo Phật đã tiếp thu và kết hợp với các yếu tố văn hoá dân gian, Đạo Giáo. Chùa Bổ Đà là nơi kết hợp đủ các yếu tố văn hoá này. Chùa có ban thờ Đức Thánh Hoá, ở tiền đường bên trái, có tượng của ngài gắn liền với thần tích về Thạch Tướng quân, có ban thờ đặt tượng Khổng Tử và Thái Thượng Lão Quân. Ở nhà tổ lại có ban thờ tượng Tổ của thiền phái Trúc Lâm tam tổ, trên có bài trí tượng Tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trúc Lâm là Thiền Tông thứ tư ở Việt Nam do Điều Ngự giác Hoàng Trần Nhân Tông lập ra ở Yên Tử thuộc dòng Lâm Tế nhưng có tính chất độc lập sáng tạo của Phật giáo ở Việt Nam.

Như vậy ngoài trốn tổ Vĩnh Nghiêm, ở Bắc Giang còn một trốn tổ nữa không kém phần tố hảo, là trung tâm Phật giáo lớn nơi truyền bá, duy trì và phát triển phái Thiền Lâm Tế từ bao đời nay đó là Sơn Môn Bổ Đà.                            

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập