Huyền diệu Tản Viên tự

Đã đọc: 3650           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ðến chùa Tản Viên (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội), mỗi du khách ngập tràn cảm xúc về chốn linh thiêng ở núi Tổ. Vùng đất "Cổ Phật-Thánh Ðịa" linh thiêng có một không hai của trời Nam đã làm nức lòng bất cứ ai về tham quan, chiêm bái.

Vượt qua quãng đường bê-tông hàng chục cây số lên chùa Tản Viên quanh co, du khách cảm giác khoan thai được hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ, bên dãy núi hiên ngang, sừng sững mang tên Tản Viên, vị thần trong 'Tứ Bất Tử' của Việt Nam. Trong những đám mây trong xanh giữa nắng sớm mai, chùa Tản Viên thấp thoáng hiện ra. Trên dấu tích ngôi chùa cổ có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý (nửa đầu thế kỷ 11) giờ đây là ngôi chùa mới uy nghi và tráng lệ. Những ngày đẹp trời, đứng ở chùa Tản phóng xa tầm mắt ngắm nhìn những xóm làng dưới chân núi và dòng Sông Ðà uốn lượn, lòng người bỗng trở nên thênh thang, nhẹ bẫng, quên đi mọi muộn phiền, lo toan của cuộc sống. 

Nhìn từ phía ngoài, ngôi Ðại Bảo Hùng Ðiện diện tích khoảng 500 m2 với lối kiến trúc vừa mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn đậm nét truyền thống. Ấn tượng nhất là mảng kiến trúc theo kiểu ba cổ chồng diêm 12 mái, bao quanh điện là những hàng cột bằng đá xanh, chạm khắc tinh xảo. Giữa chính điện là pho tượng Ðức Phật thích ca mâu ni cao 7,78 m được tạc từ gỗ mít lớn nhất Ðông-Nam Á. Hai bên là tôn tượng Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền tạo không gian thoáng đãng, thanh thoát.

Cảnh bài trí ở đây đã tạo dấu ấn khó phai cho bất kỳ ai đến chùa. Hai bên tả hữu phía trước chùa là tháp Chuông và tháp Trống. Ðối diện trước chính điện là Ðộng Quan Âm thiên tạo. Tương truyền nơi đây chính là nơi mà Bồ Tát Quan Âm đã thiền định tu hành và truyền đạo cho Tam vị tối linh thần Tản viên Sơn Thánh. Phía sau Bảo Hùng Ðiện là biển non bộ với hình 'Thần Kim Quy hai đầu bái phật cầu Kinh', một kiệt tác thiên tạo có một không hai của trời Nam. Trên đường vào khu Nội viện, phía bên tả chùa là giếng Rồng Tiên trong xanh tuôn trào không bao giờ cạn. Qua khu giếng tiên là Suối Quan Âm, được bắt nguồn từ đỉnh Núi Mẹ và một phần của sườn dãy núi Chàng Rể.

Với mô hình kiến trúc theo kiểu 'Nội Công Ngoại Quốc'; có tả vu, hữu vu, Tiền Phật, Hậu Tổ, cuối Tăng Ðường... hàng loạt các dự án đang quy hoạch trên tổng diện tích hơn 20 nghìn m2 như xây dựng tôn tượng Ðại Thông Chí Thắng Như Lai trên nền hòn sa thạch linh thiêng rộng hơn 300m2; điện thờ Bồ Tát Chuẩn Ðề; 500 tôn tượng A La Hán đặt tại suối Quan Âm, Tản Viên tự là một địa chỉ đáp ứng việc tu học tín ngưỡng tâm linh, tu hành chính pháp cho tín đồ Phật tử và của nhân dân...

Nguồn: Nhân Dân Cuối Tuần

Chùm ảnh chùa Tản Viên:






Phật tử tới Chùa Tản Viên


Đại Hồng Chung Chùa Tản Viên


Đường sang Đền Trung




Cổng Đền Trung Chùa Tản Viên





Lối vào Động Quan Âm


Trong Động Quan Âm


Khu mới xây dựng tại Đền Trung


Đền Trung


Đền Trung khu mới xây dựng


Cổng vào Đền Trung


hùa Tản Viên nhìn từ phía sau


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập