Vĩnh Nghiêm - chốn tổ của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử

Đã đọc: 2669           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Vĩnh Nghiêm (ảnh) ghi danh ba vị Trúc lâm Tam tổ là Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa Ðồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Ðạo Tái. Ðây là nơi đào tạo các tăng đồ đầu tiên ở Việt Nam và được coi là một trong những chốn tổ của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử thời Trần - một dòng thiền mang những đặc trưng riêng của Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm được nhiều người biết đến nhờ việc phát hiện, bảo tồn, giới thiệu và đồng thời đệ trình Tổ chức Văn hóa khoa học giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận kho mộc bản kinh Phật trở thành Di sản văn hóa tư liệu của nhân loại trong Chương trình ký ức thế giới. Tuy nhiên, có những sự kiện mà ít người từng biết đến về chốn Thiền này. Mấy chục năm về trước, nơi đây từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của quê hương thượng võ Bắc Giang. Ý thức được tinh thần dân tộc chư tăng ngày đó đã luôn hết lòng với cách mạng, với nhân dân.

Chùa Vĩnh Nghiêm soi bóng xuống dòng Lục Ðầu Giang hiền hòa, thơ mộng. Cảnh Thiền, cõi Phật tĩnh lặng, vô thường và thanh cao như không hề vương chút bụi trần, phàm tục.

Ðại Ðức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết: 'Lịch sử mấy trăm năm của chốn tổ Vĩnh Nghiêm đã được các tổ, thầy và các sư huynh trong sơn môn lĩnh hội, truyền thừa kể lại. Những sự kiện lịch sử nổi bật mặc dù không thấy ghi chép trong sử sách nhà chùa, song những nhân chứng, những câu chuyện kể thì vẫn nguyên vẹn như mới ngày nào'.

Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 20, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm là hòa thượng Thích Thanh Hanh. Sư tổ Hanh lúc còn sống là một nhà sư có uy tín lớn với phật giáo miền bắc. Năm 1947, địch theo đường thủy tiến công vào mấy xã quanh chùa Vĩnh Nghiêm. Ðại bác, đạn pháo của giặc đã bắn gãy thượng lương, sập mái nhà tổ, nhà bị phá hủy hoàn toàn. Thời gian này du kích các xã trong vùng tập trung đông trong chùa. Nhà chùa giúp đỡ về nơi ăn, chốn ở cho nhiều khóa huấn luyện chính trị và quân sự của địa phương.

Ðại đức Thích Thanh Vịnh trong giây phút cởi lòng mình kể lại: 'Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ Thiền gia Pháp chủ- Hòa thượng Thích Thanh Hanh đứng lên phản đối các chính sách đàn áp, các lễ nghi phong tục không hợp thuần phong mỹ tục của thực dân Pháp áp đặt ở Việt Nam... Riêng sơn môn Trúc Lâm thời chống thực dân Pháp có hơn 20 sư, tăng đi kháng chiến trực tiếp ngoài chiến trường'.

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, những người tu hành ở chùa Vĩnh Nghiêm hưởng ứng lời kêu gọi 'Tăng gia sản xuất' của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cố gắng trong việc trồng trọt và chăn nuôi, góp công, góp của cho kháng chiến. Thời kỳ này Hòa thượng Thích Tâm Duyệt là người trực tiếp chèo đò chở cán bộ, bộ đội trên bến đò La qua sông Lục Nam. Sư thầy Duyệt được Nhà nước tặng Huân chương vì đã có công trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Thời nay, đất nước đã hòa bình, thống nhất, nhà chùa, cửa Phật trở lại là nơi để Phật tử bốn phương hành hương, lễ Phật thể hiện lòng thành kính dâng lên đức Phật, tri ân công đức các vị Tổ sư. Các sư, tăng lại góp những tiếng nói chung vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn: Nhân Dân cuối tuần

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập