Chùa Trăm Gian: Sự hài hoà giữa kiến trúc, con người và thiên nhiên

Đã đọc: 6415           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cái tên chùa Trăm Gian đã đủ tạo nên một liên tưởng về một ngôi chùa trang nghiêm và bề thế. Nhưng cũng vì thế mà cũng có không ít tranh luận quanh cái tên này: Người thì bảo chùa không thể đủ đến trăm gian, kẻ thì nói ngôi chùa này không chỉ có trăm gian...

Một số người dân địa phương và nhiều du khách đến trăm gian đã quả quyết rằng, gọi là chùa Trăm Gian, nhưng nếu đếm số lượng gian thì không thể có cách nào để đếm cho đủ 100 gian. Tuy nhiên, trong khái niệm về 1 “gian” của từng người cũng khác nhau, bởi vì, nếu quan niệm 4 cột là tạo thành 1 gian, thì chùa Trăm Gian thậm chí có số gian lớn hơn con số 100 khá nhiều.

Chùa Trăm Gian vốn có tên chữ là Quảng Nghiêm Tự, thuộc địa phận xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, được xây dựng vào thời Lý. Quần thể chùa nằm trên một quả đồi có độ cao trung bình, với các bậc đi lên được xây theo một triền dốc thoải, còn lưu giữ được các nét kiến trúc đặc trưng của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc ... qua mỗi lần tu bổ.

 Đây cũng chính là nơi thờ Đức thánh Bối (một vị cao tăng đời Trần) và Đô đốc Đặng Tiến Đông, người có công lớn trong trận chiến chống quân Thanh dưới thời Hoàng đế Quang Trung.

  1. Đường lên chùa là những bậc thang thoải thoải, 2 bên là rừng thông xanh mướt.

2. Rừng thông không bao quanh chùa không chỉ có sức lôi quấn đối với người lớn, mà còn thực sự hấp dẫn với lũ trẻ.

3. Tiểu đình trước cửa chùa là nơi đặt gác chuông. Nếu quan niệm 4 cột là tạo thành 1 gian thì chỉ riêng căn tháp này đã có ngót chục gian.

4. Chùa chính nằm ở vị trí cao nhất trên đồi, nơi đây có thể nhìn bao quát ra các vùng xung quanh.

5. Phật tử và du khách sẽ đi qua cổng này để vào sân chùa. Trong những ngày thường không phải đại lễ, cổng trước chùa thường đóng và Phật tử đến lễ chùa sẽ đi vòng từ sân đằng sau để lên Tam Bảo.

6. Hai bên phải và trái của chính điện đều có 1 dãy hành lang với nhiều tranh La Hán được trạm khắc rất công phu.

7. Dưới chân quả đồi, sát bên cạnh chùa là một hồ bán nguyệt, với nhiều cây nhãn cổ thụ. Lũ trẻ vẫn thường đến đây chơi đùa, chúng đã làm cho khung cảnh nơi đây trở nên hoàn hảo hơn về một bức tranh hài hoà giữa con người và cảnh vật.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập