Hành hương về cõi Phật

Dân gian xưa có câu“Trăm năm tích đức tu hành; chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. Cứ mỗi độ xuân về, hàng vạn du khách thập phương trong và ngoài nước lại nô nức hành hương về Yên Tử để tâm thiền lễ Phật và du xuân vãn cảnh.
Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng kéo dài đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn du khách. Đêm khai hội nhộn nhịp với nhiều nghi thức quan trọng như múa bài bông - điệu múa cổ từ thời Trần, múa lục cúng hoa đăng - một loại hình nghệ thuật truyền thống kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với Nhã nhạc cung đình Huế. Sau phần nghi lễ long trọng được tổ chức ở chùa Trình dưới chân núi Yên Tử, hàng vạn người lại tiếp tục cuộc hành trình, đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi.
Năm 2008, cáp treo thứ 2 dài 896 m từ chùa Một Mái lên khu An Kỳ Sinh đã được khánh thành, giúp du khách đến được chùa Đồng mà không phải leo núi nhiều. Tuy nhiên, vẫn nhiều người vẫn lựa chọn đi bộ, leo núi như một sự thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Đức Phật và ngắm cảnh đẹp. Đường lên chùa Đồng cheo leo, dốc đứng nhưng lên được đến nơi sẽ cảm thấy thanh thản lạ kỳ. Nhìn xa dải đường uốn lượn như một dải lụa nối đất và mây trời, hai bên đường là màu xanh mướt mắt của trúc, thông và những cây đại thụ. Tuyến đường bộ từ chùa Giải Oan lên chùa Ðồng nay cũng đã bớt cheo leo vì mới được cải tạo, thiết lập tay vịn bảo đảm an toàn cho du khách. Riêng đoạn đường từ tượng đá An Kỳ Sinh lên chùa Ðồng được xây kè, lát bậc để khỏi bị trơn trượt vào ngày mưa. Đi cáp treo mất vài chục phút, đi bộ thì mất hơn 3 tiếng, du khách đến được đỉnh Yên Tử ở độ cao 1.086 m, nơi có chùa Đồng linh thiêng.
Dân gian truyền tụng khi xưa, chùa Đồng là chốn đào viên để Tiên, Phật đánh cờ, luận đàm kinh kệ, truyền đạo cho các bậc hiền triết trần gian. Nếu hành hương vào ngày đẹp trời, đứng trên đỉnh Yên Tử, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được mục sở thị bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: Phía đông là hòn ngọc Vịnh Hạ Long mênh mông xanh biếc, nhấp nhô ngàn đảo đá; phía Nam là thành phố Hải Phòng với sông Bạch Đằng lịch sử, sông Đá Bạch lấp lánh, phía tây là Hải Dương, Bắc Ninh với những cánh đồng trù phú thẳng cánh cò bay, còn trông về phía bắc là núi non hùng vĩ điệp trùng.
- Chùa Bà Thiên Hậu – ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn CTV
- Chùa Ngũ Xá - Nơi an vị pho tượng Phật khổng lồ đặc biệt của Hà Nội Thiện Minh
- Chùa Âng – kiệt tác chùa Khmer nghìn năm tuổi ở Trà Vinh Thiện Minh (TH)
- Đầu xuân thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam Cao Xuân Lương - Báo Công An Nhân Dân
- Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ Võ Thạnh
- Vãn cảnh núi Thần Đinh Quang Bình
- Chuông chùa Khúc Toại Bài và ảnh: Hoàng Mai
- Rủ nhau “cõng” gạch cung tiến xây chùa Quốc Đô - Anh Thế
- Chùa Một Cột ở Thái Lan Thanh Huyền
- Du lịch 'mạo hiểm' ở núi Tà Cú Huỳnh Hằng
- Ngọa Vân Tiên Cảnh T.H thực hiện (thethaohcm.com.vn)
- Vãn cảnh chùa Phong Phạn Anh Bình
- Lá sen khổng lồ ở Đồng Tháp Nguyễn Hồng Phước
- Về thăm ngôi chùa Đệ nhất... vắng khách aFamily
- Chùa Giám, nơi suy tôn Đại danh y Tuệ Tĩnh Bài và ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)