Xá Lợi Phật Đài Tự

Đã đọc: 8510           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xá Lợi Phật Đài: “ Có nghĩa là tháp thờ Xá Lợi Phật, tên gọi này là tên gọi từ chùa cũ vẫn còn giữ lại khi xây dựng chùa mới. Chùa cũ do Hòa Thượng Pháp Tri được Giáo Hội giao đất xây dựng bảo tháp thờ Xá Lợi Phật ”.

Từ Thành Phố Hồ Chí Minh hướng về Đồng Nai, trên quốc lộ 1 khi đi qua khu du lịch văn hóa Suối Tiên khoảng 3km. Chúng ta dễ nhận ra ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi Phật, tọa lạc tại địa chỉ: 1A Đường A, Khu Tái Định Cư Long Sơn, Phường Long Bình, Quận 9.

Qua trao đổi, chúng t ôi đ ược Thượng Tọa Thiện Nhân cho biết:

Xá Lợi Phật Đài:  “ Có nghĩa là tháp thờ Xá Lợi Phật, tên gọi này là tên gọi từ chùa cũ vẫn còn giữ lại khi xây dựng chùa mới. Chùa cũ do Hòa Thượng Pháp Tri được Giáo Hội giao đất xây dựng bảo tháp thờ Xá Lợi Phật ”.  

Khu đất này tọa lạc tại đồi Viễn, hay còn gọi là đồi Bác Sĩ Tín, nay là khu công viên văn hóa lịch sử dân tộc

Năm 1998: Toàn bộ đồi Viễn trong đó có chùa Xá Lợi Phật Đài được giải tỏa để xây dựng khu công viên văn hóa lịch sử dân tộc, Khi nhận khu đất mới tại khu Tái Định Cư Long Sơn - diện tích 7200m, Thượng Tọa Thiện Nhân xây dựng lại ngôi chùa mới, gồm có chánh điện, tăng xá, trai đường, nhà bếp, phía trước bên tay phải là tháp chuông, bên tay trái của chánh điện là tháp thờ xá lợi Phật, điểm đặc biệt ở ngôi chùa này là ngôi chánh điện, tượng Phật thờ trong chánh điện là tượng mới, - được đúc ngay tại chùa cũ để có thể góp ý sửa đổi kịp thời cho hoàn chỉnh, điểm đặc biệt trên đầu bức tượng ( nhục  đỉnh ) phần đó được đúc rời ra, để sau này khi an vị Phật, sẽ tôn trí xá lợi Phật trên đỉnh đầu của pho tượng.

Năm 2007: Chùa được xây xong và thỉnh tượng Phật về chánh điện mới, sau đ ó làm lễ an vị Phật và lễ kết giới SiMa, đồng thời tôn trí Xá Lợi Phật nơi đỉnh đầu của bức tượng.

Khi Phật tử vào chùa lễ Phật có nghĩa là lễ bái Xá Lợi của Đức Phật. Ý tưởng xây dựng chánh điện cũng như tạo tượng Phật thờ trong chánh điện, ý của tôi là bày trí như thế nào để chánh điện có vẻ trang nghiêm, thanh tịnh, nên hạn chế treo tranh ảnh trong chánh điện, cũng  như  không sơn phết tô màu nhiều, chủ yếu là làm thế nào để khi Phật tử vào lễ Phật thì cảnh vật trong chánh điện khiến cho tâm họ lắng đọng, vì lẽ đó không treo nhiều tranh và trưng bầy  nhiều Pháp khí.

Ngoài hàng phù điêu ghi khắc trên tường kể lại cuộc đời Đức Phật lúc Ngài còn là Bồ Tát Đản Sinh cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn - sau bức tượng Phật thờ trong chánh điện là bức tranh phù điêu khắc cảnh khu rừng Palilayya. Khu rừng này là nơi mà Đức Phật đã từng vào an cư kiếp hạ. Lúc bấy giờ một con voi ( con voi chúa đàn ) cảm thấy bận rộn, ồn ào trong bầy đàn, nên nó từ bỏ đàn và đi vào trong rừng sống một mình. Lúc gặp Đức Phật thì nó rất mừng và mỗi ngày đi mang nước về dâng cho Đức Phật. Đồng thời ở đây cũng có con khỉ ( con khỉ chúa đàn ) tách rời bầy đàn sống một mình, thấy Đức Phật nó phát  tâm tình nguyện đi hái trái cây cúng dường Đức Phật mỗi ngày, điểm đặc biệt khi tạo bức tranh tôi có ý nhắc nhở, cảnh tỉnh người đời nhất là Phật tử khi vào chánh điện lễ Phật, lúc nhìn lên kim thân Phật và hình ảnh đó để chúng ta nhớ lại cuộc đời của Đức Phật ( cuộc đời mà  gần như gắn liền với thiên nhiên – sinh ra tại rừng cây – thành đạo tại rừng cây chuyển pháp luân cũng tại rừng cây ). Thành ra núi rừng là nơi an tịnh giúp cho hành giả thực hành tốt Pháp môn tu học

Điểm đặc biệt muốn nhấn mạnh ở nơi đây: Là một bậc Alahán trú ở nơi nào, sống ở đâu, thì dân cư sống xung quanh đó đều được an lạc, như câu Pháp cú Đức Phật dạy:

Làng mạc đây núi rừng kia

Và thung lũng nọ, lối về non cao

Alahán trú nơi nào

Dân cư chốn ấy, xiết bao an lành.

Hơn thế nữa, người tu tập tâm từ, người có tâm từ - thì luôn  được các loài phi nhơn, chư thiên và nhân loại mến, yêu, kính trọng.

Điểm đặc biệt trong bức phù điêu này có con nai và con sư tử nằm gần nhau – ngụ ý nói ai sống gần Đức Phật, sống dưới bóng  mát của bậc Alahán thì s ẽ thuận hòa không gây tổn hại nhau. Có thể nói đức tánh của tâm từ đã cảm hóa một con thú dữ trở thành hiền ngoan. Sư tử từng ăn thịt hươu nai, nhưng sống gần với Đức Phật nên trở thành hiền lành – không làm hại hươu nai. Loài nai rất nhút nhát, sợ sư tử, nhưng sống dưới bóng mát của Đức Phật thì không còn sợ sệt nữa.

Từ hình ảnh đó, tôi muốn nhắn gửi mọi người khi qùy dưới kim thân của Đức Phật, nhìn lên kim thân và những bức ảnh này thì Phật tử chúng ta nên dứt bỏ những tâm niệm tham – sân - si - phiền não hãy dừng lại những tư tưởng bất thiện, quên đi những hận thù  oan trái khi nhìn lên bàn  tay của Đức Phật , ý như  muốn bảo chúng ta xa lánh điều ác - làm những việc lành - giữ tâm ý trong sạch . Bởi mình là con người mà còn hận thù giết hại lẫn nhau thì rất đáng thổ thẹn. Do đ ó đã là người thì chúng ta nên sống hòa hợp với nhau, sống với một tâm hồn rộng mở, biết thương yêu biết giúp đỡ lẫn nhau, để xứng đáng là người Phật tử, là đứa con tinh thần của Đức Phật.

Cổng chính tam quan


Cổng tam quan nhìn từ xa


Bên trong công chính tam quan



Bậc thang lên xuống chánh điện



Sư Thiện Nhân


Bên trong chánh điện


Bức phù điêu trong chánh điện


Bên hông chánh điện



Một góc chánh điện



Một góc chánh điện, trai đường



Góc kiến trúc Việt


Trai đường



Góc chánh điện - Tăng xá


Tháp chuông



Báo tháp











Khu vườn cây


Khuôn viên tượng Phật Thích Ca






Tăng xá



Đường ra cổng sau


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập