Ngôi chùa

Đã đọc: 7249           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ở các làng quê Việt Nam thường có những ngôi chùa cổ kính. Đó là một công trình kiến trúc độc đáo làm nơi thờ Phật - Giáo đường của Phật giáo... Từ cuối nhà Lý sang đầu nhà Trần, Việt Nam mới có chữ "Tự" đặt tên cho chùa. Đất dựng chùa phải là đất thiêng, tương đối cao, không bị ngập lụt, trong sạch không có mồ mả, xung quanh có ít nhà dân ở.

Trước chùa phải phong quang thoáng đãng, có dòng nước chảy. Nếu không, trong chùa phải đào giếng hoặc xây hồ bán nguyệt để tạo ra âm dương đối đãi. Vì thế chùa nào cũng có giếng nễớc hoặc hồ nước.


Kiến trúc của các ngôi chùa thời Lý là các ngôi tháp. Tháp cao nhất là tháp 13 tầng (Tháp Long Đọ ở huyện Duy Tiên, Hà Nam). Tháp chính là chùa. Thời Lý còn có một số ngôi chùa lớn, xây dựng ở lễng chừng núi, kiêm làm Hành cung của vua.

Sau này kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam đều là một tầng giống như những ngôi nhà ở làng quê. Nhưng đó là một toà nhà to, rộng, hình chữ "T", phần dọc là chỗ thâm nghiêm để thờ Phật.

Chùa được xây dựng bằng những cột gỗ lim cao to. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa được uốn cong, lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, phía dưới là ngói chiếu. Các góc của mái chùa đều có đầu đao xây cong lên nhễ hình lưỡi đao hoặc nhễ hình cái đuôi chim phượng.

Hệ thống bộ mái của chùa chiếm hai phần ba công trình. Đó là đặc trưng kiến trúc của chùa Việt Nam. Những ngôi chùa ở miền Bắc mang tính chất chùa cổ, vì kiến trúc trên bộ khung bằng gỗ. Còn ở miền Nam kiến trúc theo kiểu bê- tông hoá, gọi là kiến trúc chùa đúc.

Chùa thường được xây dựng theo hướng Nam (hướng của trí tuệ) hay hướng Tây (hướng dương - yên tâm một chỗ).

Trước chùa bao giờ cũng có Tam quan, trên có gác chuông, hình thức là ba cửa, nhưng nội dung là một tuyên ngôn ba lối nhìn của Đạo Phật: Không qúan, giảquán, trung quán. Ngoài cửa của Tam quan thường có đôi lần ở trên đỉnh, tượng trưng cho sức mạnh ở trên cao, sự hiểu biết, kiểm sát tâm linh của các chúng sinh khi bước vào cửa chùa. Sau Tam quan có con đường "Nhất chính đạo" để đi vào chùa.

Vào chùa là bước vào Tiền đường (nhà phía trước) phải vào cửa bên trái. ở đây có bàn thờ thứ 9 thờ Đức Ông, mặt đỏ. Lễ Đức Ông xong, mới đến lễ ở bàn thờ chính giữa nằm ở chùa trong (Nhà dọc theo kiểu chuôi vồ). Đây là chỗ thờ Phật, có 6 bàn thờ từ cao xuống thấp, là 6 hàng trễng bày các tượng Phật bằng gỗ hoặc bằng đồng và các thứ đồ thờ nhễ đỉnh hương, cây đèn...

Khi lễ Phật, không nên vái lia lịa, mà chỉ để tay trước ngực, thắp hương một nén, không thắp nhiều.

Bàn thờ chính của chùa có các hàng cao thấp như sau:

-Hàng 1 thờ Tam thế Phật, là 3 vị: Quá khứ, hiện tại, vị lai (ba thời).

-Hàng 2 thờ Di Đà tam tôn. Tượng Di Đà ở giữa. Bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát. Bên phải là là Đại Thế Trí Bồ Tát.

-Hàng 3 thờ Thích Ca Mâu Ni (cầm bông sen dơ lên). Hai tượng hai bên là Văn Thù cưỡi sễ tử và Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà là hai đệ tử của Thích Ca.

-Hàng 4 thờ Di Lặc Tam Tôn. Tượng Di Lặc béo phệ, miệng cười rộng.

-Hàng 5 thờ Thích Ca sơ sinh. Tễợng là một chú bé đứng trên đài sen mặc quần ngắn, xung quanh có 9 con rồng, nên còn gọi là tễợng Cửu Long.

-Hàng 6 thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế đội mũ Bình Thiên. Bên trái là Nam Tào cầm sổ đỏ ghi việc sinh. Bên phải là Bắc Đẩu cầm sổ tử. Sau khi lễ ở bàn thờ chính xong, còn lễ ở hai bàn thờ nữa là bàn thờ số 7 và 8 ở Tiền đường. Bàn thờ số 7 thờ Ông Thiện và Ông ác (khuyến thiện và trừ ác). Hai ông này đội mũ và mặc áo võ tướng, chân đi giày, còn được gọi là tượng Kim Cương hoặc Hộ Pháp (bảo vệ Phật). Có chùa còn có 10 tễợng nhỏ đứng hai bên là 

"Thập điện Diêm Vương" và ở ngoài hành lang có 18 tượng, gọi là "Thập bát La Hán".

Phần sau chùa có Tĩnh thờ chư vị là những vị thần về Đạo giáo. Ngoài ra còn có Nhà thờ tổ thờ những vị tăng ni đời trước ở chùa đã mất. Nhà Hậu thờ những người mua hậu chùa đã mất. Tăng phòng là nơi để các nhà sư ở. Phương Trượng là nơi để vị sư trụ trì ở.

Trong khu vực chùa còn có các tháp. Đó là nơi chôn cất các nhà sư trẻ chết. Tháp một tầng nhễng to là nơi chôn cất các bà hậu, ông hậu là những ngễời có công xây dựng, tu sửa chùa. Tháp 3 tầng là tháp chôn cất các Hoà thượng.

Bên cạnh các công trình kiến trúc đó, trong khu vực chùa thường chỉ trồng các loại cây như: cây đề (khuyên chúng sinh đẹp lòng trần để làm điều thiện), cây đại (cây thiên mệnh, hút sinh lực từ tầng trên xuống dưới), cây gạo (là bậc thang nối trời đất), cây muỗm (để các linh hồn không nơi nương tựa đến nương nhờ), cây sen (biểu tượng cho âm-cõi niết bàn), cây cúc (biểu tượng cho dương), cây mẫu đơn, cây phù dung...

Chùa chính là chốn tịnh viên (vườn tĩnh mịch). Đây là nơi con người đến tâm linh, thánh thiện, cầu mong trừ được điều ác, làm được nhiều điều thiện, để sống thư thái, tốt lành hơn.

Chùa cũng là một nét đẹp văn hoá mang tính dân tộc cao. Đó cũng là một tác phẩm nghệ thuật cổ kính, trang nghiêm của con người hoà nhập với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh tĩnh lặng góp thêm cho bức tranh toàn cảnh của làng quê được hoàn mỹ.

Nguồn: Thư viện Hoàn Mỹ

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập