Hoa sen trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam

Đã đọc: 10161           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành.

Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ XI với chùa Một Cột (Hà Nội); thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Kim Liên (Hà Nội).

 buthaptt

 Hoa sen được trang trí trên bờ tường chùa Bút Tháp

Đặc biệt, hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa của chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7.8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

 cplh1  

Qua đến thế kỷ XVIII, hình tượng hoa sen không chỉ được thể hiện một cách riêng lẻ trong các công trình kiến trúc Phật Giáo mà đã trở thành phong cách kiến trúc chung cho cả một giai đoạn. Tiêu biểu nhất là chùa Kim Liên (Hà Nội) được xây dựng theo kiểu kiến trúc chạy dài mà hợp lại thành một cụm hình tượng bông sen. Từ kết cấu đến từng chi tiết kiến trúc của chùa đều gọn gàng, tạo hình khối kiến trúc ổn định, ǎn nhập với các yếu tố phù trợ khác như đầu đao cong vút, ô cửa sổ bán âm bán dương trên bức tường ốp gạch trần. Tất cả tạo nên một vẻ thanh thoát, cổ kính, huyền bí. Đứng trên đê nhìn xuống, Chùa Kim Liên thấp thoáng trong lùm cây xanh um tùm chung quanh là hồ, chẳng khác gì đóa sen nở trên mặt nước.

  chuakimlien 
 

 Hoa sen được trang trí trên các rường, cột ở chùa Kim Liên

Bên cạnh đó, chùa Tây Phương cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc trên nhưng có phần tinh xảo hơn. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mái lợp hai lớp ngói, xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế. Đặc biệt, các đầu đao mái được làm bằng đất nung với đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng...Còn cột chùa thì kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen rất đẹp.

  tuongphatbt 
 

 Tượng Phật trên tòa sen ở chùa Bút Tháp

Hơn thế nữa, đài sen trang trí cho các tượng Phật cũng được thể hiện rất sinh động trong các ngôi chùa. Tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) là một trong những pho tượng bằng gỗ lớn nhất Việt Nam với đôi tòa sen cao 30cm, bệ tượng cao 54cm. Còn ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thì đài sen được chạm khắc rất tỉ mỉ, cao 1.87m, trên là tượng Phật đang ngồi thiền định...

Có thể nói, hoa sen là một hình tượng dung dị và đời thường. Song cũng chính nét đẹp giản đơn ấy đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc Phật Giáo của Việt Nam.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập