Ngắm kiến trúc Chùa Bổ Đà - Trung Tâm phật giáo vùng Kinh Bắc

Đã đọc: 1637           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn có kiến trúc độc đáo, khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc.

Chùa Bổ Đà - Trung tâm phật giáo vùng Kinh Bắc

Chùa Bổ Đà còn có tên gọi khác là là chùa Bổ, chùa Tam Giáo. Ngôi chùa độc đáo tọa lạc tại ngọn núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà Sơn (Bắc Giang). Năm 2016, chùa Bổ Đà được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, đây là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất của vùng đất Kinh Bắc, nơi được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nơi đây cũng là nơi lưu giữ bộ kinh phật cổ nhất được khắc trên gỗ thị của dòng thiền Lâm Tế.

Toàn cảnh ngôi chùa Bổ Đà từ trên cao Ảnh: Internet

Chùa Bổ Đà được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý, thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đi qua nhiều cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam, ngôi chùa đã nhiều lần được cải tạo, giờ đây ngôi chùa mang nét kiến phong cách kiến trúc của triều Lê - Nguyễn. Chùa tọa lạc nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi kỳ vĩ, cảnh sắc, không gian phủ lên một màu huyền thoại, xung quanh được bao bọc bởi đồi núi xóm làng.

Cho đến tận hôm nay, chùa Bổ Đà vẫn giữ được nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ, vườn tháp của ngôi chùa cũng được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam. Chùa Bổ Đà được thiết kế theo lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" để tạo vẻ u tịch, thanh vắng và linh thiêng. Hệ thống bố cục của kiến trúc vô cùng hài hòa được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống của người Việt Cổ như: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo, những bức tường, các cổng được xây dựng bằng đất nện theo lối trình tường. 

Chùa Bổ Đà mang những nét đẹp cổ của kiến trúc Việt Ảnh: Sophia Doan

 

Cổng chùa, tường chùa được xây dựng bằng đất nện theo lối trình tường Ảnh: Sophia Doan

 

Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu Ảnh: Sophia Doan

 

Tường gạch màu mâu đặc trưng Ảnh: Sophia Doan

 

Giếng nước cổ của chùa Ảnh: Sophia Doan

Khu vực chùa chính có diện tích khoảng 51784 m² được phân ra làm ba khu vực: khu vườn rộng 31000 m², khu nội tự chùa rộng 13000 m² và khu vườn tháp rộng: 7784 m². Quần thể kiến trúc của chùa bao gồm gần 100 gian thờ cổ kính, được thiết kế mở và kết nối với nhau khiến du khách như lạc giữa mê cung của những hành lang và điện thờ.

Khu vực vườn chùa được bao bọc ở hệ thống đường hào rộng 2mx1,5m có tác dụng ngăn thoát nước và bảo vệ chùa. Trong vườn trồng các loại cây ăn quả truyền thống của Việt Nam và các loại hoa màu theo thời vụ.

Khu vực vườn chùa xanh mát và thanh tịnh Ảnh: Sophia Doan

Khu tháp tăng là một trong những nét đặc trưng của chùa Bổ Đà. Ngôi chùa có gần nghìn năm tuổi nổi tiếng với kỷ lục là khu vườn tháp lớn nhất Việt Nam với 97 tòa tháp, khu vực vườn tháp là một bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà với diện tích 7784 m². Nơi đây là nơi lưu giữ xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1000 vị cao tăng các vị hòa thượng dòng thiền Lâm Tế đã từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ lịch sử. 

Mỗi tòa tháp là nơi an nghỉ của từ 4 đến 26 thi hài; đa số tháp trong vườn là tháp 3 - 4 tầng có độ cao 3m – 5m, những ngôi tháp sư tổ thường sẽ cao và rộng hơn. 

Các tòa tháp mộ được xây dựng theo quy định riêng rất chặt sẽ của thiền môn và được xếp hàng hàng, lớp lớp. Theo 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán của thiền môn có ghi lại rằng: "Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng trên đỉnh có hình bình cam lộ đặt trên tòa sen, tháp của ni trên đỉnh có búp sen.”

Bao xung quanh vườn tháp là bức tường thành được làm từ đá núi, gạch chỉ và đất thó vô cùng chắc chắn, bức tường thành dài giữ cho khu vườn luôn ở trong sự thanh tịch, sâu lắng.

Kiến trúc chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê - Nguyễn Ảnh: Sophia Doan

 

Khu vực điện thờ chính Ảnh: Sophia Doan

Hành lang chùa Ảnh: Sophia Doan

Khu nội tự chùa chính có tên gọi là chùa Tứ Ân, chùa chính Tứ Ân được xây dựng vào thời Hậu Lê, chùa được thiết kế theo kiến trúc Nội công ngoại quốc (một nét đặc trưng của chùa Việt Nam), tám cửa ra vào tượng trưng cho bát quái của vũ trụ, đường đi được thiết kế theo kiểu chữ Lục (六) để không bị ướt khi đi từ nhà nọ sang nhà kia vào trời mưa. Toàn bộ khu chùa Tứ Ân hiện nay có 16 toà nhà với 92 gian. 

Chùa Bổ Đà - Kho tàng của những bảo vật quốc gia

Chùa Bồ Đà cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị và kho tàng di sản Hán - Nôm phong phú. Nơi đây lưu giữ hơn 2.000 bộ kinh khắc gỗ thị có từ thế kỷ 18. Sau gần 300 năm, bộ kinh vẫn còn khá nguyên vẹn mặc dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Mộc bản chùa Bổ đã được thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Kho mộc bản chùa Bổ Đà. Ảnh: Internet

Ngôi chùa luôn giữ được vẻ thanh tịnh, xanh mát với thời gian Ảnh: Sophia Doan

Ngày nay, chỉ có hai nhà sư sống trong chùa Bồ Đà. Tuy nhiên, chùa vẫn được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam do những giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của ngôi chùa. 

Thông thường 16 đến 17 tháng 2 âm lịch, chùa Bồ Đà và chính quyền địa phương sẽ tổ chức lễ hội thường niên tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang, để cầu nguyện, tham quan chùa và biểu diễn các tiết mục âm nhạc dân gian. Lễ hội thu hút hàng ngàn nhà sư, tín đồ và khách du lịch mỗi năm.

Nguồn homeaz

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập