Phật Giáo Việt Nam Trong Dòng Chảy Đương Đại

Phật giáo Việt Nam có đặc biệt rất khác, trở về chúng ta thấy có triều đại Lý thì Ngài Lý Công Uẩn cũng là một chú tiểu trong chùa. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một vị vua anh minh, sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm rồi thì Ngài lên núi Yên Tử để tu tập, thành lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rồi đi xuống thần dân dạy con người ta làm những việc thiện. “Tuy rằng, mình là những người tu hành nhưng mà làm thế nào để cho nhân dân đều có cuộc sống bình yên” - đấy là những tư tưởng nhập thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước lâu đời. Sống quây quần trong những xóm làng ấm cúng. Người Việt cổ từ xa xưa đã hình thành đạo thờ cúng tổ tiên. Họ có lòng tin vào luân hồi, nghiệp báo và sống hướng thiện. Phật giáo với những giá trị tương đồng đã du nhập vào Việt Nam, trở thành một tôn giáo sâu sắc nhưng giản dị, dễ thẩm thấu và tiếp biến trong đời sống bình dân một cách uyển chuyển, và buổi bình minh của Phật giáo đã bắt đầu cách đây hơn 2.000 năm với nếp chùa đầu tiên.
Phật giáo Việt Nam có đặc biệt rất khác, trở về chúng ta thấy có triều đại Lý thì Ngài Lý Công Uẩn cũng là một chú tiểu trong chùa. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một vị vua anh minh, sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm rồi thì Ngài lên núi Yên Tử để tu tập, thành lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rồi đi xuống thần dân dạy con người ta làm những việc thiện. “Tuy rằng, mình là những người tu hành nhưng mà làm thế nào để cho nhân dân đều có cuộc sống bình yên” - đấy là những tư tưởng nhập thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Gắn bó từ trong nhân gian, thấu hiểu và coi trọng con người những vị thiền sư nổi tiếng đã góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam, phục vụ quốc gia hướng đến sự hưng thịnh và hạnh phúc của xã hội. Họ - những Tăng sư Phật giáo trực tiếp tham dự vào chính sự khi tiếng gọi dân tộc cất lên. Cũng chính họ đã nhận phần công việc dạy học, bốc thuốc trị bệnh, an ổn đời sống cho mọi người. Sau những tháng ngày nhập thế đóng góp cho đời, người tu hành lại lui về với nếp chùa của mình, an nhiên thoát tục, chuyên tâm tu đạo theo lời Phật dạy.
2.000 năm lịch sử, Phật giáo đi đến đâu cũng được nhân dân mến mộ xây dựng những ngôi chùa để thờ Phật. Khi mới sinh ra thì chúng ta cũng đến lễ Phật phù hộ cho con khỏe mạnh; khi cưới vợ, gả chồng thì chúng ta lại làm lễ hằng thuận; khi mất đi thì cũng đưa bố mẹ ông bà lên chùa lễ Phật để tiếp độ về thế giới Cực Lạc. Cả cuộc đời của chúng ta phải gắn liền với Đạo Phật, giữa dân tộc và Phật giáo luôn gắn liền với nhau. Cho nên văn hóa của Phật giáo là văn hóa của dân tộc, văn hóa của dân tộc là văn hóa của Phật giáo.
Mái chùa trở thành nơi vừa dân dã vừa trang nghiêm, là nơi mọi sinh hoạt của người dân diễn ra hàng ngày như một lẽ tự nhiên từ nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo. Người Việt được nuôi dưỡng đức tin từ Phật giáo, được dạy điều hay lẽ phải, cách sống ở đời. Và không biết từ khi nào triết lý sống lương thiện, yêu thương của Phật giáo thấm đẫm vào từng lời ru dân gian nuôi dưỡng tinh thần biết bao thế hệ người Việt.
Phật giáo là tôn giáo phi biên giới, hài hòa và cởi mở, thích nghi với mọi công đồng xã hội, mọi phong tục văn hóa và hội nhập vào các quốc gia một cách tự nhiên.
Từ những ngôi chùa cổ kính của miền bắc như chùa Phật Tích, chùa Giám đến những ngôi chùa yên tĩnh nơi miền Trung. Những ngôi chùa Việt Nam qua hàng thế kỷ phủ đầy dấu ấn thời gian và những thăng trầm vẫn bền vững tồn tại ở đó như một minh chứng cho việc Phật giáo đã thực sự trở thành một phần đời sống của người Việt không thể tách rời. Và rồi chính người Việt cũng mang tâm hồn của mình gửi vào nếp chùa khiến cho trên khắp dải đất hình chữ S mỗi ngôi chùa đều mang nét đặc trưng riêng biệt không nơi nào có.
Các ngôi chùa lớn ở Miền Nam như chùa Xiêm Cán, Chùa Hang luôn có dáng vẻ và màu sắc của các dân tộc Chăm, Khmer với lối kiến trúc đền tháp uy nghi mà duyên dáng. Nếu không có sự hiện diện của Phật giáo ở Việt Nam thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửa số di tích và danh lam thắng cảnh quốc gia đáng tự hào. Và trong tâm thức truyền thống người Việt cũng không thể đầy lòng vị tha, đức bố thí, tâm hướng thiện và niềm tin mãnh liệt ở tương lai. Bởi vậy những ngôi chùa Việt Nam chính là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc.
- Chùa Từ Vân - Ngôi chùa vỏ ốc đẹp khác lạ ở Cam Ranh Minh Châu
- Khung cảnh thanh tịnh tại Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên Thanh Tâm
- Chùa Phật Học 2 - Ngôi chùa uy thiêng, thanh nhã, không đốt vàng mã ở Sóc Trăng Thanh Tâm
- Chùa Linh Sơn, Ấn Độ Võ Văn Tường
- Quảng Ninh: Thiền viện Giác Tâm, TP.Hạ Long – nơi cõi Tịnh Tronghaitb
- Chiêm ngưỡng ngôi chùa 120 năm tuổi ở thủ đô Colombo, Sri Lanka Nguồn: vov.vn
- Ngôi chùa có cổng hình cây tre ở Đồng Nai Nguồn: vnexpress
- Tìm thấy một hang động Phật giáo cổ tại Trung Quốc Gia Trúc
- Độc đáo hình tượng Phật dài 100m 'tạc' trên ruộng bậc thang Theo ECNS
- Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông Nguồn: langvietonline.vn
- Xiêm Cán - ngôi chùa mang đậm sắc thái Khmer Nguồn: bienphong.com.vn
- Tác phẩm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát chùa Linh Ứng lọt Top ảnh Du lịch đẹp 2019 của CNN Nguồn: phatgiao.org.vn
- Bộ ảnh quý về chùa Báo Ân của Hà Nội xưa Nguồn: phatgiao.org.vn
- Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 300 tuổi ở chùa Giám Nguồn: phatgiao.org.vn
- Đến chùa Long Đọi Sơn ngắm tấm bia cổ gần 900 năm tuổi Nguồn: phatgiao.org.vn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Phật Giáo Thủ Đức Quyên Góp Gần 5 Tỷ Đồng Cứu Trợ Đồng Bào Miền Trung
- Trao 60 Suất Học Bổng HT Thích Trí Tịnh Đến Các Em Học Sinh Sinh Viên Trước Thềm Năm Học Mới
- Tăng, Ni Phật Tử Đạo Tràng Vạn Đức Tham Dự Buổi Tập Huấn Nghiệp Vụ Phòng Cháy Chữa Cháy
- Trao Tặng 100 Suất Học Bổng Đến Trẻ Em Nghèo Hiếu Học Tại Quê Hương Cố HT Thích Trí Tịnh
- BÀI TRẢ LỜI – Mộc Trầm (Thích Đạo Quang)
- Chia sẻ của Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên) về ý nghĩa mùa Vu-lan báo hiếu
- TP. HCM: LỄ TỰ TỨ TẠI TRƯỜNG HẠ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- Khóa Tu Online Mùa Dịch Và Sự Tùy Duyên Bất Biến Trong Giáo Lý Phật Đà
- Khóa tu Búp Sen Từ Bi: Cái hẹn chiều thứ Bảy hàng tuần
- HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HCM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC AN CƯ KIẾT HẠ 2020 - PL. 2564
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)