Giới Hương, Vị Ni Sư Trong Thời Hiện Đại

Đã đọc: 1469           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“Giới Hương” là một cụm từ ghép của tiếng Hán-Việt; Giới có nghĩa là giới luật hoặc là đạo đức. Hương có nghĩa là hương thơm. Vậy “Giới Hương” có nghĩa là hương thơm của người học, hiểu, và hành trì giới luật của Đức Phật. Ở đây, “Giới Hương” là đạo hiệu của vị Ni Sư, Trú Trì Chùa Hương Sen[1] ở Nam California, Hoa Kỳ. Thật vậy, khi đọc cụm từ “Giới Hương,” chúng ta liền nghĩ tới một bông Hoa đức hạnh có màu sắc đẹp và hương thơm. Khi nghe và nhìn thấy bông hoa đó, chúng ta đều sinh tâm hoan hỷ và liên tưởng tới hình ảnh đẹp của người xuất gia.

Chúng Tỳ Kheo Ni, Chúng xuất gia nữ, hay những con gái của dòng họ Thích, là một trong những chúng đệ tử lớn của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Họ đều có khả học Pháp, hiểu Pháp, hành Pháp, hoằng Pháp, hộ Pháp, chứng Pháp, và ứng dụng giáo Pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong đời sống hiện tại. Với chủ đề trên, “Giới Hương, Vị Ni Sư Trong Thời Hiện Đại” là một đề tài được thảo luận trong bài viết này.

 “Giới Hương” là một cụm từ ghép của tiếng Hán-Việt; Giới có nghĩa là giới luật hoặc là đạo đức. Hương có nghĩa là hương thơm. Vậy “Giới Hương” có nghĩa là hương thơm của người học, hiểu, và hành trì giới luật của Đức Phật. Ở đây, “Giới Hương” là đạo hiệu của vị Ni Sư, Trú Trì Chùa Hương Sen[1] ở Nam California, Hoa Kỳ. Thật vậy, khi đọc cụm từ “Giới Hương,” chúng ta liền nghĩ tới một bông Hoa đức hạnh có màu sắc đẹp và hương thơm. Khi nghe và nhìn thấy bông hoa đó, chúng ta đều sinh tâm hoan hỷ và liên tưởng tới hình ảnh đẹp của người xuất gia. Một trong những bài thơ thiên nhiên, tác giả Thích Trừng Sỹ viết rằng:

Nguyện học hạnh của HOA

Tỏa hương thơm đức hạnh

Khéo nói lời ái ngữ

Ban tặng cho mọi nhà.”[2]

Như vậy, bông hoa được đề cập ở bài thơ trên được dụ cho người tài và đức, hoặc cho vị hành giả cư sĩ và xuất sĩ. Trong bài viết này, nó được chỉ cho Ni Sư, người có đạo hiệu là Giới Hương, một trong những người xuất gia Nữ trong thời hiện đại. Từ khi có đủ duyên lành trở thành người Nữ xuất Sĩ, Ni Sư gặp không ít nghịch cảnh khác nhau trong cuộc sống, nhưng nhờ sự khéo léo học, hiểu, hành trì, ứng dụng Phật pháp, sử dụng ngôn ngữ từ ái, Ni Sư không những vượt qua các nghịch cảnh suông sẻ, mà còn xây dựng tình huynh đệ, pháp lữ, đồng tu tốt đẹp, như việc tu, học, thành lập Chùa, nuôi dạy Ni chúng đệ tử, v.v…

Trong Kinh Pháp Cú, kệ số 52, Đức Phật dạy: “Như bông Hoa tươi tốt vừa có sắc đẹp, vừa có hương thơm. Cũng vậy, người khéo nói điều lành, nghĩ điều lành, và làm điều lành sẽ đem lại kết quả tốt cho nhiều người.” Bông Hoa ở đây là danh từ số ít được dụ cho vị hành giả, có thể là người con trai hay người con gái, đệ tử của Đức Phật. Ở đây, vị ấy được hiểu là Ni Sư Giới Hương, người biết cách chăm lo, vun trồng, và phát triển đóa hoa đạo hạnh và đạo đức trong quá trình tu, học, và hoằng Pháp ở Việt Nam, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.

Hoa chiên đàn, già la,

Hoa sen, hoa vũ quý,

Giữa những hương hoa ấy,

Giới Hương’ là vô thượng.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 55)

 

Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 54)

 

Hoa vật lý có nở, có tàn, có sinh, và có diệt. Hương của nó chỉ bay theo chiều gió, nó không thể nào bay ngược chiều gió, nhưng hoa đạo đức không bao giờ có sinh và diệt, nó bắt nguồn từ hành giả tu tập, hành đạo, hiểu đạo, hộ đạo, hoằng đạo, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho nhiều người. Vị hành giả này được chỉ cho “bậc chân nhân,” đệ tử của Đức Thế Tôn. Ni Sư Giới Hương là một trong những đệ tử xuất gia của Đức Phật trong thời hiện đại, có tu, học, giảng dạy, trải qua các trường lớp Phật học và thế học, nuôi dưỡng, trưởng thành, và phát triển đời sống đạo đức và tâm linh tốt đẹp. Khi chúng ta hiểu và thực hành như vậy, đóa Hoa đạo đức của bậc chân nhân không bị bất cứ làn gió nào làm ngăn cản, nó có thể bay cao, bay xa, và lan tỏa trong nhiều phương khác nhau. Khi nghe và biết tới người này, người ta sẽ sinh tâm hoan hỷ và thiện cảm.

 

Như từ một đống hoa,

Nhiều tràng hoa được làm.

Cũng vậy, thân sanh tử,

Làm được nhiều việc lành.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 53)

 

Dựa vào một đống hoa, người ta có thể kết thành nhiều tràng hoa. Cũng vậy, từ tấm thân vật lý này, người hành giả có thể làm nhiều việc lành và việc thiện để đem lại lợi ích cho nhiều người. Ngược lại, nếu dựa tấm thân vật lý này, những ai làm các điều bất thiện sẽ đem đến hại mình và hại người ngay trong cuộc sống hiện tại. Là người con trai hay con gái của Đức Phật, khi học, hiểu, áp dụng, và thực hành Bát Chánh Đạo, chúng ta có cái nhìn đúng, suy nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng, mưu cầu sinh nhai đúng, siêng năng đúng, nhớ nghĩ đúng, và dừng lại đúng để chúng ta có thể nhận diện, thanh lọc, và chuyển hóa điều xấu thành điều tốt, điều sai thành điều đúng. Khi hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta sẽ đem đến nhiều lợi lạc và hòa bình đích thực cho pháp giới chúng sinh trên khắp hành tinh này.  

 

Như ong đến với hoa,

Không hại sắc và hương,

Che chở hoa, lấy nhụy.

Bậc Thánh đi vào làng.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 49)

 

Thực vậy, những người đệ tử của Đức Phật, dù là người nam xuất gia hay là người nữ xuất gia, dựa vào bài kệ Pháp Cú trên, học theo hạnh của những con ong, tìm hoa để hút nhụy hoa hay mật hoa rồi bay đi, nhưng chúng không làm tổn thương hương sắc của hoa. Cũng vậy, những người đệ tử của Đức Phật đi vào thôn, xóm để làm Phật sự, quyên góp vật chất cho việc xây dựng Chùa chiền, đúc chuông, in kinh sách, v.v… thì phải xem xét những việc làm của mình rõ ràng và kỷ lưỡng để phù hợp với công tác Phật sự. Không lợi dụng lòng tin nhẹ dạ của các vị thí chủ để trục lợi cho cá nhân, để làm những việc không đúng với chánh Pháp, thì chúng ta sẽ đánh mất tín tâm của họ và sẽ có tội với Tam Bảo. Khi hiểu và thực hành như vậy, thì chúng ta có thể đem lại uy tín và tín tâm rất nhiều cho những người Phật tử, những người sẽ hộ trì Tam Bảo bền lâu và đắc lực.

Khi học Phật pháp, chúng ta biết cái tâm hiện ra cái tướng bên ngoài. Tâm tham hiện ra tướng tham. Tâm sân hiện ra tướng sân. Tâm si hiện ra tướng si, v.v... Ngược lại, tâm vô tham hiện ra tướng vô tham hay tướng bố thí. Tâm vô sân hiện ra tướng vô sân hay tướng từ bi. Tâm vô si hiện ra tướng vô si hay tướng trí tuệ và chánh kiến, v.v... Với tâm vô tham, chúng ta có thể khởi tâm từ thiện, như bố thí, cúng dường, ủng hộ, và hộ trì Tam Bảo. Với tâm vô sân, chúng ta có thể thực hành ái ngữ và lắng nghe. Với tâm vô si, chúng ta có thể thực hành chánh kiến và chánh tư duy rất là vững chãi trong cuộc đời. Là những người hành giả, đệ tử của Đức Phật, chúng ta có thể tiếp nhận và chọn lọc những điều đúng và điều sai, những điều tốt và điều xấu. Những điều đúng và điều tốt sẽ được duy trì và phát triển. Những điều sai và điều xấu sẽ được chọn lọc, nhận diện, và chuyển hóa tốt đẹp. Khi hiểu và thực tập được như vậy, chúng ta có thể đem lại nhiều hoa trái an vui và hạnh phúc cho nhiều người.

Qua những gì được đề cập trên đây, người có giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát, và giải thoát tri kiến hương là người đã trải qua quá trình tu, học, hoằng Pháp, hộ Pháp, hành Pháp, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, và hằng năm. Với chủ đề của bài viết này, “Giới Hương, vị Ni Sư trong thời hiện đại” vừa là đạo hiệu của Ni Sư, vừa là người hành giả tu, học, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong cuộc sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Thật vậy, vị Ni Sư, nữ xuất sĩ người Việt Nam, một trong những người con gái của dòng họ Thích, đã thành công trong nhiều lãnh vực giáo dục, học thuật, giảng dạy, viết lách, dịch thuật, và đặc biệt là xây dựng tình huynh đệ, pháp lữ, và đồng tu tốt đẹp.

By Thích Trừng Sỹ

Website: dharmaeye.net

http://dharmaeye.net/vn/gioi-huong-vi-ni-su-trong-thoi-hien-dai/

 

 

HƯƠNG THƠM TỎA NGÁT

 

NI chúng hải ngoại sáng ngời

cùng đệ tử sống đời bình yên  

GIỚI luật gìn giữ trang nghiêm

HƯƠNG thơm tỏa ngát tâm linh nhiệm mầu

TRỤ thế vững chãi bền lâu

TRÌ Kinh, niệm Phật nguyện cầu khắp nơi

CHÙA Ni thành lập giúp đời

HƯƠNG người đức hạnh sáng ngời nhân thiên

SEN nở tươi tốt tròn viên

TẠI đây là chốn linh thiêng tu hành

MỸ - VIỆT hoằng pháp lợi sanh

QUỐC gia rộng mở thênh thang con đường.

 

Ni Sư Giới Hương Trụ Trì

Chùa Hương Sen tại Mỹ Quốc

 

By Thích Trừng Sỹ

 

http://dharmaeye.net/vn/huong-thom-toa-ngat/

 

 

Giới Hương, the Senior Buddhist Nun in the Modern Time

The Bhikkhuni Sangha, female monastic Sangha, or daughters of the Sakyamuni lineage, are one of the great disciples of the Sakyamuni Buddha. They have the ability to study the Dharma, understand the Dharma, practice the Dharma, propagate the Dharma, protect the Dharma, obtain the Dharma, and apply the Dharma to their daily lives to bring peaceful joy and happiness to themselves and to other people right here and right now in the present life. With the above theme, “Giới Hương, the Senior Nun in the Modern Time” is a topic discussed in this article.

       “Giới Hương” is a compound phrase of Chinese and Vietnamese; “Giới” means the precepts or ethics. “Hương” means fragrance. So “Giới Hương” means the fragrance of the person who learns, understands, and practices the Buddha's precepts. Here, “Giới Hương” is the Dharma title of the Senior Nun, the Abbess of Huong Sen Buddhist Temple[3] in Southern California, USA. Indeed, when reading the phrase “Giới Hương,” we immediately think about a virtuous flower of beautiful and fragrant color. When hearing and seeing that flower, we feel happy and think of the beautiful image of the monastic person. One of the nature poems, the author Thích Trừng Sỹ wrote:

 

Vow to practice the virtues of FLOWERS

Pervading the fragrance of moral virtue

Skillfully saying loving speech

Granting it for every family.[4]

 

Thus, the flower mentioned in the above poem is symbolized for a talented and virtuous person, or for a lay and monastic practitioner. In this article, it is shown to the Senior Nun, whose Dharma title is Giới Hương, one of the female monastic persons in modern time. Since she was fortunate enough to become the Buddhist Nun, she has encountered many different adversities in her life, but thanks to the ingenuity of learning, understanding, practicing, applying the Dharma, using the loving speech, she has not only overcome adversities smoothly, but also built good fraternity, dharma friends, fellow monastics, such as cultivation, studies, the establishment of the Temple, the upbringing of nuns, etc.

Sandalwood or lavender,

lotus or the jasmine great,

of these many fragrances

virtue's fragrance is supreme.”

(Dharmapada, Verse 55)

 

The fragrance of flowers drifts with the wind

as sandalwood, jasmine of lavender.

The fragrance of the virtuous sweeps the wind,

all pervasive is virtue of the good.”

(Dharmapada, Verse 54)

 

The physical flower blooms, fades, has no birth and no death. Its scent only flies in the direction of the wind, it cannot fly against the wind, but the virtuous flower has never had birth and death, it is originated from the cultivated practitioner who practices the Dharma, understands the Dharma, supports the Dharma, and applies the Buddhadharma in the daily life to benefit many people. This practitioner is shown to the “True Person,” the disciple of the Buddha. The Senior Nun Giới Hương, one of the monastic disciples of the Buddha in modern time, has cultivated, studied, taught, experienced schools and classes of Buddhist studies and secular studies, nurtured, matured, and developed beautifully moral and spiritual life. When we understand and practice so, the moral flower of the True Person is not hindered by any wind, it can fly high, fly far, and spread in many different directions. When hearing and knowing this person, people will feel happy and sympathetic.

As from a mass of flowers

many a garland may be made,

so by one born mortal

should many good deeds be done.”

(Dharmapada, Verse 53)

 

Relying on a pile of flowers, people can form many corollas. Also, from this physical body, the practitioner can do many good and wholesome deeds to benefit many people. Conversely, if relying on this physical body, those who do the non-good and unwholesome deeds will bring harm to themselves and to other people in the present life. As the sons or daughters of the Buddha, when learning, understanding, applying, and practicing the Noble Eightfold Path, we have the right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration so that we can recognize, purify, and transform bad things into good things, wrong things into right things. When understanding and practicing so, we will bring authentic benefits and peace to all living things and living beings all over the planet.

 

“Just as a bee in a flower

harming neither hue nor scent

gathers nectar, flies away,

so in towns a Wise One fares.”

(Dharmapada, Verse 49)

 

Indeed, the Buddha's disciples, whether monks or nuns, rely on the above verse of the Dhammapada, learn and practice the virtues of the bees, finding flowers to suck the pistil or nectar and flying away, but they do not hurt the fragrance of the flowers. Also, the Buddha's disciples went to villages and hamlets to do the Buddhist activities, donate materials for the construction of a Temple, cast a bell, print scriptures, etc., so they must consider their actions clearly and thoroughly to fit with the Buddhist activities. Do not take advantage of the gullible beliefs of the almsgivers to seek profit for their own sake and do something that is not in accordance with the Dharma, we will lose their faith and be guilty of the Three Jewels. When understanding and practicing so, we can bring so much credibility and confidence to lay people who will uphold and support the Three Jewels durably and effectively.

When learning the Buddhadharma, we know the mind manifests the external sign. The greedy mind manifests the greedy sign. The angry mind manifests the angry sign. The delusive mind manifests the delusive sign, etc. Conversely, the non-greedy mind manifests the non-greedy sign or the sign of almsgiving. The non-angry mind manifests the non-angry sign or the sign of compassion. The non-delusive mind manifests the non-delusive sign or the sign of wisdom and right view, etc. With the mind of non-greed, we can express our charitable minds, such as almsgiving, offerings, the support and protection of the Three Jewels. With the mind of non-anger, we can practice loving speech and listening. With the mind of non-delusion, we can practice right view and right thought very firmly in life.  As practitioners, disciples of the Buddha, we can recognize and select the right and the wrong, the good and the bad. The right and the good will be maintained and developed. The wrong and the bad will be well selected, recognized, and transformed. When understanding and practicing so, we can bring a lot of flowers and fruits of peaceful joy and happiness to many people.

Through the above mentioned things,  the person who has the fragrance of precepts,  the fragrance of concentration, that of wisdom, liberation, and liberation with right view is the person who has experienced the process of cultivating, studying, propagating the Dharma, protecting the Dharma, practicing the Dharma, and applying the Dharma into her daily, weekly, monthly, and yearly life. With the theme of this article, “Giới Hương, the Senior Nun in Modern Time,” is both her Dharma title and the practitioner who cultivates, studies, practices, and applies the Buddhadharma into her daily life to bring benefits for herself and for other people right now and right here in the present life. Indeed, the Senior Nun, Vietnamese monastic lady, one of the daughters of the Sakyan lineage, has succeeded in many fields of education, learning, teaching, writing, translation, and especially building good fraternity, Dharma friends, and fellow monastics.

By Thích Trừng Sỹ

http://dharmaeye.net/en/gioi-huong-the-senior-buddhist-nun-in-the-modern-time/

 

 

PERVADING FRAGRANCE

BHIKKHUNI Sangha overseas is bright

NUN and her disciples lead their peaceful lives

PRECEPTS being observed solemnly

FRAGRANCE pervades marvelously spiritually

LIVING in the world stably and durably

PRACTICING Sutras, reciting the Buddha’s names, praying everywhere

NUNNERY being established to help life

The SCENT of virtuous people are bright all over gods and human beings

LOTUS blooms fully and freshly

HERE is the holy place of cultivation

AMERICA – VIETNAM helping all spread the Dharma to benefit living beings

The COUNTRIES are friendly and open to the immensely right path.

 

Senior Venerable Bhikkhuni Giới Hương,

the Abbess Of Hương Sen Buddhist Temple in America

 

By Thích Trừng Sỹ



[1] Huong Sen Buddhist Temple, 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570, USA. Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

[3] Huong Sen Buddhist Temple, 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570, USA. Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập