Tiểu sư hòa thượng Thích Vĩnh Đạt (1911-1987)

Đã đọc: 2067           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH VĨNH ĐẠT

(1911 – 1987)

 Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, con nhà nông họ Nguyễn quê ở xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài mồ côi từ thưở nhỏ, nếm đủ mùi gian nan.

Năm lên 6 tuổi, được Tổ Khánh Thông chùa Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đem về nuôi, cạo tóc xuất gia và được thọ giới Sa Di vào ngày mùng 01 tháng 07 năm Tân Dậu (1921). Trong chùa chúng xuất gia đông nên thỉnh thoảng Ngài được Bổn sư cho đến hầu Tổ Khánh Hòa và Tổ Từ Phong ở Chùa Giác Hải, Phú Lâm – Sai Gòn .

Năm 20 tuổi thọ cụ túc giới và đi tham học các nơi, đến đâu Ngài cũng hết sức phụng sự nhà chùa một cách tiết kiệm. sống thanh bần giản đơn, khi đi khiến người mên thương nhắc nhở.

Năm 24 tuổi được Bổn sư truyền pháp, kệ rằng:

Hồng húy kế chánh tông,

Hạnh hòa phước huệ thông,

Vĩnh truyền tăng tục đạo,

Đạt ngộ liễu chơn không.

Và bổ nhiệm trụ trì Chùa Bửu Linh ở xứ Cái Mít thuộc xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trong thời gian này Ngài tham gia công tác cho Mặt Trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp Hành Phật Giáo Cứu Quốc Tỉnh Bến Tre.

Thế cuộc thăng trầm bể dâu thay đổi, gót chân Ngài vân du hoằng hóa trụ trì các nơi, dư hương còn nhắc nhở như: Chùa Long Phước ở Thị Xã Vĩnh Long, Chùa Vạn Đức (Chùa Phật Học Sóc Trăng), mở khóa An Cư Kiết Hạ Chùa Tam Bảo – Hà Tiên.

Sau khi dự khóa huất luyện Tu Nghiệp Trụ Trì Chùa Pháp Hội, TW. GHPGVN bổ nhiệm Ngài về trụ trì Chùa Phước Hưng Cổ Tự - Sa Đéc và làm lễ tấn phong vào tháng 11 năm 1962.

Từ lúc nhận chức vụ trụ trì, Ngài chỉnh lại quy luật thiền môn cho phù hợp với đường lối Giáo Hội đương thời, lấy việc kiến thiết sửa sang Chánh diện, cổng rào, Đông Tây lang, tập trung kiến tạo lại Tháp các vị trụ trì, xây Thánh tượng đài Quán Âm lộ thiên, cho phép cất Chi Hội Phật Học Chùa Bửu Quang và Tháp thờ Xá Lợi Phật trong khuôn viên chùa, Tăng xá, Pháp Bảo Phường để tàng trữ kinh sách (Thư viện) làm cơ sở cho Phật học viện, các công trình này làm chí nguyện, song cho đến khi thị tịch mà chưa viên mãn. Ngài mong ước thừa nguyện lực tái lai để tiếp tục công trình cho hoàn tất. Mặc dù chưa hoàn chỉnh hết nhưng phong cảnh đẹp, làm tăng thêm pháp hỷ cho người.

Thuận theo thỉnh cầu của Tăng Ni Phật tử trong tỉnh suy cử, Ngài làm Chánh Đại Diện Phật Giáo tỉnh Sa Đéc cho đến sau 1982 Ngài cũng tiếp tục làm Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Đồng Tháp.

Khai mở và chứng minh các Đại giới, các khóa Hạ trong tỉnh từ năm 1982 – 1987.

Ngài sống rất đơn giản, khổ hạnh, nghi biểu oai nghiêm, tánh tình cứng cỏi chân thật, gặp việc thì cố gắng hết sức làm, khiến cho ý không tốt của nghiệp tiêu tan. Cả đời chỉ lấy hoằng pháp lợi sanh làm nhiệm vụ.

Huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu, dù tứ thể bất an nhưng Ngài thản nhiên giữ chánh niệm. Vào đêm rằm tháng 09 năm Đinh Mão (1987) không trăng sao, đất trời buồn ảm đạm, Ngài sai thị giả tắm gội nhục thân Ngài, gọi môn đồ đến dặn dò các Phật sự và công trinh để lại, mong các đồ đệ tiếp tục thực hiện. Thấy môn đồ rơi lệ ngậm ngùi, Ngài nhắc lời cổ đức rằng:

Sanh tùng hà xứ khứ,

Tứ tùng hà xứ lai,

Tri đắc lai xứ khứ,

Phương danh học đạo nhơn,

Tạm dịch:

Sanh ra từ đâu đến?

Chết rồi đi về đâu?

Rõ được chố đi đến,

Mới phải người học đạo.

Đọc xong Ngài từ biệt đại chúng: Mô Phật Hoan Hỷ!

Ngài sanh năm Tân Sửu (1911), diệt độ vào giờ Hợi, ngày rằm tháng 09 Đinh Mão (1987), trụ thế 76 xuân, giới lạp 56 hạ, pháp lạc 52 thu, trì trì 25 đông.

Ngày 20 tháng 09 âl năm 1987 kim quan đưa về Chùa bửu Quang (Văn Phòng Tỉnh Hội Phật Giáo) làm lễ truy điệu. bốn chúng vân tập đau buồn thương tiếc như đưa đám tang Cha Mẹ. Tháp được tôn trí bên cạnh phía Tây Tổ điện.

Đệ tử tại gia của Ngài hơn 10.000 người. Đệ tử xuất gia của Ngài hơn 200 người, trong đó có nhiều vị đương là lãnh đạo Phật giáo Đồng Tháp.

 

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Húy Hồng Hạnh Thượng Vĩnh Hạ Đạt Nguyễn Công Hòa Thượng Giác Linh.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập