Nữ doanh nhân đất thép trở thành Sư cô

Đã đọc: 14007           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 26/07/2013 (19/6/Quý Tị), tại Quan Âm Tu Viện, (Q. Phú Nhuận - TP.HCM) đã diễn ra lễ thế phát cho hai nữ Phật tử, trong đó có người tên Huỳnh Long Ngọc Diệp.

Nhắc đến cái tên Huỳnh Long Ngọc Diệp thì chắc hẳn trong giới doanh nhân Sài Gòn nhiều người biết đến, chị Diệp là một doanh nhân trẻ và khá thành đạt, vốn xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo khó và đông anh em, nhờ sự thông minh sẵn có và nghị lực phi thường điều đó đã giúp chị đã phấn đấu vươn lên mọi gian khó trong cuộc sống.

Thời còn đi học, chị vừa học vừa phụ giúp cha mẹ trong mọi công việc gia đình, bước vào đại học - chị vừa học vừa làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Vào đời với hai bàn tay trắng cũng là lúc chụ áp dụng vốn kiến thức cộng sự nhạy bén lẫn sáng tạo của mình, và từ đó chị đã định hướng vào lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh khá sớm, đến năm 24 tuổi thì chị đã là giám đốc của một công ty, năm 1996 - chị thành lập công ty thiết kế bao bì thực phẩm Huỳnh Long. Đến năm 2004, công ty máy in công nghiệp và dây chuyền chiết rót Willet ra mắt người tiêu dùng. Thành công nối tiếp thành công, năm 2005 - chị tiếp tục mở thêm Công ty Pihana chuyên sản xuất bao bì mỹ phẩm (2005).

Trong qúa trình kinh doanh, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống của công nhân viên cũng như chăm lo cho người thân của mình, chị còn tham gia các chương trình từ thiện để chia sẻ giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn, những hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội. Và rồi nhân duyên đã đưa chị đến với đạo Phật, cảm mến đạo Phật trong đó có hình ảnh cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người có tất cả  mà người đời mong ước (tiền tài - vợ con - danh vọng - quyền lực v.v…), nhưng Ngài đã bỏ tất cả để có tất cả (Giác Ngộ Giải Thoát) về sự An Lạc Hạnh Phúc cho mình và cho tất cả chúng sinh. Khi đã hiểu và tin sâu vào đạo Phật, chị đã phát tâm quy y Tam bảo, chính thức trở thành người Phật tử.

Kể từ khi trở thành người Phật tử và có nhiều cơ hội thực hàng giáo lý Phật Đà, chị nhận ra mình có được những an vui và lợi lạc thật sự. Ước nguyện muốn chia sẻ những giá trị cao qúy ấy đồng thời muốn nhiều người biết đến lời Phật dạy để có được lợi ích từ sự tu học theo đạo Phật như chị, vì vậy - chị dồn tâm huyết vào việc gieo duyên lành cho nhiều người biết đến Phật pháp và sống theo tinh thần đạo đức mà Đức Phật đã dạy.

Khởi đầu của tâm nguyện này là việc thành lập nhà hàng Việt Chay (Viet Chay Group) vào cuối năm 2007. Tiếp theo đó là sự ra đời của một chuỗi các nhà hàng chay khác do chị và những người cộng sự thành lập, đó là nhà hàng chay Mandala tại Quận 1, nhà hàng chay Varja  (Q.10 - Q.5 .TP.HCM). Không dừng lại ở lĩnh vực ẩm thực nhằm khuyến khích mọi người ăn chay, chị mở Công ty truyền thông Phật giáo Mani, Công ty du lịch hành hương Ngọc Việt Travel, rồi Siêu thị Pháp Hoa (Quận Tân Bình) nơi bày bán tất cả các văn hóa phẩm và các mặt hàng liên quan đến Phật giáo. Bước lên một bậc thang nữa chính là xưởng may Pháp phục Lam Hiền chuyên may y phục Phật giáo, nguồn lợi thu được từ các nhà hàng, các cơ sở kinh doanh sản xuất nói trên chị đều dùng vào việc hoằng dương đạo Phật và làm từ thiện. Chưa bằng lòng với những gì đang có, chị còn tổ chức chương trình Chất Lượng Cuộc Sống vào mỗi chiều thứ Bảy cách tuần tại nhà hàng chay Mandala (Q.1), đây là chương trình chia sẻ về giáo lý đạo Phật và nếp sống nhân bản tri thức dành cho các doanh nhân và trí thức trẻ. Tính đến nay chương trình đã tổ chức được 48 kì và vẫn đang tiếp tục thực hiện.  Chương trình ca nhạc Phật giáo “Giai Diệu Yêu Thương” tại nhà hàng Việt Chay vào tối ngày 02 và 16 (âm lịch) mỗi tháng mở ra đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều người (đặc biệt là giới văn nghệ sĩ), chương trình đã tạo ra nhiều cơ hội cho những người yêu âm nhạc Phật giáo được thưởng thức cũng như sáng tác và thể hiện với tất cả tấm lòng thành kính. Do vậy, “Giai Điệu Yêu Thương” đã góp phần rất lớn trong việc làm giàu nhạc Phật giáo. Từ khi biết đến đạo Phật, tu học theo lời Phật dạy - cuộc sống của chị đã có nhiều thay đổi. Chị không còn chú trọng đến những thứ thể hiện “đẳng cấp” của người doanh nhân, sống giản dị, ăn chay trường, điềm tĩnh hơn - tự nhủ lòng mình nên sống vì người khác nhiều hơn. Chị đã tập buông xả dần dần, chuyển nhượng quyền quản lý - sở hữu ba công ty sản xuất, kinh doanh bên ngoài lại cho các em của mình, bởi làm được như vậy thì chị mới có nhiều thời gian để dồn tâm huyết phụng sự cho đạo Phật.

Thâm nhập vào trong nếp sống của đạo Phật, tiếp xúc gần gũi với các vị Tăng Ni, chị cảm mến nếp sống và giá trị của Từ Bi - Trí Tuệ. Nhìn lại chính mình, chị cảm thấy những cống hiến, đóng góp của mình cho đạo chưa bằng hạt cát. Ý chí thôi thúc xuất gia tu học, trở thành người tu sĩ Phật giáo bắt đầu hun đúc đêm ngày trong lòng, sở dĩ muốn trở thành người xuất gia để lòng thanh thản hơn - cuộc sống an bình hạnh phúc thực sự cho tất cả (để có thể toàn tâm toàn ý phụng sự Đạo Pháp Dân Tộc). Dù còn nhiều ràng buộc do gặp nhiều sự ngăn cản nhưng chị vẫn không nản lòng, ý chí kiên cường của Thích Tử Như Lai tiền kiếp luôn chiến thắng những ngăn cản thế gian bụi trần. Hiểu được tâm nguyện cũng như nỗi lòng của chị -  Sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm Tu Viện (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) đã nhận chị làm đệ tử và đặt pháp danh cho chị là Đức Tâm.

Sáng ngày 26/7/2013, chị đã được xuống tóc xuất gia, chính thức trở thành người tu sĩ Phật giáo, buổi lễ xuất gia của chị đã diễn ra trong không khí trang nghiêm thắm tình đạo vị với sự chứng minh tham dự của Chư tôn đức Ni trong giáo hội, Sư bà viện chủ Quan Âm Tu Viện và Sư phụ của chị, Sư cô Thích Nữ Huệ Đức. Song thân của chị cùng đông đảo anh chị em, bà con quyến thuộc và bạn bè, thân hữu cũng đã đến tham dự và chung vui cùng chị trong ngày lễ trọng đại, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chị. Thế là từ đây chị chính thức trở thành người đầu tròn áo vuông.

          Trước khi xuất gia, chúng tôi gặp chị và tăng chị ba món qùa - tuy nhiên tôi chỉ tâm đắc món qùa thứ hai, tôi hướng dẫn chị làm làm theo tôi với những cử chỉ của bàn tay.

“Đầu tiên là bàn tay ngửa và co lại tượng trưng cho một hài nhi chào đời, sau đó bàn tay duỗi thẳng là những tháng năm Cha Mẹ nuôi ta thành nhân, bàn tay nắm chặt hơn đó là sự biểu lộ cho quyền lực danh vọng tiền bạc đã có ở thế gian cát bụi. Buông tất cả đã có trong bàn tay và phủi thật sạch bụi trần rồi rửa tay thật kĩ, nhìn đôi bàn tay “sạch” hãy nghĩ rằng cứu vớt chúng sinh đi đến An Vui Hạnh Phúc chính là con đường Giác Ngộ Giải Thoát”.

Long Thiên Tuệ

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Diệu Âm Diệu Thiện 31/07/2013 06:16:03
A Di Đà Phật. Ni Sư Đức Tâm quả làm một tâm gương về tấm lòng bồ tát và buông xả. A Di Đà Phật!
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập