Bài Thơ “LỬA TỪ BI” Nói Thay Lịch Sử

Đã đọc: 3772           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn Lịch Sử PGVN 2507 – 2557 (Bài số 1)

 

Nhiều người nói bài thơ “Lửa Từ Bi’ của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916 – 1976) không có mặt trong các trang sách giáo khoa ở cả hai môn văn học và lịch sử bởi vì tự thân  nó còn  bị vướng mắc rất nhiều chướng duyên, trong đó có  định kiến hẹp hòi mà phải mất nhiều thời gian nữa mới có thể hóa giài được.(Xin xem toàn văn bài thơ đính kèm).

 

                Nhưng với những ai  biết trân trọng lịch sử và  văn thơ  thì chính  bài thơ  này lại là một chứng nhân lịch sử quan trọng trong những tháng ngày Phật giáo VN lâm vào tình thế  được mang danh Pháp nạn-PL2507-1963.

 

                Đặc biệt với ngọn lửa Bi-Hùng-Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Đó là tiếng chuông được gióng lên, báo hiệu cho toàn thế giới lương tri loài người rằng PGVN đang thay mặt lịch sử hai ngàn năm của mình , thê hiện qua cuộc đấu tranh bất bạo động , trước  đại nạn kỳ thị  lố bịch của  nhà Ngô Đình sau hơn một trăm năm đã chia ngọt sẻ bùi cùng dân tộc  dưới ách đô hộ ngoại xâm trước đó.

 

              Từ đất Bắc xa xôi  khi ấy, cụ Hồ Chí Minh cũng đã phải thốt lên qua hai câu đối “Vị Pháp Vong Thân/Vạn Cổ Hùng Uy-Thiên Nhật Nguyệt, Lưu Danh Bất Tử/Bách Niên Chính Khí-Địa Sơn Hà”.

 

              Lịch sử luôn có thế đứng bất khả xâm và bất khả ly. Ở đó không có khái niệm xét lại hay gán ghép bất kỳ thiên kiến trần tục nào vào một mục đích nhỏ hẹp của  ai đó hòng thỏa mãn tham vọng  trong mọi lãnh vực. Có chăng  chỉ là lịch sử đang chờ đợi những mãng  sự thật còn “đi lạc “ đâu đó do nhiều lý do chưa kịp bổ sung để phong phú thêm để từng bước đẩy lùi thế lực u minh mà thôi.

 

            Đơn giản, chỉ vì lịch sử là sự thật. Những ai ma mãnh mới sợ lịch sử và “bóp méo” sự thật”.

 

            Bài thơ “Lửa Từ Bi” vì thế đã ngự trị trong tâm khảm nhiều giới bằng sức mạnh nội tại của nó, và đó mới chính là những trang sách giáo khoa Sống Thật nhất. Với tôi, bài thơ đã được chấm mực tím viết nắn nót từng chữ một vào trang giấy học trò từ thời còn học lớp nhứt và cất kỷ trong cặp-táp mang theo đi học thường ngày. Đây cũng là giai đoạn tôi học trong một trường dòng Gia Tô giáo, hằng ngày phải đọc Sách Phần và đọc “kinh”mỗi đầu giở học. Dường như chính nhở vào những tháng ngày ấy đã un đúc cho tôi thêm tinh thần cương nghị trước nghịch duyên mà chính bài thơ trong cặp bên hông mình luôn nhắc nhở. Với tôi đó chính là một nguồn ân to lớn, thầm tự nhũ sau này sẽ có một cách  trã bồi công ơn đó. Sau này trong công việc nghệ thuật, đã mạnh dạng phổ ra thành lời ca cổ nhạc nhưng cho đến khi cùng thầy Thích Đồng Bổn làm văn hóa văn nghệ PG vào nữa cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước thì bài hát ấy mới có cơ duyên thực hiện được.( Xin mời  cùng  nghe mp3 đính kèm).

 

            Đối với người Phật tử Việt Nam, 106 ngày ngắn ngũi trong mùa hạ 63 chính là kết tinh của hàng ngàn năm duyên nợ giữa Phật giáo và dân tộc nầy. Biến cố đó chính là khởi điểm của con đường thế trị-mà mục tiêu tối hậu là Giải Nghiệp bằng Giải Thực và Giải Hoặc, để chung vai góp sức vào nổ lực kiến tạo Hòa Bình Dân Tộc – Độc Lập Quốc Gia - Cách Mang Xã Hội. Đó cũng là cách đền trã ơn nghĩa công đức của bao nhiêu thế hệ Phật tử suốt ngàn năm đã góp phần dựng nước và giữ nước

 

             Những dòng cảm khái này là của đạo hữu Hoàng Nguyên Nhuận (chuyenluan.net) trong bài Pháp nạn 63 , nêu  bật được ý nghĩa và vai trò của vận mệnh Phật giáo VN  trước mọi  biến động trần gian mà Pháp nạn  năm Quý mão 1963 là một minh chứng. Đây cũng là câu trã lời chung cho những ai muốn bóp méo sự thật lịch sử hay gánh ép vào tư tưởng cực đoan chủ quan, và nhất là cho những ai còn đứng trên những ngã đường thiếu định kiến và bị sóng đời xô dạt  xa bến bờ, quên mất bản thân mình và quên mất cội nguồn quê hương bản sở.

 

             Bây giờ trong tôi không còn miếng giấy học trò viết bằng mực tím bài thơ đó nữa vì đã thuộc nằm lòng tự bao giờ, nhưng mỗi khi đọc hay nghe lại bài thơ Lửa Từ Bi, dù bất  cứ khi nào hay trong hoàn cảnh nào, nó cũng mang lại cho tôi nhiều cảm xúc  mới lạ khi chiêm nghiệm những  sự việc đang xảy ra trước mắt hằng ngày trong cõi đời vốn đã ô trước này.

 

           5o năm Pháp Nạn Phật Giáo VN. Loạt bài viết này xin được:

 

           Nghiêng mình trước   tượng đài Uy Dũng của Bồ Tát Quảng Đức,

 

          Thành tâm mặc niệm trước chư anh linh Thánh Tử Đạo. Các thế hệ Huynh Trưởng, đoàn sinh GDPT, SVPT, HSPT, TNPT… vị pháp vong thân.

 

         Cảm niệm công ơn hương linh nhà thơ Vũ Hoàng Chương.

 

         Và xin hồi hướng công đức này cho sức khỏe anh Hoàng Nguyên Nhuận.

 

                                                                   Mùa Hạ kỷ niệm 50 năm Pháp nạn

                                                                     Giác Dạo - Dương Kinh Thành

     

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập