Quý Luân, nhà hoằng pháp nghệ thuật

Đã đọc: 2432           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Trời chiều tháng 7 mưa nhẹ hạt, dư âm của cơn bão số 4 còn sót lại. Con đường vào chùa Giác Huệ (Huỳnh Tấn Phát, Q7,TP.HCM) như nhộn nhịp hẳn lên với những tà áo lam bay bay. Từng nhóm phật tử nam nữ tụ tập trong sân chùa trò chuyện râm ran, tất cả là do tánh hiếu kỳ chờ đợi nhóm làm phim của Quý Luân Studio và Thái Khanh Entertainment phối hợp thực hiện một phim truyện Phật Giáo nhân mùa Vu Lan 2012 với tựa đề “NGHỊCH TỬ” sẽ quay một số cảnh tại đây.

Phóng viên Tạp Chí PGNT tranh thủ gặp nhạc sĩ Qúy Luân (Ủy viên Ban văn hóa THPG.TPHCM, Hội viên Hội Âm nhạc TPHCM), chủ nhiệm phim và có cuộc trao đổi thân mật để tìm hiểu dự định làm bộ phim của anh tại khuôn viên chùa.

PV: Thưa nhạc sĩ xin anh khái lược quá trình anh tham gia vào hoạt động văn nghệ Phật Giáo ? Điều gì kỷ niệm nhất đối với anh?

Nghệ sĩ Qúy Luân: Hơn 30 năm tôi đã có nhân duyên đến với Phật giáo thông qua con đường nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp PTTH, tôi thường đến chùa và tham gia biểu diễn trong các chương trình nhạc lễ ở các Chùa như tham gia trong nhóm Tiếng Chuông Từ tại chùa Phước Hải. Năm 1992 bản nhạc PG “Tình Ca Dâng Mẹ” là ca khúc đầu tay. Từ đó, tôi tham gia các hoạt động văn nghệ Phật giáo, sáng tác các ca khúc được phổ nhạc từ những bài thơ của nhiều tác giả. Nhiều ca khúc do tôi sáng tác đã trở nên quen thuộc với quần chúng Phật tử. Tôi cũng được mời phụ trách biên tập cho nhiều chương trình ca nhạc PG tại nhiều chùa trong và ngoài thành phố như chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn); chùa Viên Quang (Đồng Nai); Trung tâm Tịnh Xá (Gò Vấp); Chùa Phước Lâm (Tây Ninh); Xá Lợi Thất (Long Thành) và tôi cũng thường tham gia vào công tác từ thiện lưu động giúp đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên điều mang lại nhiều kỷ niệm nhất trong tôi là được hát những ca khúc về Phật giáo mang đậm chất dân ca vì dễ cảm hóa lòng người. Ngoài ra, tôi còn có phòng thu âm, chuyên thu Kinh và những ca khúc Phật giáo cho các Chùa và những Phật tử có nhu cầu.

 


PV Chơn Minh phỏng vấn nhạc sĩ Quý Luân về phim Nghịch Tử .

PV: Thưa Nhạc sĩ xin anh cho biết tình hình âm nhạc Phật giáo hiện nay thế nào?

Nghệ sĩ Qúy Luân: Những năm gần đây cho thấy Phật giáo Việt Nam được hưng thịnh và phát triển do sự quan tâm của Nhà nước và do hệ quả của việc giao lưu văn hóa PG với các nước trên thế giới và khu vực, nhất là khi Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Đại Lễ Vesak và xét chọn Đạo Phật là tôn giáo tốt nhất toàn cầu. Ngày nay âm nhạc Phật giáo rất phát triển. Các ca khúc Phật giáo được sáng tác nhiều hơn. Các thể loại nhạc đa dạng và phong phú nên được sự đón nhận nồng nhiệt của giới Tăng lữ và Phật tử, kể cả những người khác đạo trong và ngoài nước. Khán thính giả tôn vinh nhạc Phật giáo là dòng nhạc tâm linh. Tôi rất vui, hạnh phúc và tự hào mình là người nhạc sĩ Phật giáo nối gót bậc đàn anh trước đây đã từng cống hiến. Âm nhạc thay cho lời pháp thoại nhẹ nhàng chuyển tải lời dạy của Đức Thế Tôn đi vào lòng người và chuyển hóa được tâm lành của chúng sanh vốn dĩ là thiện như câu nói “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”.


PV: Xin nhạc sĩ cho biết các tác phẩm tiêu biểu do anh sáng tác là gì?

Nghệ sĩ Qúy Luân: Một số tác phẩm Phật Giáo do tôi sáng tác và phổ thơ như : Chắp tay niệm phật, Mẹ là Vầng Trăng, Công Đức Sanh Thành, Ân cha mẹ như trời biển, Dưới Đài sen, Nụ cười, Tình Quê Hương Đạo Pháp, Em mừng Phật đản sanh, riêng i Chúc Xuân đoạt giải Nhạc Việt “2006” được phát trực tiếp tại một số tụ điểm ca nhạc trong TP. Các ca khúc Phật giáo của tôi hiện được các đài truyền hình phát sóng và trực tiếp thường xuyên. Các hãng Mobifone,Vinafone và Viettel đã đưa 90 ca khúc lên nhạc chờ điện thoại và nhạc chuông để âm nhạc Phật giáo đến gần với mọi người hơn. Một số các đĩa nhạc CD - DVD và album được hình thành như : Album Vu Lan 1-2-3. Mùa sen nở 2012, Album Phật Đản 1,2 ; Album Ca Nhạc Phật Giáo Hương Sen 1-2-3 . v…v. Là một nhạc sĩ, tôi nghĩ mình phải cố gắng học hỏi rất nhiều nhằm nâng cao kiến thức và sự hiểu biết để tác phẩm của mình ngày một hay hơn, đến gần với khán thính giả yêu âm nhạc Phật giáo hơn để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người. Sắp tới tôi sẽ phát triển một số nhạc PG với giai điệu Trẻ để phù hợp với giới trẻ, sinh viên, học sinh muốn tiếp cận với đạo Phật để tìm hiểu và cố gắng viết nhiều ca khúc Phật giáo dành cho thiếu nhi góp phần giáo dục đạo lý cho Thanh Thiếu niên và nhi đồng.

 


Một cảnh trong phim.

PV: Xin Nhạc sĩ cho biết nguyên nhân nào mà anh có ý định bước sang lĩnh vực điện ảnh để dựng cuốn phim này ? Xin anh giới thiệu vài nét tổng quát về phim cho mùa Vu Lan 2012?

Nghệ sĩ Qúy Luân: Nhận thấy hiện nay thực trạng đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng nhất là giới trẻ duờng như thờ ơ với nền đạo đức trong quan hệ gia đình về chữ Hiếu đối với cha mẹ, chữ Nghĩa trong (huynh đệ, phu thê v..v..) không còn được coi trọng. Gốc đã mất thì nói chi đến ngọn nên trong quan hệ xã hội thay vì người với người sống để yêu nhau như nhà thơ Tố Hữu đã nói thì đằng này quan hệ giữa người với người không còn tình người nữa, nếu không muốn nói là bất nhân-bất nghĩa. Tin tức thì nhan nhản trên báo chí .

 Nhân tháng 7 mùa Vu Lan 2012 - Mùa báo hiếu Cha Mẹ, Tôi phát tâm thực hiện cuốn phim có tên “Nghịch Tử” dựa trên chủ đề chữ Hiếu đối với cha mẹ cúng dường đến Đức Phật, sau là dành tặng khán thính giả Phật tử các chùa và Đạo tràng các hệ phái.

Vì một thông điệp dành cho giới trẻ, bộ phim được hình thành do sự nhất tâm của ê kíp làm phim gồm Tác giả: Duy Mỹ; Biên kịch: Trương Khang; Chứng minh: HT Thích Đạt Đạo; Cố vấn nghệ thuật: TT. Thích Đồng Bổn; trợ lý nội dung: Cư sĩ Tánh Thuần; Chủ nhiệm: Qúy Luân; Phó chủ nhiệm: Tâm Hạnh; Đạo diễn phim: Viên Hòa và thư ký: Thanh Mai. Thành phần diễn viên gồm Quý Thầy và đạo tràng Phật tử: Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn, Chùa Giác Huệ - Q7, Chùa Đức Phú - Nhà Bè . Các diễn viên gồm Cô Ánh Hoa, Cát Phượng, Tiết Cương, Duy Mỹ, Hoàng Vũ, Nguyễn Huy (Bé Châu), Hữu Thọ, Trang Anh Thơ, Linh Trang, Bé Minh Tú, nhóm cascadeur Sao Việt . . .

Quý Luân và tất cả ê kíp làm phim muốn gửi đến các bạn trẻ thông điệp: "Hãy biết yêu thương và trân quý cha mẹ, khi cha mẹ còn sống trên đời, đừng để cha mẹ mất rồi mới hối hận thì không còn kịp nữa.".


PV: Anh kỳ vọng điều gì qua cuốn phim này ?

 Nghệ sĩ Qúy Luân: Nói về phim ảnh Phật giáo thì rất còn hạn chế ở nước ta, phim cổ trang đòi hỏi chi phí cao nên tôi chọn phát triển dòng phim mang tính xã hội, qua đó lồng những chuẩn mực đạo đức theo Lời Phật dạy vào bộ phim thì sẽ có nhiều lợi lạc và dễ tiếp cận với giới trẻ hiện nay hơn. Tôi thấy để đưa phim tiếp cận quần chúng ta có nhiều cách như từ việc sao chép ra băng đĩa tặng các chùa hữu duyên để ấn tống cho phật tử, hay qua các cổng thông tin đưa phim upload lên mạng bằng file HD chuẩn để hy vọng ai cũng có thể xem được đó là kỳ vọng của tập thể ê kíp làm phim chúng tôi. Tôi cũng kỳ vọng được sự hỗ trợ của báo chí và các trang mạng tuy nhiên đôi lúc tôi cũng hơi e ngại dè chừng vì ít nhiều sợ dư luận chưa hiểu đúng về tâm nguyện phục vụ Phật pháp của mình. Tôi mong các trang mạng, các báo, đài và tạp chí chuyển tải dùm thông điệp trên của chúng tôi, đoàn làm phim, đến với giới trẻ hiện nay trong xã hội.Thế thôi !

Xin cám ơn những ý kiến chia sẻ của anh. chúc nhạc sĩ thân tâm thường lạc, và có nhiều công trình nghệ thuật để đời trong lĩnh vực hoằng hóa Phật pháp.

Nhạc sĩ Qúy Luân được xem như một tông môn pháp quyến của cửa Thiền, một nhà hoằng pháp đa năng thông qua nghệ thuật. Anh đã biết rõ bản chất hiếu hòa rộng lượng, và giàu lòng tha thứ của dân tộc Việt Nam khi muốn chuyển tải những ý đạo và lời dạy của Đấng Từ phụ qua lời thơ ý nhạc đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Cả anh và ê kíp làm phim đều khát khao mong muốn gửi những thông điệp về cách sống thật “người” từ trong gia đình với câu tục ngữ tự ngàn xưa : “Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha - cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con”. Đến ra ngoài xã hội cho dù đời sống có hối hả đến đâu cũng xin đừng quên “bản chất tình người, tinh thần dân tộc Việt trong câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương- người trong một nước phải thương nhau cùng. Bầu ơi thương lấy bí cùng - tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Hãy đối xử với nhau như anh em một nhà , hãy mở rộng lòng từ khi đến với nhau có được như thế chúng ta sẽ góp phần làm đẹp xã hội, làm đẹp cuộc sống. Văng vẳng đâu đây câu thơ: “Thế gian vạn sự giai bào ảnh - Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình” tạm dịch “ Tất cả chuyện thế gian đều coi là ảo ảnh, Ngàn kiếp đi qua còn sót lại chút tình. “ Phải chăng nhạc sĩ Quý Luân hay mọi người trong chúng ta đều đã nhận ra điều này trước khi vô thường gõ cửa …..    

 




















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập