Quan Hệ Niên Đại Soạn Viết Mâu Tử Lý Hoặc Luận

Đã đọc: 2800           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tóm tắt nội dung: Những năm gần đây, học giả trong ngoài nước phát biểu lan man, không nhất chí quan điểm niên đại soạn viết Mâu Tử Lý hoặc luận.

Bản này chủ yếu kết hợp tình huống phiên bản Lý hoặc luận, phân tích Tam giáo và quan hệ Tam giáo, biện bác tranh luận giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Đứng từ giác độ sử tư tưởng, nêu phán đoán mới về niên đại viết Bản này. Tác giả Bản này không chỉ một người Mâu Tử mà tự tay nhiều người góp công chỉnh lý rồi thành, vượt trên không gian thời gian từ cuối thời Hán đến thời Lương khoảng hơn 300 năm. Với lý do: (1) Bản này không chỉ một phiên bản. (2) Theo quan điểm Phật-đà, vấn đề nhân quả báo ứng và hình thần, phê phán liên quan đến các khía cạnh và nội dung tranh luận Di Hạ qua những phê phán thần tiên trong Đạo giáo và hạnh nhơ sa-môn. Nội dung tư tưởng Bản này phản ánh căn bản thuộc từ trước Lục triều. (3) Sau đó viết thêm những “Lời tựa”.

Giới thiệu tác giả: Lưu Lập Phu, Giáo sư nghành triết học Đại học Trung Nam, Giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tác phẩm chủ yếu có “Nghiên cứu Hoằng Minh tập”.

Mâu Tử Lý hoặc luận gọi tắt là Mâu Tử hay Lý hoặc luận, là một phần trong Hoằng Minh tập.[1] Theo nội dung tư tưởng, Bản này cùng có nhiều sai khác với lời văn của Mâu Tử. Nó không chuyên môn một vấn đề hay tiến hành giải thích vấn đề một khía cạnh nào, mà từ giác độ hộ trì và hoằng dương Phật giáo, toàn phía địa vị luận thuật trạng huống Phật giáo ban sơ lưu hành xã hội Trung Quốc. Nêu các vấn đề thái độ hưởng ứng xã hội Trung Quốc đối với Phật giáo ngoại lai và phát triển Phật giáo, cụ thể gồm quan niệm Phật-đà của người Trung Quốc, lý giải giáo nghĩa căn bản Phật giáo, liên quan đời sống tu hành tăng lữ Phật giáo, quan hệ Phật giáo và Nho giáo, phê phán Đạo giáo nguyên thủy và Phật giáo,[2] đặc biệt quan hệ tam giáo, các vấn đề chủ yếu tranh luận Phật, Nho, Đạo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều; đều có nguyên thể trong Bản này. Hoằng Minh tập thiếu khuyết so với văn chương Bản này, nên đúng thực khiến người sau lờ mờ không rõ. Tác giả Bản này rút cuộc là ai? Ban đầu đã không rõ. Bởi không rõ bản thân tác giả, tất nhiên chẳng cách nào xác định chuẩn xác niên đại viết Bàn này. Những vấn đề này, dẫn đến tập trung liên quan chân ngụy Bản này. Do từ Bản này trên trình độ nhất định phản ánh nhiều vấn đề lớn trên lịch sử Phật giáo Trung Quốc sơ kỳ, cho nên tất yếu cần xác định niên đại soạn viết.

1, Liên hệ những quan điểm mang tính đại biểu niên đại soạn viết Lý hoặc luận

Căn cứ sử liệu ghi chép có hạn, phần đầu trong Pháp luận (法论) của Lục Trừng có đề cập Bản này nhưng không có chỗ nào đề cập hay dẫn chứng qua Bản này. Lục Trừng (425-494) là Trung thư thị lang thời Tống Minh đế Nam Bắc triều, Pháp luận là bộ đệ nhất văn tập Phật giáo Trung Quốc do Lục Trừng phụng sắc biên, gồm 16 bộ. Bản này nhân vì ghi rõ truyền thuyết Hán Minh đế sai người cầu pháp, nên được thâu trong Duyên tự tập bộ 14 và chú thích: “Truyện Mâu Tử Bác thái thú Thương Ngô”. Pháp luận sau đó mất mát nhưng bảo tồn Mục lục trong Xuất Tam tạng ký tập của Tăng Hựu.

Căn cứ Lời tựa Bản này, Mâu Tử sống thời Hán Linh Đế, sau bởi thiên hạ đại loạn mà tránh ở Giao Chỉ phương Nam, nhân đó nghiên cứu sâu Phật giáo và Đạo Đức kinh, bị người đời chê cười, cảm thấy khó chịu mà lặng im, lần lượt viết Bản này, cho nên lời văn viết ra là thời Hán. Nhưng tra cứu lịch sử, cuối thời Hán không có ai họ Mâu đảm nhiệm qua chức thái thú Thương Ngô, huống gì trong tự truyện Bản này tự xưng mình chẳng có ý tiến quan, chưa từng làm quan.

Tùy thư-Kinh tịch chí” sau đó lại ghi Mâu Tử trở thành Mâu Dung thời sơ niên Hán Chương Đế nhà Đông Hán, nên không phù hợp với niên đại trong Tự truyện. Vậy thì, niên đại viết Bản này trở thành một nghi án? Học giả thời nhà Minh là Hồ Ưng Lân hoài nghi Bản này là ngụy tác.[3] Từ thế kỷ XX về sau, một số học giả trong ngoài nước từng thảo luận triển khai qua chân ngụy Bản này, đến nay vẫn chưa thống nhất quan điểm. Quan điểm căn bản không ngoài có hai phía: có người cho là ngụy thư, đại đa số người cho là không phải ngụy thư. Nói Bản này là chân, về thời gian đại khái không ngoài cuối thời Hán, đầu thời Tam Quốc; nói Bản này là ngụy thư, về thời gian thì đẩy lùi xa xa. Chủ yếu có những ý kiến:

     1, Cuối thời Hán   

Chu Thúc Ca nói Bản này “Viết vào cuối thời Hán, tin mà có hỏi”. Ông khảo chứng thứ sử Giao Châu là Chu Phù là con của Chu Tuấn hay là cháu của Chu Tuấn. Có 3 căn cứ: 1, “Hậu Hán thư-truyện Đào Khiêm” ghi: Trách Dung giết thái thú quận Dự Chương là Chu Hạo; thứ 2, Truyện Chu Huề ghi: Tử Hạo làm quan thái thú quận Dự Chương; 3, “Ngô chí-Truyện Sĩ Loan” ghi: thứ sử Giao Châu là Chu Phù bị giặc Di giết”.[4] Tổng hợp 3 ý trên, giải thích trong “Lời tựa” viết câu “Em Chu Hạo làm thái thú quận Dự Chương, là Trung lang tướng giết Trách Dung”, đoán định Chu Phù quản lý Giao Châu. Thế là “Lời tựa” Bản này dần dần trở thành văn tự có lịch sử nên có thể khảo chứng. Bài viết của Hồ Thích và của Chu Thúc Ca căn bản thừa nhận ý kiến này, tăng thêm những điều nhằm chứng minh sử liệu.[5]Dư Gia Tích đồng ý Bản này viết vào cuối thời Hán.[6]H.Maspero[7] và P.Pellion[8] người Pháp viết bài nói Bản này viết vào cuối thế kỷ thứ II sTl, tức là cuối triều Đông Hán. Thang Dụng Đồng nói Bản này viết vào cuối triều Đông Hán, chủ yếu quan điểm “Việc sử ghi Lời tựa, không những phù hợp với sử thư, còn có thể bổ chính thiếu khuyết trong sử”,[9] nói quan điểm trong Bản này nhất chí với tư trào kiêm lấy Phật giáo và Đạo giáo thời kỳ giữa Hán Ngụy.[10]
  
     2, Đầu thời Đông Ngô

Quyển Sử Phật giáo Trung Quốc, quyển 1, chương 3 của Nhiệm Kế Dũ, chương đầu nói Bản này là chân, bởi vì lời văn dùng nhiều kinh điển Nho giáo, ít dẫn dụng kinh Phật, sở dẫn nội dung, dụng ngữ Phật giáo nên đại khái phán đoán niên đại viết thành sách. Chương này thiết định “Mâu Tử ở nơi đất Giao Châu, thấy được dịch kinh hai nơi Nam Bắc, người con Phật từ trực tiếp tiếp thu giáo nghĩa Phật giáo đến từ Nam Á”. Y cứ những tiến hành suy đoán “tư liệu có hạn”, kết luận Bản này thành sách không sớm hơn so với Chi Khiêm dịch kinh Đoan ứng Bổn Khởi thời Ngô, cũng không thể sau Khương Tăng Hội biên kinh Lục Độ Tập”, tức là Bản này hoàn thành từ đầu nước Đông Ngô thời Tam Quốc.[11]

    3, Giữa thời Đông Ngô

Kōjun Fukui người Nhật Bản cho rằng Lý hoặc luận đviết vào giữa triều Đông Ngô thời Tam Quốc.[12]

    4, Thời Tấn Tống

Lương Khải Siêu tiếp thu từ Hồ Ưng Lân, cho rằng kiến thức văn tự sơ sài Bản này, “Nhìn mà biết rõ là người không hạng người giỏi thuộc mượn nhờ sở tác văn chương thuộc Lục triều Lưỡng Tấn”, Bản này do “Người giữa thời Đông Tấn và Lưu Tống ngụy tác”.[13]

     5, Thời Lưu Tống

Daijō Tokiwa (1870-1945) người Nhật Bản nói Bản này do tăng sĩ Tuệ Thông ở chùa Trị Thành tại Nam Kinh ngụy tác thời Lưu Tống, chủ yếu dựa theo Phản bác về Di Hạ luận của Đạo sĩ Cố Hoan (驳顾道士夷夏论, tập trong Hoằng Minh tập q.7) và có nhiều chỗ tương đồng với Bản này.[14]

     6, Của học giả Hà Lan  là Erich Zürche

Erich Zürche nói lý hoặc luận viết vào từ thế kỷ thứ IV đến thứ V. Ông nêu nhiều lý do điển hình, gồm: 1, Lý hoặc luận “Có hệ thống, quá trình luận chứng đạt đến cao độ”, trong văn hiến khác xuất hiện trễ mới có điển hình giống Bản này. 2, “Lời tựa rõ ràng không phải thể tự truyện mà có đủ tính chất khen ngợi”. Ông nêu nhiều lời lẽ nghi vấn về Lời tựa, như: Có ai có thể tin tưởng một học giả Trung Quốc lúc viết tác phẩm mà lại so mình với Mạnh Tử, Mặc Tử, Cự Dương Chu? Ai mà tin Mâu Tử tự cho mình học thức cao rộng, cho nên nhận chức Kinh Châu? Ai tin Mâu Tử tự xưng “Văn võ song toàn, có tài thao lược”. 3, Trong chính văn có nhiều sai lầm niên đại, như: nghi bàn luận mới về nhiều kinh Phật, không nghi phiếm chỉ kinh Đại thừa, nhưng người Trung Quốc biết kinh Đại thừa, nói sai “Kinh Bát-nhã gồm hai vạn năm ngàn kệ tụng” do Hộ Pháp dịch năm 286; tiết 15 dẫn đại ý nội dung kinh Lục Độ Tập, kinh này dịch rất sớm vào năm 247—280, câu đầu ghi: “xưa Hán Hiếu Minh đế ngủ mộng thấy Thần nhân” rõ ràng chứng minh Bản này viết sau thời Hán. Tác giả Bản này tợ như đến lúc nghĩ viết lại quên mất chữ ‘Hán’; tiết 35 đối phương hỏi hay đi chơi ở Vu Điền và hay trò chuyện với sa-môn, nhưng Vu Điền là một trung tâm Phật giáo, không phải là ở Nam bộ thế kỷ thứ II mà người Trung Quốc biết đến; là một vấn đề?[15]  

Theo 6 ý trên, ý kiến của các học giả nêu tự có y cứ khách quan, đúng là có thể tin, nhưng không thể không nghi ngờ. Duy trì mặt chân về Bản này thì tìm tòi quán xuyến sự thực lịch sử mà trong “Lời tựa” ghi và quá xuyến dịch kinh mà trong Bản này dẫn chứng kinh Phật, nhưng cũng không phải không có lỗ hổng. Bởi vì Bản này rút cuộc không thể xác định là Mâu Dung hay Mâu Tử Bác. Căn cứ Bản này và sự thực chưa làm quan sẽ biết Mâu Tử hiển nhiên không phải “Thái úy Mâu Dung” hay “Mâu Tử Bác thái thú Thương Ngô” mà do người đời sau thêm, chỉ có thể là một vị ẩn sĩ cuối thời Hán, khả năng tên Mâu Tử.

Nếu muốn khảo khảo xét toàn tên gọi thì không cần phải, cũng không có thể. Nhưng nếu tin “Lời tựa” Bản này cũng là “Tự truyện Mâu Tử” chính như một số học giả nêu nghi ngờ thì một phía trong “Lời tựa”  chưa lột tả hết ý và rồi tự mình huênh hoang là người Trung Quốc có mỹ đức sao? Còn có Mâu Tử sống ở Giao Chỉ cuối thời Hán không thể thấy đến toàn bộ kinh Phật dịch lúc đó, cũng là một vấn đề, dẫn đến thấy được Bản này còn dẫn chứng một số lời văn xưa trong bản dịch Kinh Phật từ cuối thời Hán, thời Tam Quốc. Ngoài ra, toàn văn Bản này liên quan hệ thống mà luận chứng toàn diện. Vậy có thể tin Mâu Tử sống vào cuối thời Hán là một người không?

Không có mấy người duy trì Bản này vốn là ngụy. Nhìn từ người nổi tiếng thì Mâu Tử rút cuộc không phù hợp thực danh, nhưng không thể phủ nhận có một ẩn sĩ họ Mâu sống cuối thời Hán. Huống gì tác phẩm không phải không có pháp xét xử theo tiền lệ là không lưu danh ở Trung Quốc cổ đại. Mục lục trong Pháp luận ghi hai chữ “Mâu Tử” nhưng không có giải thích tên gọi, lời chú thích có ghi “Như vậy truyện Mâu Tử Bác thái thú Thương Ngô” chỉ biểu hiện có nói cách khác thôi. Theo lời trên, nếu căn cứ một phần văn tự trong Bản này và tiếp cận một phần văn chương nào đó sau đó, sẽ suy đoán Bản này là ngụy tác, hay thấy được cắt xen văn tự trong Bản này. Nhưng không thể phán đoán mà phủ nhận người viết Bản này không giỏi vay mượn văn chương thời Lục triều. Bởi vì khi tiếp cận văn chương, suy ra người đời sau ăn cắp ý tưởng trước kia mà không phải người đời sau ăn cắp ý tưởng của người trước kia.

Lời văn Bản này được thâu rải rác trong các thiên Hoằng Minh tập, biểu hiện tuy không phải thượng thừa, nhưng ít chăng nữa thì không thể là trung hay hạ, lời văn khá lả lướt, suy đoán được rõ ràng trên tâm lý bị chi phối quan niệm kiến thức ít ỏi cắt xén mà thành ‘ngụy thư’. Theo nội dung Bản này,  không những xa vời không đạt đến biểu hiện độ sâu và độ rộng toàn diện nội dung tư tưởng thời Lục triều mà còn phán đoán là tác phẩm viết trước thời Lục triều. Những lý do vốn có này, ở đây không liệt kê và làm bình phẩm lại.

Nhìn chung, không thể tranh luận qua nhiều lý do để rồi khẳng định hay phủ định, không tìm đến chứng cứ trước đây đầy đủ, nên không thể phán đoán chính xác. Nhưng căn cứ toàn văn Bản này hiện tồn và tranh luận qua nhiều lý do tiêu biểu, sẽ giúp người ta xóa trừ thành kiến không nên, thúc đẩy hình thành một phán đoán khá tổng hợp. Không ngần ngại áp dụng quan điểm khá trung dung mà phán định tác giả Bản này không chỉ một người Mâu Tử mà nhiều bàn tay góp sức chỉnh lý rồi  thành, vượt trên không gian thời gian từ cuối thời Hán đến thời Lương khoảng hơn 300 năm. Quan điểm này khá thỏa đáng.        

2, Lý hoặc luận không chỉ một phiên bản

Hiện nay không rõ nguyên diện mạo Lý hoặc luận trên thế gian. Đúng thực trong Hoằng minh tập ghi Bản này được cấu thành 39 chương, chương 1 gọi “Lời tựa”, chính văn có 37 chương hay 37 thiên, chương cuối gọi “Lời cuối sách”. “Lời tựa” thuyết minh thân thế Mâu Tử và lý do Mâu Tử viết. “Lời cuối sách” thuyết minh thiết lập mục đích trả lời 37 câu hỏi là mô phỏng “ 37 phẩm” trong kinh Phật và “37 thiên trong Đạo đức kinh Lão Tử”, biểu hiện Mâu Tử suy sùng Phật giáo và Đạo giáo. Chính văn áp dụng từ xây dựng hình thức thể vấn đáp giữa chủ nhân và tân khách, gồm hỏi 37 câu rồi trả lời giữa Mâu Tử và mượn tay một người khác, kết cục tự tay họ thừa nhận tính ưu việt của Phật giáo, cam tâm tình nguyện tiếp thọ 5 giới, làm ưu-bà-tắc.

Hiện nay thấy Tăng sĩ chỉnh lý Bản này, làm một bộ sách, sau mới thâu trong Hoằng Minh tập. Vốn bản này vẫn không hoàn toàn vậy, mà có khác: 1 là tiêu đề, 2 là số quyển, 3 là văn tự. Liên hệ tiêu đề, trong Bắc sơn lục (北山录) rất sớm có chú thích nhan đề Bản này có tên là Trị cảm luận (治惑论), nhằm tránh trùng với Đường Cao tông có húy ‘Trị’, nên đổi chữ ‘trị’ thành chữ ‘lý’, biến thành Lý hoặc luận.[16]Điều này thuyết minh tên sách này đến sau đó mới chính thức xác định. Tên sách Mâu tử, tức là lấy họ tác giả mà đặt tên. Đúng là tồn đọng không bàn đến tên họ tác giả. Liên hệ số quyển, Xuất Tam tạng ký tập ghi gồm 1 quyển, thời Tùy-Đường phần nhiều nói có 2 quyển hay 3 quyển.[17]Liên hệ văn tự, bản Hoằng Minh tập hiện nay và các sách khác có nêu một số ý kiến. Ma-ha chỉ quán-Phụ hành truyện hoằng quyết của Trạm Nhiên dẫn chứng một đoạn văn trong Bản này nhưng không như Bản hiện nay.[18]Thái Bình ngự lãm dẫn chứng đoạn văn khác trong Bản này, không những văn tự chẳng chút tương đồng mà còn có những nội dung không có trong bản Mâu tử hiện nay.[19] Bất luận 1, 2, 3 quyển, trên văn tự tuy có một số thêm bớt nhưng nội dung tư tưởng căn bản bản này nhất chí.

Những tình huống này nhằm giải thích người đời sau tự mỗi lần thâu lục, trên nền tảng tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nguyên bản. Lúc Lục Trừng viết Pháp luận cũng có thể chỉnh lý qua. Lúc Tăng Hựu soạn Hoằng Minh tập cũng có thêm bớt và nhuận sắc nhất định. Đại khái từ thời Tăng Hựu về sau, theo lưu hành Hoằng minh tập mà Bản này lưu thông           

3, Nội dung tư tưởng Lý hoặc luận phản ánh căn bản thuộc trước Lục triều.

Lý hoặc luận tuy rộng rãi nội dung, khá hệ thống nhưng đứng từ giác độ sử tư tưởng để khảo sát, nội dung không phải trước Lục triều, trong đó có những nội dung phù hợp với cuối thời Hán đến thời Tam Quốc, có những nội dung phù hợp với thời Lưỡng Tấn, nhưng hầu như chẳng liên quan đến từ thời Lục triều về sau. Ở đây tiến hành kết hợp so sánh tổng hợp các cuộc tranh luận giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo trong Hoằng Minh tập, sẽ tìm thấy kết luận khá rõ.

Thứ 1, Quan điểm về Phật-đà

Bản này có những chỗ bàn đến Phật. Như hỏi “Chính tín Phật là gì, sao gọi là Phật?”

Đáp: Phật là một ‘thụy hiệu’ của Thích-ca Mâu-ni mà tín đồ Phật giáo Ấn Độ trao cho, là một từ ngữ thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế ở Trung Quốc. Còn nói, Phật có các loại công năng đặc dị, có khả năng “Biến hóa chớp nhoáng, tán thể phân thân, hoặc còn hoặc mất, lúc to lúc nhỏ, lúc trò lúc vuông, lúc già lúc trẻ, lúc ẩn lúc hiện, lửa đốt không cháy, đao chém không đau, trong nhơ chẳng nhiễm, trong họa chẳng hại, muốn bay thì bay, ngồi thì tỏa sáng”.

Ngoài câu trả lời “Phật là giác ngộ” ra,  Phật đều là miêu tả về đạo đức và thần linh. Mâu Tử đặc biệt kết hợp học thuyết thần tiên của Hoàng Lão lưu hành thời kỳ Tần Hán, khiến được Phật rất giống với ‘chân nhân’ thần tiên ở Trung Quốc. Đương nhiên, trong đó xuyên vào miêu tả các dạng như “lúc già lúc trẻ”, “lúc tròn lúc vuông”, “ngồi thì tỏa sáng”, thần tiên ở Trung Quốc thiếu khuyết những đặc sắc này. Đặc biệt cụm từ “tán thể phân thân”, chân nhân ở Trung Quốc cũng không có công năng này; nó trên thực tế chỉ cho ‘pháp thân’ trong Phật giáo. Lý luận ‘pháp thân’ đến trong bản dịch kinh của Trúc Pháp Hộ thời Tây Tấn mới cung cấp giới thiệu khá hoàn chỉnh.

Vào thời Hán, Phật giáo từ ban đầu truyền bá, người Trung Quốc dùng nhiều ý thức tôn giáo và quan niệm văn hóa truyền thống để lý giải, xem Phật-đà trở thành ‘thánh nhân’ hay ‘thần tiên’, cho đến khái niệm về pháp thân rõ ràng vẫn không thâm sâu vi diệu. Thời Hán, thuyết thiên mệnh và thuyết hài cốt khá lưu hành mê tín, Mâu Tử mượn cơ hội tướng thánh hiền như dùng “Lông mi vua Nghiêu có tám sắc”, “Vua Thuấn ngủ mở hai mắt”,  “Vua Chu Văn có bốn vú”, “Chu công Đán lưng gù” để so với “32 tướng, 80 vẽ đẹp” của Phật-đà. Bản này chỉ nêu khái niệm ‘pháp thân’ nhưng không dẫn chứng học thuyết niết-bàn trên bát-nhã học. Tuyên bày thần thông Phật giáo và dị tướng thánh hiền để đối ứng mê tín của Hoàng Lão lưu hành thời Hán nhằm phản ánh nhận thức sơ bộ về Đức Phật Thích-ca của giới Phật giáo Trung Thổ. Nếu Mâu Tử sống thời Tấn hay Nam Bắc triều, thì  lý luận Đại Tiểu thừa đã rõ rõ ràng ràng. Tác giả bản này cũng từ tập quán dùng tư tưởng rất mới để hoằng giáo, không ngừng cho đến hết thời Hán sớm đã biểu hiện viết ra, tự thân vẫn còn đạo lý mơ hồ. Mâu Tử thì không mơ hồ như vậy. 

Thứ 2, Quan điểm vấn đề nhân quả báo ứng và hình thần

Bản này có hai điểm trả lời đề cập quan hệ nhân quả báo ứng và hình thần luận.

Hỏi: “Đạo Phật nói người chết rồi lại cũng sinh. Ta chẳng tin khi thẩm định lời này”. Đó là hiểu sai “người chết lại sinh” với luân hồi nghiệp báo Phật giáo Ấn Độ. Mâu Tử trả lời khá nguyên thủy, dùng ví dụ (hạt giống và quả) hạt và quả ví cho thân thể con người là rễ cành ngũ cốc, đem linh hồn người ví cho hạt giống ngũ cốc để thuyết minh hồn thần bất diệt. Sau đó, Mâu Tử còn mượn quan điểm thân là thảm họa mà Đạo Đức kinh nói để trợ giúp người chết thần bất diệt.

Hỏi: “chưa việc thờ người, sao việc thờ quỷ”, “chưa biết sinh, sao biết chết” của Khổng Tử nói để phản bác quan điểm Mâu Tử.

Mâu Tử dùng truyền thống tế tự quỷ thần trời đất của Nho giáo có liên hệ ngôn luận Đạo giáo để đối phó, “Theo ngươi nói, đó là thấy bên ngoài mà chưa biết bên trọng. Khổng Tử ghét, Tử Lộ không hỏi ngọ nguồn, nên đem điều đó ra mà dẹp. Hiếu kinh ghi: “Làm đền thờ để cúng quỷ thần, tế lễ mùa xuân và thu để nghĩ đến theo thời tiết”. Lại nói: “khi sống thờ bằng kính yêu, khi chết thờ bằng thương nhớ”. Há chẳng phải dạy người thờ quỷ thần, biết lẽ sống chết đó sao? Chu Công vì Vũ Vương cầu mạng sống, nói: “Chu Công Đán nhiều tài nhiều nghề, có thể thờ được quỷ thần”. Sao làm vậy? Kinh Phật nói về lý sống chết, chẳng phải cùng loại vậy à! Lão Tử nói: “đã biết là con, còn giử lấy mẹ, trọn đời không nguy”. Lại nói: “Dùng ánh lửa, quay về nguồn sáng nó, không để tai ương cho thân”. Đó là nói về lý sống chết, ở nơi điều xấu lành. Điểm thiết yếu của đạo tối cao, thực quý ở sự yên lặng. Nhà Phật nào muốn nói nhiều! có kẻ đến hỏi không thể không trả lời. Chuông trống nào có tự kêu, đánh vô mới có tiếng.

Đoạn trả lời này sau đó ảnh hưởng rất ư sâu xa trong tranh luận về hình thần.  Nho giáo đối đãi ngọn nguồn quỷ thần cũng có hai tính,  đều nói qua hai mặt phải trái. Mâu tử dùng quan điểm quỷ thần mà kinh điển Nho giáo duy trì để phản bác quan điểm phủ định quỷ thần mà đối phương dùng kinh điển Nho giáo, đối phương lần lượt khó mà hô hoán. Quan điểm này của Mâu Tử chẳng khác với Phật giáo thời Tấn Tống và Tề Lương. Nhưng từ tuyến tố phát triển tranh luận hình thần, thì những điểm mà lý hoặc luận nêu giống với tình huống thời Nam Bắc triều, vẫn rất cạn cợt. Tranh luận hình thần vào thời Tấn Tống,  vấn đề trung tâm là tinh thần hay linh hồn con người là tranh luận lý luận “hình tận khí tán” cũng là “Cứu giúp hỗ tương, hợp số không huyết thống”.[20]Đến thời Lương Tề, Lương Vũ đế tuy nhiên sau đó dùng “Thiết giáo tam thánh, đều gọi bất diệt”[21] của Nho giáo để phủ định Phạm Chẩn, nhưng lúc đó trung tâm tranh luận trên lý luận thì Phạm Chẩn nêu mệnh đề như “hình thần tương tức” và “hình chất thần dụng”.[22] Do đó, luận điểm liên hệ bản này chỉ có đủ sơ kỳ Phật giáo Trung Quốc mà không phải dòng chảy chính tư tưởng thời kỳ Tấn Tống hay Lương Triều.

Thứ 3, Quan điểm vấn đề Di Hạ

Bản này trả lời 14 câu hỏi chứng tích tranh luận về Di Hạ. Như đối phương mượn “Tứ Di có vua, không như tộc Hoa Hạ mất” của Khổng Tử nói và “Ta nghe dùng Tứ Di biến Hoa Hạ, chưa nghe dùng Hoa Hạ biến Tứ Di” của Mạnh Tử để kích bác Mâu Tử không học “Đạo của Chu Công và Khổng Tử” mà học “Thuật của Tứ Di”.

Đáp: Lời Khổng Tử, giử pháp đời, điều Mạnh Tử  nói, mau chuyên nhất. Xưa Khổng Tử muốn ở Cửu Di, nói: Quân tử ở đây, có thối nát chăng?” và Trọng Ni không ở nước Lỗ, nước Tấn, triều Tề, triều Lương không dùng Mạnh Tử, há họ là kẻ sĩ Tứ Di ư? Vũ ra từ Tây Khương mà thành thánh triết, cổ tẩu sinh thuấn mà lay động, Do Dư sinh nước địch mà làm cho nước Tần bá chủ, Quản Thúc Tiêu và Thái Thúc Độ từ Hà Lạc mà nói phản loạn. Tả Truyện ghi: “Sao phương bắc ở trên trời là chính giữa, ở tại người là phương Bắc, ”. Lấy đó mà xem, đất Hán chưa hẳn trung tâm trời đất. Kinh Phật nói, trên dưới bao trùm, muôn loài hàm huyết, vật đều thuộc Phật. cho nên ta lại tôn mà học lấy, sao bảo là phải bỏ cái đạo của Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng? Vàng với ngọc chẳng làm thương tổn, linh hồn với tinh thần chẳng hại nhau, nói người ta sai, khi chính mình sai”.

Ở đây, quan điểm căn bản của Mâu Tử có 4: 1, Thánh nhân Nho giáo tuy có xem nhẹ ngôn luận của Tứ Di,nhưng chỉ áp dụng biện pháp tạm thời; 2, Nhiều thánh nhân cổ đại Trung Quốc không phải sinh từ đất Hán; 3, Trung Quốc chưa phải trung tâm thiên hạ; 4, Phật giáo xem chúng sinh bình đẳng, phản đối phân biệt Tứ Di. Những quan điểm này của Mâu Tử sau đó lập lại nhiều lần tranh luận Di Hạ giữa Phật giáo đồng Nho Giáo.

“Lời tựa” trong Hoằng Minh tập trả lời ‘6 nghi ngờ’ liên quan vấn đề Di Hạ và giống nhiều khác ít với Mâu Tử. Đó là giá trị chú ý. Nhưng lý hoặc luận rút cuộc chưa đào sâu về tranh biện Di Hạ. Như mở đầu tranh biện di hạ giữa Đạo giáo và Phật giáo có liên quan “Thuyết Lão Tử hóa bướm”, dẫn đến Cố Hân thời Nam triều Tống viết Di Hạ luận cũng bao gồm nhân tố tranh biện Di Hạ giữa Phật-Đạo, Cố Hân căn cứ việc phát động mâu thuẫn tranh biện Di Hạ qua tập tục văn hóa truyền thống Trung Hoa và Phật giáo, bất đồng tính dân Trung Hạ và Tây Nhung, nhưng kết quả tranh luận khiến chủ đề từ tranh luận vùng đất và văn hóa lần lượt diễn biến thành khá tốt cho Phật giáo. Tam phá luận xoay quanh triển khai tranh luận Di Hạ cũng là hết sức kềnh cựa giữa Phật - Đạo để chứng minh ưu thế tự thân tôn giáo. Nhìn từ tuyến tố logic phát triển tranh biện Di Hạ, luận điểm bản này vẫn biểu hiện trước thời Lục triều.

Thứ 4, Phê phán về thần tiên trong Đạo giáo
  
Bản này có chỗ trả lời cũng là phê phán tín ngưỡng sống mãi không chết của Đạo giáo. Mâu Tử từng nói, bản thân mình lúc trẻ cũng từng học tập từ thầy thuật thần tiên không chết, nhưng phát hiện học vô số “pháp kỉ thuật nhịn ăn” mà không có hiệu quả, những người tự xưng là bậc thầy sống đến 100 tuổi nhưng không tới 3 năm thì chết mất. Lời này không thể có ý khoác lác. Mâu Tử phê phán chủ yếu đó là thuật “sống mà không ăn”, nói “muôn vật có tính, giữa trời đất, lấy người làm quý”, “Quân tử nào như, ve sâu ăn uống; thánh nhân nào quý, hang ở trăn ếch”. Câu này trong Phản bác Di Hạ luận của Đạo sĩ Cố Hoan” có nói qua, (Hoằng Minh tập, q.6).

Người không thể học biểu hiện như ve sầu kêu mãi mà không ăn và ếch ngủ mùa đông, bậc thánh xưa nay không có chủ trương như vậy. Mâu Tử dẫn chứng nhiều luận thuật liên quan Đạo Đức kinh, như “Trời đất vẫn không được trường cửu, huống chi là người”, “Bớt rồi lại bớt, cho đến mức vô vi”, cho rằng bản ý của Lão Tử không phải là thần tiên không chết.

Hỏi: “Ghi về Vương Tề, Xích Tùng, Bát Tiên, sách Thần 170 quyển, giống với kinh Phật không?”.

Đáp: Đạo có 96 loại, lấy Phật đạo cao tột, “Sách ghi thần tiên, nghe thì suôn lỗ tai, khi cầu hiệu quả, như ảnh gió thổi tróc nhà”. Mâu Tử phê phán tư tưởng thần tiên Đạo giáo nguyên thủy, Mâu Tử không liên quan kim đan Đạo giáo và phả hệ thần tiên Đạo giáo. Việc này không thể đặt vào đàm luận cùng một thời gian triển khai tranh luận Di Hạ trong Tam phá luận (三破论) giữa Phật giáo và Đạo giáo thời Nam triều. Mâu Tử nhiều lần dẫn chứng Đạo Đức kinh để phản đối tư tưởng thần tiên của Đạo giáo, có ý đồ phân tách Đạo gia Lão Tử đồng Đạo giáo. Trong tranh luận Di Hạ thời Nam Bắc triều, thấy được Tạ Trấn Chi bắt đầu dự định chia tách Phật giáo sẽ đồng Đạo giáo, mà chỉ có Diệt hoặc luận (灭惑论) của Lưu Hiếp dùng “thuyết tam phẩm” mới nghiêm túc đúng đắn khi nói đến điểm này. Quan điểm trong Bản này vẫn ở giai đoạn sơ cấp.

Thứ 5, Đối với phê phán về hạnh nhơ sa-môn     

Bản này có điểm khác biệt là nêu lên vấn đề hạnh nhơ của sa-môn. Hỏi: “Đạo Phật trọng vô vi, ưa bố thí và giử giới, cẩn thận như kẻ đi ven vực sâu. Nay sa-môn ham uống rượu, hay có vợ con súc vật, mua rẻ bán đắt, chuyên làm lừa dối. Đó là việc xấu lớn ở đời, đạo Phật gọi đó là vô vi sao?”

Đại ý của Mâu Tử đáp, Phật giáo tuy nhiên thánh minh nhưng có những người chưa thể theo yêu cầu của Phật giáo tiếp chiếu chơn chính, nên không thể nhân vì sa-môn cá biệt có hạnh nhơ mà nghi ngờ giá trị Phật giáo. Nguyên văn của Mâu Tử là: “Công Thâu có thể cho người búa rìu dây mực, mà không thể khiến người giàu. Bậc thánh có thể dạy đạo cho người, nhưng không thể bắt người noi theo mà làm. Cao Dao có thể chạy tội người ăn cắp, mà không thể khiến kẻ tham thành Bá Di, Thúc Tề. Năm hình phạt có thể trừng trị kẻ phạm tội, mà không thể khiến người con ác thành Tăng Mẫn. Vua Nghiêu không thể hóa Đan Chu, Chu Công không thể dạy được Quản Sái. Há lời dạy của Đường Ngu không sáng tỏ, đạo lý của Chu Công không hoàn chỉnh ư? Nhưng không làm gì được với kẻ ác là vì sao? Ví như người đời học thông bảy kinh, mà mê tiền và sắc, há nói lục nghệ là tà dâm ư? Hà Bá tuy thần, nhưng không thể làm cho người trên đất chết đuối, gió tuy thổi mạnh nhưng không thể khiến nước sâu nổi cát bụi. Đáng lo người không thể làm theo, há có thể bảo đạo Phật là xấu sao?

 “Sa-môn nay ham uống rượu, hay có vợ con súc vật, mua rẻ bán đắt, chuyên làm lừa dối” đúng chưa thực hành giới luật Phật giáo sơ truyền Trung Quốc, hay ghi lại những người mua bán ở nước ngoài đang làm sa-môn. Hồ Thích từng thảo luận vấ đề này.[23]

Nhìn chung, vào thời Đông Tấn về sau, Phật giáo chịu phải chi phối sức mạnh của hoàng thất và quý tộc, tình hình kinh tế chùa khá phát triển nhưng không đồng nhất. Hoằng Minh tập, quyển 6 viết Thích bác luận (释驳论) của Đạo Hằng nói về nhiều tình huống nghiêm trọng  làm tổn hại chính sự mà áp bức sa-môn hoàn tục. Thích bác luận phản ánh tình huống thời Đông Tấn, nếu so với việc ghi lại trong Bản này thì không thể cho rằng Bản này là tác phẩm viết hoàn thành vào từ thời Lưu Tống sau đó.   

4, “Lời tựa” Lý hoặc luận do người đời sau ghi thêm

Pháp luận rất sớm chú thích: “Bác truyện Mâu Tử thái thú Thương Ngô” nhưng chưa thể khẳng định thân phận chân thực của Mâu Tử. Sau đó “Tùy thư-Kinh tịch chí” tiến một bước lấy Mâu Tử hòa đồng thành “Hán thái úy Mâu Dung”. Đại Tạng kinh thời Minh Anh Tông có ghi ba chữ “Hán Mâu Dung” (汉牟融). Những tên gọi này phát sinh mâu thuẫn với Lời tựa Bản này. Đối chiếu Lời tựa, sau khi Hán Linh đế, lúc đó Trung Nguyên đại loạn, đời sống Mâu Tử là ẩn sĩ mà không có ý tiến thân làm quan, cũng không có làm quan.

Theo sử sách ghi, cuối triều Đông Hán chẳng có ai họ Mâu đảm nhiệm thái thú Thương Ngô, cho nên câu “Bác truyện Mâu Tử thái thú Thương Ngô” là không thể dựa vào. Hai chữ ‘thái thú’ cũng do người đời sau thêm vào. Cho đến “Hán thái úy Mâu Dung” cũng do người sau thêm thắt. Thời Hán Chương đế có Mâu Dung làm qua chức thái úy, chết năm Kiến Sơ thứ 4 (79). Rõ ràng, Mâu Dung này không phù hợp với thân phận Mâu Tử cuối thời Hán, không phải là một người. Ẩn sĩ Mâu Tử gặp loạn thế, kì tích cao thượng, không có ý làm quan, chẳng để ý lưu danh đời sau. Để tăng thêm ảnh hưởng ban sơ lưu truyền Phật giáo, nên trong quá trình lưu truyền thời gian dài khả năng mượn thân phận người trước tác nhằm đạt đến chỉnh lý thống nhất hoàn chỉnh và bảo tồn kinh điển Phật giáo và các trước tác khác.

Cuối thời Hán có một Mâu Tử tên Mâu Dung là hoàn toàn có thể, cùng hiện lên một người cổ nhân như vậy. Đôi lúc ý định “hiệu ứng ảnh hưởng rộng lớn”, ưa mượn người nổi tiếng để tăng thêm trọng lượng tác phẩm, vì vậy đem Mâu Tử làm thái úy triều Hán Chương Đế phối hợp trở thành thân phận ẩn sĩ Mâu Dung; cũng là thường tình. 

Thực ra, Pháp luận sớm thâu vào Bản này và vốn không khẳng định “Truyện Mâu Tử Bác thái thú Thương Ngô” là việc đúng có, trước câu còn thêm chữ “cũng vậy” biểu hiện có quan điểm này mà thôi. So với Sử ký của Tư Mã Thiên nói về Lão Tử, bởi vì truyền thuyết khá nhiều nên Tư Mã Thiên thêm vào hai chữ “hoặc là” để biểu hiện còn có những quan điểm khác. Nghĩa “hoặc là” và “cũng vậy” là đồng dạng. Không thể bởi vì có nghe truyền khác, mà phủ định Bản này không phải của Mâu Tử mà của người khác. Chẳng qua, “Lời tựa” Bản này chính làm chướng ngại hỗn tạp lớn cho người đọc.

Qua phân tích trên, đặc biệt thông qua phân tích logic phát triển tư tưởng Bản này, thấy được tác phẩm này xuất hiện sớm từ cuối thời Hán, sau đó trải qua nhiều đời đã tu sức và cải biên. Nếu bỏ quên phần “Lời tựa” thì sự tình sẽ được đơn giản nhiều, trước hết khiêm tốn mà bỏ đi tự huênh hoang trong tác phẩm của mình là người Trung Quốc có mỹ đức, bản thân học thức rộng rãi, văn võ song toàn, có “phẩm đức cao thượng”. Do đó, “Lời tựa” trong Bản này không phải do tác giả Mâu Tử sở tác, mà người sau viết thêm.   

Dịch từ: Niên san Phật học Mân Nam, 2003



[1] Hoằng minh tập gồm 14 quyển, 58 chương, do Tăng Hựu soạn thời Lương, là một hợp ngữ văn hiến lịch sử Phật giáo với tôn chỉ “đạo để hoằng người, dạy cho văn minh”, là bộ trước tác đệ nhất để hộ pháp Phật giáo trên sử Phật giáo Trung Quốc. Hoằng Minh tập tập trung ghi chép va chạm văn hóa ngoại lai Phật giáo cùng bổn thổ Trung Quốc từ cuối thời Hán đến Ngũ đại Nam triều khoảng hơn 100 năm, lịch sử xung đột và dung hòa cũng phản ánh giáo nghĩa căn bản, trạng huống truyền bá, lượng phát triển Phật giáo thời kỳ đó. Từ đó mà so sánh toàn diện nơi tại hiện tiến trình lịch sử tối sơn hơn 500 năm Phật giáo ở Trung Thổ. Hoằng Minh tập được chọn thâu trong Tứ bộ tùng san (四部丛刊) thuộc 512 quyển trong Đại Tạng kinh, Nơi khắc kinh Kim Lăng có lưu truyền bản đơn hành

[2]Nhiệm Kế Dũ, Sử Phật giáo Trung Quốc, q.1 ch.3 có phân tích liên quan

[3]Hồ Ưng Lân, Thiếu thất sơn phòng bút tùng,  q.23 luận về Lý hoặc luận, ghi: “Đọc lời văn tuy rối cạn, nhưng từ ngữ nghiêng gần Đông Kinh”

[4]“Lời tựa Mâu Tử tùng tàn” hay “Thảo luận về Lương Khải Siêu biện ngụy Mâu Tử”, đều tập trong Mâu tử tùng tàng (牟子丛残),Cục Quang Minh ấn loát, 1930 

[5] Hồ Thích luận học cận trước (胡适论学近著) tập 1. Âu Dương Triết Sinh, Hồ Thích văn tồn, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1998

[6] Dư Gia Tích, Kiểm thảo Mâu Tử Lý hoặc luận, Học báo Yến Kinh, kỳ 20

[7] Khảo chứng việc Hán Minh đế cảm mộng sai sứ, đăng trên Học viện Viễn Đông nước Pháp xb.1910. Phùng Thừa Quân dịch,  Tứ biên dịch tùng khảo chứng sử địa Nam Hải Tây Vực  

[8]Phùng Thừa Quân dịch Lý hoặc luận ra tiếng Pháp rồi đăng trên Thông báo, 1920,trước đó có viết bài Khảo về Mâu Tử, trong Ngũ biên dịch tùng khảo chứng sử địa Nam Hải Tây Vực  

[9]Thang Dụng Đồng, Sử Phật giáo Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam bắc triều (汉魏两晋南北朝佛教史), chương 4 ghi: “Sử ghi Lời tựa Lý hoặc luận, không những phù hợp với sử sách, còn bổ sung thiếu khuyết trong chính sử”. Và ngụy thư Phật giáo lục triều và Phật giáo thời Hán, tợ đều phóng đại sự tình nguyên bản. Theo Lý hoặc luận, ngược với thỏa đáng, đủ chứng minh Phật pháp mới từ manh nha. Nếu tam bảo phát triển, văn ngụy tác này, ắt không khẳng định thẳng trong sách này. Vả lại, Phật giáo sơ truyền, giáo chỉ đồng khí với Hoàng Lão, còn ngài Mâu Tử bài xích kinh truyện bách gia, phản bác thuật đạo thần tiên, nhận Lão Trang để giải thích Phật, tự bày sức mạnh, đủ chứng minh chuyển đổi tinh thần thời đại. Còn nữa, văn hóa đặc trưng Giao Châu cũng có thể chứng minh lời nói trong Lý hoặc luận là chân”      

[10]Sđd, ch.6 ghi: “Mâu Tử viết sách, lấy cả Thích-Lão, nên thấy hết đầu mối tư tưởng nhà Phật”, “Huyền học Lão Trang, cũng vẫn dưỡng sinh toàn thân. Phương sĩ thời Lưỡng Hán xem trọng thuật trường sinh cửu Đạo giáo, làm cúng tế, đơn dược, nhịn ăn, nín thở. Nhưng tới thời Tam Quốc, có đạo thuật Phương Chi cũng không khoảng tin cậy”. Mâu Tử dẫn chứng lời trời đất vẫn không được trường cửu của Lão Tử để đả phá yêu thuật “thành tiên không chết” Đạo giáo. Còn pháp nhịn ăn “hành mà vô hiệu, làm mà vô nghiệm”, lời nói thực như xung đột, thông với nghĩa căn bản huyền học “thuận theo tự nhiên”. Thời Hán Ngụy, thịnh hành luồng gió thanh đàm. Lý hoặc luận khi luận, kiêm lấy Thích-Lão, dự kiến kết cục tư tưởng Phật giáo. Vả lại, cho rằng Mâu Tử đến lánh nạn ở Giao Chỉ vào khoảng cuối năm (188) Hán Linh Đế. Đến 5 năm sau năm Sơ Bình (193) Hán Hiến đế, Đào Khiêm làm cai quản Từ Châu, Trách Dung làm thống đốc thị trấn Vận Tào, xây chùa lớn để thờ. Mâu Tử viết Lý hoặc luận khoảng sau năm này, suy sùng Phật pháp. Sau đó khoảng 7 năm có Nguyễn Tự Tông sinh, khoảng 20 năm có Kê Khang Thúc Dạ sinh. Hà Bình Thúc, Vương Phụ Tự đều chết năm Chính Thỉ thứ 10 (249).  Nguyễn Tự Tông sinh sau 39 năm, cách Mâu Tử viết Lý hoặc luận khoảng hơn 56 năm, tức là từ thời đại cho rằng Mâu Tử là người kì thực liên hệ học thuật   

[11]Nhiệm Kế Dũ cho rằng mâu tử nói đến thời gian và tình tiết Phật-đà sinh, kết hôn, thành đạo căn bản nhất chí với việc Trúc Đại Lực và Khang Mạnh Tường cùng dịch kinh Bổn Khởi Tu Hành gồm 2 quyển và kinh Trung Bổn Khởi gồm 2 quyển vào giữa năm Kiến An thời Hán Hiến đế, nhưng câu cú sử dụng cùng tiếp cận với kinh Bổn Khởi Đoan ứng Thái Tử gồm 2 quyển của Chi Khiêm dịch giữa năm Hoàng Võ thời Ngô. Ngoài ra, tình tiết vua Tịnh Phạn ra khỏi cung tìm Thái tử cũng có trong kinh Bổn Khởi Đoan ứng Thái Tử. Đương nhiên, giới thiệu về truyện Phật còn y cứu những kinh Phật khác. Như Mâu Tử nói thái tử xuất gia ngày 8 tháng 2, niết-bàn ngày 15 tháng 2, nhưng 2 bản kinh trên nói xuất gia ngày 7 tháng 4, hay ngày 8 tháng 4, nhưng không nói ngày tháng niết-bàn, là y cứ quan điểm Đại thừa, nhưng do thiếu khuyết sử liệu, đã không thể khảo chứng. Ngoài ra, trong kinh Lục Độ Tập, q.2, kinh Tu Đại Noa của Khương Tăng Hội dịch vào thời Ngô có ghi việc Thái tử Tu Đại Noa bố thí tiền vợ; mà kinh này trước kia dã dịch, nên Mâu Tử có thể lúc ở Giao Chỉ đã đọc kinh này 

[12] Kōjun Fukui,  Nghiên cứu về Mâu Tử, phụ lục “Nghiên cứu về nền tảng Đạo giáo”, Hội lưu thông di sản thư tịch Nhật Bản, 1958

[13]Lương Khải Siêu, Biện ngụy mâu tử lý hoặc luận, tập trong Trước tác gần đây của Lương Khải Siêu, quyển giữa, tập 1, phụ lục 3 “Phật giáo sơ du nhập”, còn tập trong  “18 thiên nghiên cứu Phật học” của Lương Khải Siêu

[14]Nghiên cứu thuyết cầu pháp Hán Minh, tập trong Nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc, Nxb. Xuân Thu, 1938

[15]Erich Zürche, Lý Tứ Long dịch, Trung Quốc chinh phục Phật giáo, Nxb. Nhân dân Giang Tô,1998

[16] Hoằng Minh tập mục lục trong Xuất tam tạng ký tập, q.12 ghi tiêu đề bản này là “Mâu Tử ‘Lý hoặc’”. Trong đó, 2 chữ ‘Mâu Tử’ nằm trước là tên tác giả, 2 chữ ‘Lý hoặc’ nằm sau là tên sách, đó là thông lệ trong Xuất Tam tạng ký tập. Không có chữ ‘luận’. Nếu thật là kiêng húy mà đổi tên, rõ ràng ngày nay thấy được văn tự trong Xuất Tam tạng ký tập cũng đổi lại 

[17] Tùy thư-Kinh tịch chí, phần Nho giáo ghi Lý hoặc luận gồm 2 quyển. Phần Đạo giáo trog Cựu Đường thư-Kinh tịch chí và Tân Đường thư-Nghệ văn chí  cũng ghi “Lý hoặc luận gồm 2 quyển”. Phá tà luận (破邪论) của Pháp Lâm đầu thời Đường, quyển đầu ghi “Tử thư ‘Lý hoặc luận’ gồm 2 quyển, thịnh luận Phật pháp”.  Trạm Nhiên viết Ma-ha chỉ quán -Phụ hành truyện hoằng quyết, q.5, tắc 1 ghi: “Hậu Hán Linh Đế băng hà, thời Hán Hiến đế có Mâu Tử tin sâu Phật tông, bài xích Trang Lão, viết luận gồm 3 quyển, 37 thiên”

[18]Trạm Nhiên, Ma-ha chỉ quán -Phụ hành truyện hoằng quyết, p.1, q.5 và p.6, q.5 dẫn chứng 4 câu trong Lý hoặc luận, trong 3 câu có một phần tương ưng với chương 22, 7, 30, 36 bản  Lý hoặc luận hiện nay. Có chỗ hoàn toàn  khác với bản hiện nay

[19] Thái Bình ngự lãm, q.653 dẫn Lý hoặc luận, chương 1 ghi: “Phật sinh thiên trúc, giả hình vương gia cha tên Tịnh Phạn, vợ tự Tịnh Diệu...Thái tử có 32 tướng... Má như sư tử, da không bị dính bụi, tay chân đều cái móc khóa cửa, lông dựng đứng hết”. Bản hiện nay không có những câu này 

[20] Trịnh Tiên Chi, Luận Thần bất diệt, Hoằng Minh tập, q.5

[21] Lương Vũ Đế, Sắc đáp thần hạ diệt luận, Hoằng Minh tập, q.10

[22]Lương thư, q.48, Truyện Phạm Chẩn

[23] Hồ Thích luận học cận trước, tập 1

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Vua Phật Việt Nam Vua Phật Việt Nam
29/11/2016 11:10:00
Next

Đăng nhập