Cuộc cách mạng của chư Ni phái Drukpa trong thời hội nhập

Đã đọc: 8192           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kathmandu, Nepal - Ni viện thường là chốn tôn nghiêm và là nơi thiền định tĩnh lặng. Nhưng trên một sườn đồi bên ngoài thủ đô Kathmandu (Nepal), có một ni viện mà người ta chỉ có thể đến đó được sau khi đã vượt qua một đoạn đường 4x4 rất gập ghềnh

Tại đây, một nhóm sư cô trẻ đang cho thấy rằng, nghiệp (karma) có thể đến cùng với một cú đá (a kick).


h1_1
Các sư cô trẻ luyện tập võ nghệ 2 giờ mỗi ngày



Cuộc cách mạng tại ni viện A-di-đà Drukpa

Vào lúc bình minh mỗi sáng, các sư cô trẻ của tông phái Phật giáo Drupka (Rồng) 800 tuổi thay y phục màu đỏ thẫm của họ bằng các bộ võ phục và thắt đai vàng để học cách vật, cách đấm, cách đá do vị thầy Việt Nam của họ dạy. Những bài học võ nghệ ngày xưa của kung fu – đã làm nên sự nổi tiếng ở phương Tây qua các bộ phim của Bruce Lee (Lý Tiểu Long), Jet Li (Lý Liên Kiệt) và Jackie Chan (Thành Long), được bắt đầu dạy tại ni viện này cách đây vừa đúng 2 năm. Nhưng ngay từ lúc đầu, các sư cô trẻ này đã cho thấy rằng những cú đá cực mạnh có thể chung sống cùng với sự tĩnh lặng của thiền định.

Karuna, một sư cô trẻ đến từ Ladakh, là một trong số các võ sinh kung fu giỏi nhất chia sẻ: “Võ thuật giúp sự tập trung và tình trạng thể lực của tôi tốt hơn. Nó cũng là một cách ngăn chặn những thanh niên trẻ lỗ mãng dám chọc ghẹo các sư cô khi họ đang đi đứng bên ngoài ni viện. Bây giờ thì chúng tôi không còn hoảng sợ bọn họ nữa.”


h2_1
Sư cô Jigme Rigzin Lhamo quản lý tài khoản của ni viện


Thật là hiếm thấy chuyện như thế. Trên thế giới vẫn còn vài nơi coi Phật giáo là lĩnh vực riêng biệt của nam giới. Nữ giới thường được giao nhiệm vụ như nấu nướng và quét dọn cho chư Tăng. Nhưng tại ni viện Drupka trên núi A-di-đà, 400 sư cô được coi là tháo vát (call shots). Từ việc quản lý quầy cà phê - như phục vụ một ly cà phê sữa trung bình và bánh chuối, cho đến việc lái xe 4 bánh lên thành phố mang thực phẩm về, các sư cô này đều đảm nhiệm hết thảy mọi việc mà sư cô Jigme Rigzin Lhamo đến từ Ladakh đã đưa vào trong đầu óc họ.


h4_1
Quầy cà phê được quản lý bởi các sư cô



Sư cô Jigme Rigzin Lhamo có thể đọc các bản vẽ thiết kế cũng như có thể đọc các bản kinh Phật. Đồng thời sư cô cùng với nhóm ni chúng của cô đã giám sát thi công xây dựng công trình nhà khách để cho khách du lịch thuê, công trình xây dựng nhà máy gas sinh học và bể nước.

“Chúng tôi chỉ không muốn sống nhờ vào sự dâng cúng của đàn na thí chủ. Mục đích của chúng tôi là tự chủ về tài chính,” sư cô Jigme, 32 tuổi, quản lý các tài khoản của ni viện và nổi tiếng hay mặc cả với các nhà thầu địa phương, bộc bạch.

Bình đẳng giới tính trong thế giới tâm linh

Nhưng làm thế nào mà các Tăng sỹ (một số nhỏ trong số họ sống trong ni viện) lại thích được sai bảo lanh quanh? Rõ ràng họ không được quyền đưa ra các mệnh lệnh, mà chỉ được nhận (mệnh lệnh) từ ni sư Jetsunma Tenzin Palmo, người mà 21 tuổi đã từ bỏ công việc quản thủ thư viện ở thủ đô Luân Đôn để khoác áo nầu sòng. Ni sư Jetsunma nói: “Nhưng có vẻ như, họ đang tuân thủ điều đó tốt. Bình đẳng giới tính từ thế giới trần tục đang tràn vào thế giới tâm linh.”


h6

Sư cô Jigme Mipham Zangmo

Ni sư Jetsunma đã trải qua 12 năm đơn thân độc mã sống trong hang động lạnh lẽo, một khóa tu nghiêm mật đã mang lại cho bà một biệt danh phổ biến là ‘ni sư hang động’. Ngày nay, ni sư có ni viện riêng ở Lahaul do ni sư sáng lập vì bản thân ni sư đã nếm trải nỗi thất vọng bị loại trừ bởi cộng đồng chư Tăng. Ni sư nói: “Có nhiều phụ nữ thông minh và tận tụy, nhưng họ không được trao cho cơ hội. Đó là tiếng nói của nam giới đưa ra dù là chỉ trong sách vở và trong giảng dạy.”

h3_1

Sư cô Jigme và các sư cô khác đã học cách sử dụng cellphone và laptop


Nhưng có hy vọng. Với các ni viện dạy tiếng Anh và dạy kỹ năng sử dụng máy vi tính bên cạnh võ thuật, số lượng các cô gái trẻ bị lôi cuốn vào đời sống tu viện gia tăng đột ngột, ni sư Jetsumna đang trù tính đưa võ thuật vào ni viện của mình nói.

Trở lại núi A-di-đà, các sư cô từ miền Bắc Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal và Bhutan đang làm rung rinh các bức tường truyền thống bằng nhiều cách khác. “Hiện nay, chúng tôi trình diễn vũ điệu hóa trang vốn trước đây chỉ dành riêng cho chư Tăng và thậm chí cử hành luôn cả khóa lễ cầu nguyện buổi tối, gọi là Senge tsewa,” sư cô Jigme Mipham Zangmo cong người như lái xe tại ni viện nói.



h5_1

Các sư cô đang cử hành khóa lễ cầu nguyện buổi tối

Đức Phật không ngăn cấm

Đứng sau những thay đổi này là lãnh đạo tinh thần phái Drukpa, ngài Gyalwang Drukpa. Đích thân ông đã dạy cho chư ni các nghi lễ. Ông nói: “Đức Phật chưa bao giờ nói nữ giới ít quan trọng hơn nam giới. Họ có tiềm năng lạ thường mà sớm muộn gì rồi cũng phải được thừa nhận.”



h7

Chính điện ni viện A-di-đà Drukpa

Ngài Gyalwang Drukpa được tin là hiện thân đời thứ 12 của lãnh đạo tông phái Phật giáo Drukpa. Tông phái này là trường phái Phật giáo Đại thừa, có tín đồ ở Tây Tạng, Bhutan, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ (và gần đây có thêm một nhóm nhỏ ở Việt Nam – ND). Mặc dù được thành lập năm 1206, nhưng chỉ trong vài năm qua, tông phái này đang phải chịu đựng một cuộc chuyển giao (a makeover).

Chư Ni luôn luôn trải qua đời sống nghiên cứu thế giới nội tâm của họ. Bên cạnh con đường cổ xưa dẫn đến sự giác ngộ, hiện nay họ đang bước trên con đường đưa đến trao truyền sức mạnh (empowerment).

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập