Võ Việt Nam Dạy ở Nepal, Ấn Tại Các Ni Viện Dòng Drukpa

Đã đọc: 6081           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Võ thuật Việt Nam dạy cho các ni cô tông pháí Drukpa trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, và sẽ sang dạy ở Ấn Độ. (Photo courtesy of BBC)

KATHMANDU, Nepal (VB) -- Võ sư Việt Nam đã đưa võ thuật Việt Nam lên tận các đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, và các ni cô thuộc tông phái Phật Giáo Tây Tạng Drukpa đã vui thích học võ Việt hàng ngày.

Bản tin trên trang Anh ngữ BBC hôm Thứ Tư 14-4-2010 đã viết về Ni Viện A Di Đà Drukpa (Amitabha Drukpa Nunnery) trên một  lưng đồi, bên ngoaì thủ đô Kathmandu của Nepal -- mô tả hình ảnh:
“Lúc đó mới sáng sớm ở Ni Viện A Di Đà Drukpa, trên lưng đồi ngoaị ô Kathmandu,  hàng trăm đang đi nhiễu theo chiều đồng hồ quanh một pho tượng Phật màu vàng.
Nhưng thay vì trầm người trong kinh cầu, trên mái tu viện có điều khác đang xảy ra -- họ đang tập môn võ kung-fu đã được nổi tiếng bởi các phim của Lý Tiểu Long thời 1970s.
Các ni cô trẻ Phật Giáo từ tông phái Phật Giáo Drukpa xưa cổ 800 năm này đang được dạy võ bởi vị thầy Việt Nam của họ.
Võ thuât đưa vào Ni Viện này hồi 2 năm trước, và các ni cô tập 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Rupa, một ni cô 16 tuổi từ Ấn Độ, nói võ thuật giúp ni cô tập trung tinh thần. Ni cô nói, “Nó tốt cho sức khỏe, Ngồi Thiền rất là khó, và nếu chúng tôi tập kung-fu, sau đó thấy ngồi thiền dễ hơn nhiều.”
Một ni cô khác, Konchok, cũng từ Ấn Độ sang, nói ni cô thích kung-fu vì võ thuật cho cô sức mạnh.”
Bản tin cũng nói về sư bà Jetsuma Tenzin Palmo, ngột nữ tu người Anh đã trở thành ni cô dòng Drukpa từ hơn 30 năm trước, nói thường trước giờ các ni cô bị bỏ quên, không có hoàn cảnh tốt để sống, cũng không đươc5 dân chúng hỗ trợ như các vị tăng, và không được giúp học cao.
Môn võ Việt Nam dạy ở Ni Viện Amitabha Drukpa theo lệnh của ngài trưởng tông phái Drukpa, ngài Gyalwang Drukpa đời thứ 12, người được tin tưởng là một hóa thân Phật và đã tái sinh nhiều lần để làm trưởng tông phái Drukpa, một tông phái ảnh hưởng lớn ở nhiều nước trên vùng Hy Mã Lạp Sơn.
Ngài nói là khi ngaì còn nhỏ, thấy phụ nữ bị xã hội đối xử bất công, nên khi lớn lên mới nghĩ là cần xây ni viện riêng và “cho họ cơ hội học và tu hành.”
Ngài nói là ngài khuyến khích các ni cô học võ khi ngày nhìn thấy các ni cô từ Việt Nam tập võ. Ngài đã có nhiều chuyến đi thăm Việt Nam để hoằng pháp trong nhiều năm qua.
Sư Bà Jetsuma Tenzin Palmo -- cũng là người có tác phẩm Anh Văn nổi tiếng “Cave in the Snow” kể về những năm Sư Bà ngồi thiền đơn độc trong một hang tuyết trên núi Hy  Mã Lạp Sơn -- nói rằng Sư Bà sẽ đưa võ thuật vào Ni Viện của Sư Bà tại tiểu bang Ấn Độ Himachal Pradesh.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập