Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay

Đã đọc: 3079           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo có những chức năng giữ được những điểm sáng, những năng lực thiện của xã hội mà nếu không có những năng lực này (như các trung tâm tu học giống như ở đây) thì đất nước còn chìm đắm trong những sử thế tiêu cực.

Bài viết này được gõ thêm tạm đầy đủ hơn bản tin đã đưa: "Chùa Giác Ngộ: khóa tu Ngày an lạc lần thứ 25". Sở dĩ người viết muốn cho những ai chưa có cơ hội được nghe video này hay việc nghe có gặp khó khăn, nên muốn tóm lược thêm những quan điểm của Giáo sư về thực trạng của đạo Phật hiện nay trên toàn cầu. Người viết cho rằng: Quan điểm này lần đầu tiên nhiều Phật tử, kể cả tu sĩ Phật giáo mới được nghe. Bởi, từ trước đến nay, chưa một ai dám công khai nói thẳng thắn về những yếu kém của đạo Phật và cách làm đạo của đạo Phật. Trong giới tu sĩ, thậm chí một số vị cao Tăng, Giáo phẩm Phật giáo không phải là không biết, thậm chí biết rất rõ nhưng không ai dám nói thẳng thắn, mạnh bạo đến như vậy. Cũng có những vị tu sĩ dám nói, dám làm nhưng số này chỉ là 0.000% nhưng ngay lập tức bị chống đối, bị cô lập, bị vu khống, bị trù dập và bị loại trừ. Đó là bài thuyết trình của GS. TS Nguyễn Hữu Liêm  tại Khóa tu: “Ngày An Lạc” lần thứ 25: 06-08-2017 (15-06 Đinh Dậu) diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

GS. TS. Nguyễn Hữu Liêm, Giáo sư đã có  25 năm làm nghề luật sư và 16 năm là giáo sư dạy triết học tại ĐH San Jose City College, California.
với đề tài "Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay".

Trong bài thuyết trình Giáo sư đi sâu về chuyên đề “Chuyển luân thứ tư”. Đức Phật là người chuyển luân thứ nhất, khai sáng ra đạo Phật. Chuyển luân thứ nhì là ngài Long Thọ- Trung quán luận, nói về Sắc và Không. Chuyển luân thứ ba là của ngài Long Trước và Thế Thân- Bản thể luận nói về thuyết Tàng thức. Giai đoạn Chuyển luân thứ tư (Tantrisun), chuyển hóa năng lực về dục thức để chuyển hóa đi vào con đường giác ngộ. Trường phái này cho rằng vấn đề dục, nhất là ái dục. Đức Phật cũng có nói về vấn đề này: dục nó khó khăn để vượt qua như một dãy Hy Mã Lạp Sơn vậy. Nếu có thêm một dãy núi như thế thì không ai có thể thành Phật được hết nhưng nếu không có ngọn núi dục đó thì ai đi tu cũng có thể thành chánh quả. Nó khó khăn như vậy nhưng không phải là không thể. Do đó, phái Tantrisun này họ muốn chuyển Phật giáo đi vào đối diện với dục  để chuyển hóa chứ không phải xa lánh nó, khi xa lánh nó trở thành một vấn đề tiêu cực.

Chuyển luân thứ tư mà Giáo sư muốn đề cập đến là sự kết hợp giữa Phật giáo đi vào con người thời đại, kết hợp được tất cả những vấn đề năng lực của xã hội mà đối diện với năng lực lớn nhất hiện không còn là cái dục nữa. Thời đức Phật đi tu khó nhất là cái dục (nạn Ma-đăng-già). Nhưng trong thời đại hiện nay, nạn Ma-đăng-già còn nhẹ mà nạn còn nặng nề và có nghiệp lực còn mạnh hơn đó là nạn về đồng tiền. Vấn nạn đồng tiền là dòng máu chuyển hóa vào văn minh của con người hiện nay. “Hãy nói cho tôi biết bạn đối xử với đồng tiền như thế nào, tôi sẽ nói cho bạn biết con người của bạn tiến hóa đến mức độ nào.” Việc đối xử với tiền bạc nó quyết định cái tầm mức tiến hóa tâm linh của con người. Việc này nó không có tiền lệ với tất cả các giới, kể cả tu sĩ đều bị đồng tiền chi phối hết. Đây là một trong những giai đoạn mà chúng ta cần phải có sự chuyển luân mới để đối diện chứ không cần phải lý thuyết như thời xưa. Đức Phật cũng có nói nhưng nó không có nặng nề và ảnh hưởng khác nữa mà thời đại này chúng ta cần phải có ý thức mới về vấn đề này.

Thứ hai: Vấn đề khoa học thực nghiệm và kỹ thuật. Điều này Phật giáo 2500 năm trước không đối diện với vấn đề này. Đây là một hiện tượng rất là mới, trong Ấn Độ giáo gọi là kajinaja (thời đại của bóng tối) tức là vòng quay của chánh pháp ở điểm thấp nhất đó là chủ nghĩa của vật chất duy vật (duy vật này là bóng tối). Con người sẽ trải qua nó, nhưng trước khi trải qua nó giống như bánh xe bị nhấn xuống bùn ở điểm thấp nhất thì tất cả bánh xe sẽ phải đi qua chỗ bùn của vật thể, vật chất mà trong đó đồng tiền tượng trưng cho vấn nạn của thời đại. Thành ra dục nó không còn là yếu tố quá quan trọng nữa. Giáo sư đã chuyển ngôn ngữ của đức Phật nói về dục thành: “Nếu có một mãnh lực nào mạnh như đồng tiền hiện nay thì con người không khi nào giải thoát  được hết. Nhưng nếu không có mãnh lực của đồng tiền hay vật chất như hiện nay thì người nào có tâm niệm đi tu thì đều có thể đạt được kết quả.” Tức là nó khó khăn như dục thời đức Phật đi tu vậy.

 Chuyển luân thứ tư nó nhận thức một hiện tượng đó là: sự Tây phương hóa của toàn thể năng lực toàn cầu mà nhân loại đi theo mô hình của Tây phương. Mô hình Tây phương nó đại diện cho Modernity (hiện đại tính) phát xuất từ thế kỷ XV-XVI.

Văn minh Thiên chúa giáo biểu tượng của họ là trong trái tim bừng sáng có chúa Giesu. Trong khi Phật giáo là mở mang trí tuệ. Văn minh của người Thiên chúa giáo là xúc động. Tất cả các biểu tượng giáo lý của họ đều là xúc động nên họ rất khó bỏ đạo qua hôn nhân. Còn người Phật tử nặng về trí tuệ ít về cảm xúc.

Giáo sư đã trình bày về xuất phát nền văn minh tây phương, sự suy tàn của Thiên chúa giáo bởi các tín điều của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển của nhân loại mà nhất là cản trở sự phát triển của khoa học. Thế hệ kế tiếp làm một cuộc cách mạng để lật đổ xác tín chân lý của Thiên chúa giáo để tạo nên một nền văn minh Tây phương. Từ đó xuất hiện một tôn giáo mới đó là Tin lành giáo.

Đại Hàn cách đấy 50 năm Phật giáo là quốc giáo, 60% dân số là Phật tử. Ở thời điểm này  60% đó đã trở thành Tin lành giáo và rất nhiều ngôi chùa ở Nam Hàn dần dần bị đập bỏ để xây dựng thành nhà thờ Tin lành. Sự chuyển động này hình như Phật tử Việt Nam ít nhìn thấy. Sự chuyển động này nó sẽ đến Việt Nam.

Tại sao Phật giáo của chúng ta hiện nay đang rút lui nhường chỗ cho Tin lành. Khuyết điểm nào của Phật giáo tạo ra như vậy ? Chúng ta phải nói thật với nhau, đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề: “Tôi đến đây không phải để nói Phật giáo là “number one” (tất nhiên là “number one” với chúng ta) nhưng khách quan có thực Phật giáo “number one” hay không”. Giáo sư cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi : Tại sao thanh niên bây giờ đi theo Tin lành nhiều như thế ? Tại sao cả một văn minh Đại Hàn lớn lao của Phật giáo như vậy, bây giờ đi theo Tin Lành? Tại sao Tin lành nó chiếm được trái tim của người Nam hàn đến như vậy?

Chúng ta phải đối diện với những vấn đề, nên cần phải có một sự chuyển luân mới.

Đạo Phật nhấn mạnh đến sự khai mở trí tuệ nhiều quá, mặc dù cũng có nhấn về trái tim nhưng đạo Phật không nhấn mạnh ở đức tin nhiều, cho nên tính chất của tôn giáo trong Phật giáo dần dần nó tàn nụi. Phật giáo bây giờ chỉ có hai giới đi theo mà thôi đó là giới bình dân và giới trí thức (rất là trí thức). Sự chuyển luân mới đòi hỏi chúng ta phải nhận ra những khuyết điểm của Phật giáo và nhìn vào sự thật. Vì Phật giáo không sợ sự thật, ngay một vị Bồ tát nói: “Gặp Phật đánh Phật”, tức là đạo Phật không có chấp, người Phật tử rất dễ dãi đi theo Chúa hay Phật trong việc cải đạo, nhất là cải đạo qua hôn nhân rất nhẹ nhàng. Phật giáo chinh phục con người không bằng con đường ép buộc, không bằng con đường dụ giỗ mê tín, chính vì vậy đó là sai lầm của Phật giáo.

Đã đến lúc đạo Phật phải có một năng lực mới, đạo Pật cũng phải chấp nhận một sự tiến hóa vì mọi thứ đều phục vụ cho mục đích tiến hóa mà thôi. Chữ tiến hóa (Evlution) rất là mới đó là đi tới. Văn minh tây phương cho rằng con người đã tiến hóa đến mức khá thể.

Giáo sư cũng phân tích về việc con người hiện nay đã đến hồi đạt được tiến hóa cao nhất của khá thể (con người không còn có gì để vươn lên được nữa, đã vươn đến văn minh tây phương lý tính)… Khi đó con người không còn lý do gì để chiến đấu và hy sinh nữa. Khi đó con người không còn gì gọi là hạnh phúc, không lý tưởng, không mơ mộng… trở tành người nhàm chán. Chính điều này đã tạo ra con người một lỗ hổng mới và dẫn đến con người thế giới Tây phương đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm.

Vậy trong bối cảnh khủng hoảng về tâm linh hiện nay Phật giáo chúng ta làm được cái gì và triết học Phật giáo có thể cống hiến được cái gì ?

Phật giáo có cái hay là đáp ứng tùy theo căn cơ của chúng sinh và thời đại đã đi vào đáp ứng ngôn ngữ và biểu tượng…Phật giáo không có chấp. Nếu Phật giáo vẫn ù lì mà không có chuyển luân đi theo thời đại thì Phật giáo sẽ bị đào thải theo qui luật tự nhiên. Giáo sư đã phác họa một sơ đồ tiến hóa mà tây phương cho rằng con người tiến hóa đến mức lý tính là cao rồi. Triết học tây phương đang tàn nụi vì không còn gì để nói nữa những cái gì đáng để nói đã nói hết rồi và bây giờ như con rắn quay lại nuốt cái đuôi của mình,  tái lại phân tích trở thành tiêu cực. Tại sao vậy ? là vì họ không có một hệ thống như Phật giáo mà Phật giáo cống hiến cho họ đó là Giới, Định, Tuệ. Tất nhiên là muốn đi vào một cõi cao hơn thì phải có một công trình, một con đường thực nghiệm tức là Bát chánh đạo để khám phá ra ở cõi cao nhất ( Dục, Sắc- Vô sắc – Nhân quả- Bất nhị- Cõi không).

Phật giáo có Thiền định, chỉ có thiền định mới đưa con người đi ra khỏi tầng khá thể của tâm thức để đi vào một cõi khác để vượt qua hiện tượng của thế giới không gian và thời gian. Nếu không có Giới, Định, Tuệ, Bát chánh đạo mà chỉ có đức tin không mà thôi thì không thể vượt qua được giới hạn khoa học như văn minhTây phương bây giờ. Nên nhớ, Phật giáo là sự nối dài cuộc cải cách lớn của Ấn Độ giáo. Phật giáo cống hiến như vậy, nhưng Phật giáo bị một vấn đề là Phật giáo là một phần của chân lý, chứ không phải toàn thể của chân lý. Vì chân lý hiện nay chúng ta không thể bỏ quên chân lý thực nghiệm của khoa học và kỹ thuật hiện nay được . Phật giáo cũng nói rất nhiều vấn đề về tâm linh học. Các học thuyết Phật giáo là tiền thân và tiên phong của phân tâm học nhưng cũng không thể vượt qua được phân tâm học của tây phương. Người ta nghiên cứu rất công phu và có bằng chứng thực nghiệm đàng hoàng, người ta nói rất nhiều thực trạng về bệnh trạng về tâm lý, thể trạng tiến hóa nhiễu nhương một con người như thế nào. Phật giáo phải đáp ứng đi theo cái đó. Phật giáo phải đi theo nắm vững và đáp ứng về vấn đề kỹ thuật, về tổ chức xã hội.

Giáo sư đã trình bày một biểu đồ về trình độ tiến hóa, trình độ tỉnh thức hay là giác ngộ. Điểm yếu của Phật giáo là: Hình ảnh Phật giáo trong kiến trúc nặng nề (các ngôi chùa Phật giáo) hình dáng nhàm chán. Nối nói chuyện, nặng về nghi thức, hình thức Phật giáo cũng vậy. Đọc kinh thì lê thê với giọng điệu Bolero. Mới nghe thì thích, nhưng lâu rồi chán, giới trí thức tới bỏ đi hết. Phật giáo không có đối diện với những vấn đề này. Mặc dù đạo Phật đã muốn cải tổ rất là nhiều rồi (từ Thầy Thích Nhất Hạnh, Đạo Phật Ngày Nay) đã đưa ra những bài kinh bằng tiếng Việt, hoặc các nghi thức nhưng thầy gặp rất nhiều sự cản trở về bảo thủ.

Giáo sư cũng khẳng định: “Một số thành phần trong Phật giáo rất là bảo thủ”. Ở mỗi giai đoạn tiến hóa để trưởng thành nó đại diện cho một trình độ tâm thức của một tầng lớp xã hội văn minh hay dân tộc. Người Việt Nam mà nhất là giới Tăng sĩ Phật giáo tu hành Giới- Định- Tuệ rất nghiêm chỉnh, họ tiến hóa rất là nhanh, một số đạt được chánh quả nhưng họ không có trưởng thành được bởi vì họ bị giam hãm bởi (Stayes), họ cứ ôm chặt lấy một số giáo điều nặng về văn hóa, hình thức và nghi thức. Họ không trưởng thành như một con người (xin lỗi hơi nặng lời), mặc dù đã đạt chánh quả, tánh tình vẫn như là con nít. Hiện tượng này là phổ quát, không chỉ ở Việt Nam mà các nhà sư tại Thái Lan và Đông Nam Á mà có một triết gia đã nói: “Mỗi lần nhìn vào con mắt của họ, con mắt của họ như một thiếu niên ngây thơ vậy”. Họ giác ngộ, nhưng giác ngộ như một con người chưa có kiến thức. Vì sao? Chữ Emytiess (tính không)=Freedom (tự do), nhưng Form(sắc)= Fullness (viên mãn) họ có tự do nhưng thiếu sự trưởng thành, nên trở thành một tự do tiêu cực là rút lui. Chữ Niết bàn là một định nghĩa tiêu cực, đó là sự diệt tắt. Sau này Phật giáo Đại thừa cố gắng điều chỉnh  chuyện này nhưng tự bản chất Phật giáo mang cái âm hưởng rất là tiêu cực. Chúng ta phải công nhận điều đó (khi nói đến vấn đề này đã có rất nhiều người phản đối).

Thực chất Phật giáo là khởi thủy nhìn ra khổ là cái đế, đời là khổ và Phật tử trung trung đến chùa nhưng giới nhà giầu họ không đi chùa chính thức, họ chỉ đến chùa khi nào cha mẹ họ chết hoặc bị thất bại họ mới trở lại chùa. Chùa như là một chỗ để trốn. Phật giáo nếu là như vậy, Phật giáo là thất bại!. Phật giáo phải là nơi đến của những thành phần năng động nhất, trẻ trung nhất, trí thức nhất đó mới là Phật giáo!  Mà Đại thừa đang muốn làm cuộc cách mạng đó. Tăng sĩ Á đông và Tăng sĩ Việt Nam (không phải chỉ có Tăng sĩ) mà trí thức Việt Nam, con người trung lưu Việt Nam vẫn bị giới hạn này. Họ có thể học lên tiến sĩ, họ có thể có bằng cấp giáo sư, đại học ở cấp quốc tế hay những chuyên gia rất là nổi tiếng nhưng vì tính dân tộc vì chiều cao tiến hóa (Stafes) còn giới hạn. Cho nên,  người Việt Nam trung trung thiếu trưởng thành (đây là nhận xét sau khi rút ra ở rất nhiều các tổ chức, hội đoàn giáo sư khi Giáo sư có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội). Tức là tánh con nít vẫn còn rất là nhiều kể cả những thành phần xuất sắc nhất trong xã hội. Cái đó nó chi phối toàn bộ số phận của dân tộc. Trẻ con ở đây không có nghĩa là không đùa dỡn, hay đùa dỡn mà là thiếu trưởng thành. Dân tộc Việt Nam trong giai đọan hiện nay giống như một đứa trẻ mới 15 tuổi, đang vận động thân xác và đang đi theo con đường lý tưởng, còn đang là một thiếu niên. Nên số phận dân tộc đi theo một bộ phận thanh thiếu niên mà thanh thiếu niên thì rất nhiều năng động nhưng rất dễ bị lạc đường, khi phát triển thì bệnh hoạn rất dễ xảy ra.

Phật giáo có những chức năng giữ được những điểm sáng, những năng lực thiện của xã hội mà nếu không có những năng lực này (như các trung tâm tu học giống như ở đây) thì đất nước còn chìm đắm trong những sử thế tiêu cực.

Giáo sư đã đưa ra một biểu đồ ví dụ rất ấn tượng: Tư duy - Khoa học - Văn hóa - Hệ thống xã hội, hệ thống chính trị. Thay đổi cấu trúc phải thay đổi con người, muốn thay đổi cấu trúc con người phải thay đổi văn hóa mà muốn thay đỗi cấu trúc con người, thay đổi văn hóa phải thay đổi về thực tại của văn minh kỹ thuật. Không thể một cái mà giải quyết hết tất cả. Phật giáo phải cập nhật hết tất cả, khi nào Phật giáo cập nhật được vấn đề về tâm lý học, Phật giáo phải cập nhật được những vấn đề kỹ thuật, về văn hóa để Phật giáo đi vào con đường chánh pháp mới thích hợp với xã hội hiện nay.

Nếu cứ nghĩ rằng tu hành chỉ cần ngồi thiền định để giải quyết vấn đề xã hội hay mong mỏi xã hội nó như thế nào thì chúng ta nằm mơ giống như Thiên chúa giáo nói rằng: “Chỉ cần tin vào chúa Giesu thì mọi việc sẽ tốt đẹp”.

Phật giáo muốn đi vào “Chuyển luân thứ tư” là sự kết hợp phải nhìn rõ vấn đề. Bởi khi nào mình đọc một học thuyết hay là một lý thuyết gì mới, chúng ta không phủ nhận cái công trình của họ và chân lý của nó nhưng chúng ta phải biết rằng nó đúng ở góc độ nào. Người học Phật phải nắm rõ những cái này để thấy toàn bộ. Thời gian gần đây, Phật giáo Đại thừa phải khuyến khích tất cả các Tăng Ni đi học hết tất cả các ngành để xây dựng các hệ thống. Đồng thời Phật giáo phải can đảm để nhận thấy rằng Phật giáo đang đi vào những vũng lầy, vũng lầy của trì trệ của bảo thủ, của nghi thức, của biểu tượng, của tất cả những gì mà nó làm cho cả một thế hệ Phật tử không còn đến chùa. Việc này nó rất là cần thiết để chúng ta thấy được, vì chúng ta là con nhà Phật, là con người có can đảm nhìn vào sự thật.

Để vào nghe trọn vẹn bài thuyết trình xin mới các bạn vào đường Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=y1hZd3P6Ilo

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập