Các tông phái Phật giáo Trung Quốc

Đã đọc: 10353           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sự phân tông phái trong Phật Giáo là thuộc về chi tiết phân môn khác loại chứ chẳng phải hoàn toàn là tư tưởng cơ bản, chính vì thế thì tương lai không bao lâu, chúng ta sẽ thấy trên thế giới sự thống nhất của Phật Giáo sẽ xuất hiện.

Đây là một vấn đề không thể nào tránh khỏi. Vì tuy Đức Phật pháp chỉ có một vị, nhưng do đối tượng tiếp thu không đồng, căn tánh cao thấp và điều kiện môi trường sống mà người ta có cái hiểu khác nhau về Phật pháp. Trong kinh Phật nói: “ Đức Phật dùng một viên âm để thuyết pháp, chúng sanh, tuỳ theo căn tánh của mình mà tiếp thu”. Đây chính là ý nghĩa này. Nếu đứng trên lập trường của Phật để nhìn về Phật pháp thì pháp nào cũng dẫn đến Niết-bàn. Nếu đứng trên lập trường của đệ tử Phật để nhìn về Phật pháp thì mỗi người đều chuyên về một pháp môn. Như mười ba vị đệ tử ban đầu của Phật, mỗi người đề có một tính cách đặc thù và mỗi người đều có bè bạn riêng của mình( Tạp A Hàm16 trang 447). Đây có thể công nhận là dấu hiệu báo trước sự phân chia tông phái trong Phật pháp.

Bốn đến năm trăm năm sau Phật Niết bàn, Phật giáo hệ tiểu thừa ở Ấn Độ phân chia thành hai mươi bộ phái. Họ chỉ vì một tranh chấp nhỏ dần dần kết thành khối, chia thành một bộ phái riêng.

Phật giáo hệ Tiểu Thừa phân thành những manh múng, mất đi sức mạnh thống nhất của sự giáo hoá. Phật giáo đại thừa trong Bát Nhã Không của Mã Minh Long Thọ ở Ấn Độ đã hưng khởi đúng thời vận.

Một ngàn năm sau Phật Niết bàn, từ các Ngài Vô Trước đến các ngài Thanh Tịnh, Hộ Pháp tư tưởng Duy Thức mới bắt đầu rạng rỡ. Phật giáo Đại Thừa ở Ấn Độ cũng chia thành hai tông: KHÔNG và HỮU. Dần về sau, vì Mật tông hưng khởi, Phật giáo Đại Thừa lại phân làm hai: HIỂN GIÁO và MẬT GIÁO. Đây là tình hình cơ bản của Phật giáo Ấn Độ.

Ban đầu, khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, không thấy có một chi nhánh của tông phái nào. Về sau do sự phiên dịch dần thịnh hành, một khối lượng lớn kinh điển đã dịch xong, các nhà tư tưởng Phật học phân loại phán quyết về Phật pháp, mới xuất hiện các tông phái.

Tông phái của Phật giáo Trung Quốc, đầu tiên thành lập từ Tam Tông Luận, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào thời Đông Tấn. Đây là pháp phái Không Tông ở Ấn Độ, đến đại sư Gia Tường mới tập đại thành. Đồng thời căn cứ theo Thành Thật  luận của Tiểu Thừa, thành lập Thành Thật tông; căn cứ theo Câu Xá Luận của Tiểu Thừa Hữu bộ, thành lập Câu Xá tông. Căn cứ theo kinh Niết Bàn, thành lập Niết Bàn tông; căn cứ theo Thập Địa luận, thành lập Địa Luận tông; căn cứ theo Nhiếp Đại thừa luận, thành lập Nhiếp Luận tông. Do ngài Đạt Ma từ Tây Vức sang đã truyền Phật tâm ấn, thành lập thiền tông. Do ngài Đạo Tuyên đời Đường chuyên hoằng truyền Tứ Phần luật, thành lập Luật tông(Nam Sơn); căn cứ vào sự tổng hợp và khai phát trong kinh Pháp Hoa đến đại sư Trí Giả, thành lập Thiên Thai tông; do đại sư Huyền Trang đi Tây Vức về, căn cứ theo Duy Thức luận, thành lập Pháp tướng tông; căn cứ theo sự khai phát và tổng hợp của kinh Hoa Nghiêm, đến đại sư Huyền Thủ, thành lập Hoa Nghiêm tông; do đại sư Huệ Viễn thành lập Liên xã, chuyên trì niệm danh hiệu Phật đến đại sư Thiện Đạo, thành lập Tịnh Độ tông; cuối cùng vào niên hiệu Khai Nguyên, đời Đường, đại Sư Thiện Vô Uý và ba vị cao tăng Mật giáo từ Tây Vức đến đã truyền dịch kinh pháp Mật bộ, thành lập Mật tông.

Từ đây trở về sau, Phật giáo Trung Quốc có hơn mười ba tông phái. Trong đây ngoại trừ hai tông thuộc hệ Tiểu thừa: Thành Thật và Câu Xá, còn tất cả đều thuộc hệ Đại Thừa.

Về sau, do sự dung nhiếp và chắt lọc giữa các tông nên mười ba tông chỉ còn lại mười tông: Niết Bàn tông quy về Thiên Thai tông, Địa Luận tông nhập vào Hoa Nghiêm tông, Nhiếp luận tông nhập vào Pháp Tướng tông.

Dưới đây sẽ là biểu đồ trình bày các tông phái Đại Tiểu thừa quan hệ đến Không và Hữu:

Tông phái Phật giáo đã được giới thiệu sơ qua như thế, có thể nói là rất phong phú và đa dạng. Nhưng từ cuối đời Đường trở về sau, Phật giáo hệ Tiểu thừa ở Trung quốc không còn được xem trọng. Các tông Tam Luận, Duy Thức đã không còn có người nghiên cứu. Còn Mật Tông ở Trung Quốc chỉ là “Hoa đàm thoáng hiện”. Sau pháp nạn năm năm Hội Xương đời Đưồng Vũ Tông, Mật tông Trung Quốc đã biến mất, nhưng nó lại lưu hành đến Nhật Bản. Theo bối cảnh địa lý và xã hội Trung Quốc, không tuân hành giới luật một cách nghiêm túc. Cho nên Luật tông như còn thoi thóp mà thôi. Thịnh hành nhất là Thiền tông. Từ Lục tổ Huệ Năng về sau, Thiền tông lại phân ra làm 5 phái. Trong 5 phái đó, có 2 phái Lâm Tế và Tào Động phát triển cực thịnh và truyền thừa lâu nhất. Ngày nay, hầu như Tăng Ni Trung Quốc đề xuất phát từ 2 phái này. Thậm chí đối với phương diện thuyết giảng giáo lý, chỉ có hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm miễn cưỡng duy trì mà thôi. Đế cuối khoảng Tông đầu đời Minh, Trung Quốc mới xuất hiện một vài vị Cao Tăng chủ trương Thiền Tịnh song tu: Như Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (Thiên hiệu Thiên Hựu 2 đời Đường Ai Đế đền đầu niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc đời Tống Thái Tông). Cho nên gần đây, Phật Giáo Trung Quốc ngoài pháp môn niệm Phật và tham thiền thì dường như không có một sự kiện nào khác đáng nói.

Từ đời Thanh Dân Quốc năm đầu trở về sau, do nhiều điển tích kinh điển lưu lạc ở Nhật Bản nên những Cao Tăng đã lần lượt thỉnh về Trung Quốc các bộ Tam Luận, Duy Thức, Luật Tông, Mật Tông... Phật giáo Trung Quốc đã có hiện tượng phục sinh. Nhưng đáng tiếc là mấy trăm năm gần đây, Phật Giáo Trung Quốc không có giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Đây là một cơ vận phục sinh nhưng không có khả năng khai triển mà vẫn còn chờ sự nổ lực!

Ngoài Phật Giáo Trung Quốc, Phật Giáo ở các quốc gia trên thế giới ngày nay cũng có nhiều tông phái.

Phật giáo hệ Nam truyền, Thượng Toạ bộ ở Thái Lan phân làm hai Tông phái: Đại Tông Phái và Pháp Tông Phái.

Mật Giáo ở Tây Tạng phân làm Hoàng Giáo, Hồng Giáo, Bạch Giáo, Hắc Giáo.

Phật Giáo Nhật Bản, cơ bản giống Phật Giáo Trung Quốc nhưng lấy Tịnh Độ Chân Tông và Nhật Liên Tông làm đắc sắc của Phật Giáo Nhật Bản. Gần đây, Pháp sư Ấn Thuận đã phê bình Phật Giáo Nhật Bản: “Phật Giáo kiểu Nhật Bản chẳng phải là gia đình mà là gia đình hoá Phật Giáo, chẳng phải là Phật Giáo của giới tại gia mà là giới xuất gia trong Phật giáo đã biến chất.” (Hải Triều Âm quyển 34_Phương kế xây dựng giới tại gia trong Phật Giáo Trung Quốc). Đây chính là đặc sắc của Phật Giáo Nhật Bản.

Cuối cùng, tôi tóm lại một câu: Sự phân tông phái trong Phật Giáo là thuộc về chi tiết phân môn khác loại chứ chẳng phải hoàn toàn là tư tưởng cơ bản, chính vì thế thì tương lai không bao lâu, chúng ta sẽ thấy trên thế giới sự thống nhất của Phật Giáo sẽ xuất hiện.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập