Shangrila – Dạo bước thiên đường

Đã đọc: 3653           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Shangrila là một cái tên mang đầy sự huyền bí gợi nhớ về một xứ sở thiên đường mà nhà văn anh James Hilton miêu tả trong tiểu thuyết Lost Horizon (Đường chân trời đã mất). Xứ sở thiên đường ấy được biết đến như một vùng đất có thực nằm ở cực bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Theo ngôn ngữ của người Tạng, Shangrila có nghĩa là địa điểm của vận mệnh và may mắn.

Với độ cao trung bình trên 3.500m so với mực nước biển, Shangrila là mảnh đất của những cánh đồng cỏ, những khu rừng rộng lớn, những thảo nguyên đầy hoa dại, những dãy núi cao quanh năm tuyết phủ, những thung lũng sâu thăm thẳm, những hồ nước ngọt trong vắt và một nền văn hóa độc đáo…

Tất cả tạo nên sự mê hoặc cho những ai đã đặt chân đến mảnh đất này.

Cảnh sắc ở thiên đường với những dãy núi tuyết lô xô



Chúng tôi xuất phát đến Shangrila vào một ngày nắng đẹp. Hiện lên trước mắt chúng tôi là những thung lũng mây, những cánh đồng cỏ, những ngọn núi tuyết bàng bạc thoắt ẩn thoắt hiện cuối đường chân trời; là bầu trời trong vắt với những đám mây trắng bồng bềnh bay ngang trên đầu, là đàn bò Yak với những bộ lông dài lết phết gặm cỏ trên thảo nguyên…



 

Bò Yak




Thành cổ Shangrila nằm ở một góc phố nhỏ. Kiến trúc mang đậm phong cách của người Tạng dù hơi thở của cuộc sống hiện đại đã chạm đến nơi này.

Những nét văn hóa mang đậm dấu ấn du mục trên thảo nguyên vẫn còn tồn tại trong đời sống của người dân nơi đây.

Buổi tối ở quảng trường trung tâm thành phố, người người tụ tập ca hát nhảy múa. Những ca khúc với giai điệu cao vút như những đỉnh núi hòa vào vũ điệu tự do mạnh mẽ bên ánh lửa bập bùng.

Ngôi chùa Đại Phật tự tọa trên một ngọn đồi, từ đây có thể nhìn toàn cảnh khu phố cổ.

Trong sân chùa, sừng sững một chuyển pháp luân kinh khổng lồ cao 24m. Người Tạng tin rằng cùng với niệm phật và quay chuyển pháp luân thì những lời cầu nguyện sẽ dễ dàng lên được đến trời.

 


Phố cổ Shangrila nhìn từ trên cao 
 

Quay chuyển pháp luân kinh

 

 

Chùa đại phật tự với chuyển pháp luân kinh khổng lồ


Tu viện Songzalin, dựng theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, ngự ở độ cao 3200m.

Tu viện được vị lạt ma thứ 5 xây dựng từ năm 1679. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử Trung Hoa, tu viện vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Vào thời thịnh vượng, số nhà sư ở đây lên đến 3000 người. Không gian của nó luôn được thắp sáng bằng một loại sáp làm từ mỡ bò Yak.


Phong cảnh xung quang Songzalin

 

 

Kiểu trang trí đặc trưng của người Tạng 


Tu viện Songzalin nổi bật với những mái nhọn rát vàng rực rỡ. Đây là tu viện lớn nhất ở Vân Nam, nơi tập trung những nét văn hóa tiêu biểu của người Tạng.

Những ngôi nhà bao bọc phía dưới tu viện tạo thành một quần thể đồ sộ mang nét thần bí. Nhà của người Tạng trông giống như những pháo đài nhỏ, tường dày bằng đất nện như được vẽ bằng phấn trắng với những ô cửa nâu tao nhã, trông rất ấm cúng.


Quang cảnh Songzalin

 

 

Những dây cờ nối những lời ước nguyện lên trời

 

 

Thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông

 

 

Trẻ em Tạng

 

 

Chú tiểu

Thế giới trong tu viện Songzalin là thế giới của phật giáo từ mầu áo đỏ nâu nổi bật trên mình những vị Lạt Ma hay đến những dây cờ là những lời kinh phật được chăng khắp nơi nối những lời cầu nguyện đến trời.

Tàng kinh các và niềm tin lặng lẽ vào cõi phật trong cách chăm chú đọc kinh của những chú tiểu mỗi sáng hẳn sẽ đem đến cho những người khách lạ một cách nhìn khác về tôn giáo và niềm tin.

Với tôi, ấn tượng Shangrila là những giai điệu cao vút vang vọng trên thảo nguyên bao la, là những hình ảnh tuyệt đẹp về miền đất hạnh phúc, là những lời niệm gửi gắm nhiều  ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp trong những vòng xoay chuyển pháp luân kinh.

Nguồn: VietNamNet

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập