Trên đỉnh Nga Mi

Đã đọc: 5902           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Núi Nga Mi được ví là núi tiên nước Phật, sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cảnh tự nhiên tươi đẹp và nội hàm văn hóa lịch sử lâu đời Trung Quốc, là “Nga Mi thiên hạ tú” (Nga Mi đẹp thiên hạ).

Núi Nga Mi, còn gọi là Đại Quang Minh sơn, nằm ở miền trung nam tỉnh Tứ Xuyên (miền Tây Nam Trung Quốc), trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh Tạng. Đỉnh Vạn Phật là ngọn núi cao nhất của núi chính Kim Đỉnh, có độ cao 3.099 m so với mặt biển.

Núi Nga Mi là một trong bốn núi Phật giáo nổi tiếng Trung Quốc. Việc truyền bá Phật giáo, xây dựng chùa chiền cũng như sự phồn vinh của nó đã làm tăng thêm nhiều màu sắc thần kỳ cho núi Nga Mi. Nền văn hóa tôn giáo, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo đã cấu thành chủ thể của lịch sử và văn hóa núi Nga Mi, tất cả các vật kiến trúc, các tượng, vật dùng để niệm kinh, cũng như lễ giáo, âm nhạc, hội họa ở đây đều thể hiện không khí văn hóa tôn giáo đậm đà. Trên núi Nga Mi san sát những ngôi chùa. Trong số tám chùa lớn Kim Đỉnh thì chùa Báo Quốc, chùa Vạn Niên là nổi tiếng nhất.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về núi Nga Mi:

 





Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.






Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú".







Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất.


Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào.




Hồ trên núi Nga Mi




Tượng Phật Lạc Sơn nằm trên ngọn Thê Loan dưới chân núi Nga Mi về phía đông, xưa gọi là Đại tượng Mi Lạc, Đại Phật Gia Định. Đại Phật bắt đầu được tạc vào đầu năm Khai nguyên thời nhà Đường (năm 713), trong suốt 90 năm mới hoàn thành.


Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.


bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.


Lạc Sơn Đại Phật ( Lèshān Dàfó), còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Coi xong những bức ảnh đẹp tuyệt trần ngẫm nghĩ mới thấy Nga Mi không hổ danh là " Nga Mi Thiên Hạ Tú "
Hi vọng trong đời mình sẽ có 1 lần đến nơi thiêng liêng này....
Cảm ơn người viết rất nhiều...
Nam mô A Di Đà Phật !
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.75

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập