Chùa Đại Bảo Tướng - ngôi tự viện Hoàng gia nổi tiếng thời Bắc Tống

Đã đọc: 8812           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Chùa Đại Bảo Tướng

Chùa Đại Bảo Tướng còn gọi là chùa Chiêu Không tọa lạc góc Tây Bắc huyện Vấn Thượng, tỉnh Sơn Đông. Về niên đại xây cất, có thuyết cho là vào đời Đường, có thuyết cho là vào đời Tống. Do phong cách kiến trúc và trùng kiến chùa Chiêu Không vào năm thứ 5 niên hiệu Tống Hàm Bình (1002), và đại hồng chung đúc vào "năm thứ 3 Thái Hòa" (chuông này bị hư hoại năm 1958), có thể suy đoán chùa này được xây cất khoảng niên hiệu Thái Hòa thời Vãn Đường (827-840).

Chùa Bảo Tướng là một trong những ngôi tự viện có mặt sớm nhất tại Trung Quốc. Từ cách tạo những tượng Phật đồng khảm vàng thời Bắc Ngụy; tượng Di Lặc khắc bằng đá thời Đông Ngụy; bia Văn Thù Bát Nhã thời Bắc Tề..., cho đến việc bảo tồn một số lượng lớn dữ liệu ghi chép về Phật giáo, thì biết rằng chùa xây vào thời Nam Bắc Triều, đã có hơn 1500 năm lịch sử, là ngôi chùa Hoàng gia nổi tiếng thời Bắc Tống. Đại Trung Tường Phù Nguyên Niên (CN 1008), vua Tống Chân Tông phong là Thiền Thái Sơn. Khi về ngang Khúc Phụ, đi qua Trung Đô, vua sắc tứ chùa Chiêu Không là chùa Bảo Tướng, và ngự tại đây.

chua_2

Sơn môn chùa Đại Bảo Tướng


Chùa Đại Bảo Tướng thời cổ thường mở rộng cổng Tam quan, nghinh tiếp những người học đạo từ bắc chí nam. Ngày nay, đã qua hơn một nghìn năm, chùa Đại Bảo Tướng lại phục hưng, khách thập phương đến triều bái rất đông, người kế thừa y bát chư vị Tổ sư cũng không phải là ít. Những vị này thường đem tâm từ bi an ủi, động viên thế sự nhân tâm trong xã hội hiện đại.

chua_3

Cổng chùa Đại Bảo Tướng


Chùa Đại Bảo Tướng cũng tương tự như các danh lam thắng cảnh khác, có "Quảng trường Bồ Tát" trước cổng tam quan, ở đây ban ngày người và xe cộ rất đông đúc. Bạn hãy quay người lại, nơi có ánh đèn mờ ảo, chính là ba cổng sơn môn nghiêm cẩn mà tĩnh mịch, trên cổng có 4 chữ "Đại Bảo Tướng Tự". Hai bên có đôi liễn, câu bên phải "Bắc Triều tối sơ danh thắng", câu bên trái "Đông Thổ đệ nhất đạo tràng" (Đạo tràng đệ nhất của miền Đông Thổ, thắng cảnh đầu tiên vào thời Bắc Triều).

chua_4

Hai trong 18 vị La Hán với nhiều tư thế khác nhau

Trong chùa có đắp 18 tượng La Hán, do công đức chi phí của nữ sĩ Lý Ngọc Mai - Hoa Kỳ, 18 tượng La Hán này điêu khắc từ khối đá nham thạch, mỗi khối nặng khoảng 3000 đến 4000 kilogram, tạo hình đặc biệt, khí vũ hiên ngang.

Tháp Phật (tháp Thái Tử Linh Tung) tại chùa Đại Bảo Tướng

Tháp Phật là tháp gạch hình bát giác, kết cấu bằng gỗ phỏng theo kiểu dáng lầu các, hùng vĩ trang nghiêm, nguy nga tráng lệ, thể hiện phong cách kiến trúc thời Bắc Tống. Tháp cao 41.75m, đường kính của nền tháp là 10m, tổng cộng 13 tầng. Bốn bên đông, tây, nam, bắc của thân tháp đều có khám thờ tượng Phật. Tầng một phía bắc là cửa chính để lên tháp, bậc thang làm theo kiểu hình xoắn ốc có thể lên đến đỉnh tháp. Đỉnh tháp có trang trí theo hình dạng hồ lô, ngói lưu ly màu vàng chói lọi, cho nên dân gian vẫn gọi là "Hoàng Kim Tháp". Năm 1977 được công bố là đơn vị bảo hộ di sản văn hóa trọng điểm cấp tỉnh.

chua 5.jpg

Chưa đến chùa Đại Bảo Tướng, xa xa đã nhìn thấy Cổ Tháp như ẩn hiện giữa rừng cây. Ngọn tháp lồ lộ giữa kiến trúc trang nghiêm, giản dị nhưng lại rất đặc biệt mới mẻ. Không thể cho rằng, tháp này không nổi danh mấy, trước đây chúng tôi đã được biết từ trong tư liệu văn hiến, đây là tháp Phật đơn giản thanh lịch, cổ kính thanh tao. Sau khi khai quật địa cung năm 1993, đã phát hiện danh xưng nguyên thủy được ghi lại trên hộp đá, là Tháp Thái Tử Linh Tung. Xem hình thức mà biết nội dung, trong bảo tháp này có chôn giấu xá lợi răng chân thân của đức Thích Ca Mâu Ni. Vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên là Thái tử của vua Tịnh Phạn - quốc vương nước Ca Tỳ La Vệ cổ Ấn Độ, răng Phật tức là Xá lợi Linh Tung của đức Phật.

chua 6.jpg

Tháp Thái tử Linh Tung nguyên là tháp Bảo Tướng Tự, vì gọi theo tên chùa Bảo Tướng. Chùa Đại Bảo Tướng xây cất đầu tiên vào đời Đường, nguyên là chùa Chiêu Không, nằm trên 25 mẫu đất. Sau khi trùng kiến vào năm thứ 5 Hàm Bình Bắc Tống (CN 998), mới đổi tên lại là chùa Bảo Tướng, vì lâu năm không tu sửa, nên năm 1946 đã bị hủy. Đến năm 1993, khi trùng tu tháp tại huyện Vấn Thượng, đã phát hiện trong địa cung của tháp, có 114 kiện văn vật quý hiếm trên thế gian, đó là Xá lợi Phật, chân thân Bồ Tát, Bồ tát bằng bạc..., mới biết tháp này có tên là "Thái Tử Linh Tung Tháp". Sau này, chính phủ nhân dân huyện Vấn Thượng trùng kiến lại Chùa Đại Bảo Tướng, phụng thờ Thánh vật của đức Phật. Trải qua hai năm thi công, ngôi chùa cũng đã hoàn thành, bao gồm tháp Thái Tử Linh Tung, điện Cung Phụng, Tháp Cung, Hồi Lang (hành lang gấp khúc lượn vòng), khu cây cảnh, đường thông dưới mặt đất... .

chua 7.jpg

Tháp Thái tử Linh Tung dưới ánh tịch dương trong buổi chiều tà

  

Bảo tháp Thái Tử Linh Tung xây cất từ năm thứ 6 Hi Ninh, đến năm thứ hai Chánh Hòa (Tây Lịch 1073-1112), là do sư Tri Nhu được kinh sư ban tử y, và sư Vân Thái - Phó công đức Phật giáo chủ quản đích thân giám tạo, xây cất một tòa bảo tháp răng Phật Hoàng gia điển hình.

chua 8.jpg

Xá lợi răng Phật trong tháp Thái tử Linh Tung

 

Phù hợp với phần sau "Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Di Giáo thứ nhất" có ghi: Phật dạy A Nan: Khi Phật niết bàn, trà tỳ xong, tất cả tứ chúng thu nhặt xá lợi để vào bình thất bảo. Lúc đó khởi tháp thất bảo tại đường cái lớn trong thành Câu Thi Na Già, cao 13 tầng, phía trên có tướng luân (bộ phận của tháp làm bằng kim loại), đem tất cả diệu bảo trang nghiêm, tất cả các loại diệu hoa tràng phan trên thế gian mà nghiêm sức đó. Bốn bên hành lang, dùng thất bảo hợp thành, phải phổ biến khắp nơi. Bốn mặt tháp của mỗi tầng đều mở cửa lớn, cửa sổ, tôn trí xá lợi của Như Lai trong bình báu, để cho tứ chúng trời người, chiêm ngưỡng cúng dường.

  

 chua 9.jpg

 

 

"Hòm vàng quách bạc" được khai quật trong địa cung chùa Đại Bảo Tướng

 

Năm 1938, người Nhật xâm lược Trung Quốc, đốt phá chùa Bảo Tướng, máu nhuộm Hoàng An Nhai, ngôi cổ sát nghìn năm đã bị san bằng và trở thành bình địa, ngôi bảo tháp tướng luân cũng không tránh khỏi kiếp nạn. Năm 1947 lại gặp nội chiến, thân tháp bị đạn pháo làm thiệt hại nặng. Năm 1958, đại hồng chung nặng vạn cân đúc vào năm thứ 3 Thái Hòa (CN 479) cũng bị phá hủy. Thời kỳ đầu cách mạng văn hóa, hành lang nền tháp lại bị kẻ trộm đào bới phá hoại. Vào thập niên 70, sau khi dùng xi măng để thanh lý nền tháp bị loang lổ, thì bảo tàng nơi địa cung cũng may mắn tránh được niên đại khủng khoảng đó.

 

chua 20.jpg

Cười đến bao giờ mới khép miệng, xưa nay luôn mở rộng tấm lòng

 

Du khách đến tham quan ngôi cổ sát nổi tiếng Chùa Đại Bảo Tướng, ai cũng đều nhìn thấy ngài Di Lặc khoe bụng lộ ngực tươi cười hớn hở, suốt ngày vui vẻ đón tiếp du khách tứ phương. Có khí độ này, hà tất phải thở than những sự phiền nhiễu của thế gian. Mở rộng lòng mình có thể vui vẻ bao dung đối với mọi người, mới là bậc đại khí!

 

 

chua 21.jpg

 

Tôn tượng đức Phật Thích Ca Niết bàn trong địa cung chùa Đại Bảo Tướng

 

Tượng Phật nằm, căn cứ theo hình tượng Niết bàn để đắp nặn. Nằm bên phải quay mặt về hướng nam, tay phải chống cầm, tự tại an tường, biểu hiện vẻ thân thiết mà trang nghiêm, hiền hòa mà an tĩnh

chua 22.jpg

Đại hồng chung chùa Đại Bảo Tướng

 

Mỗi chiều khi hoàng hôn về, tiếng chuông cầu nguyện được gióng lên, thì cả đàn chim bay lượn quanh chùa cấu thành bức tranh tuyệt mỹ. "Tiếng chuông truyền đi ba nghìn cõi, Phật pháp xương minh đến muôn nhà". Tình này cảnh đấy, tâm của bạn sẽ tự tại trong ý diệu huyền, tạm quên đi những não phiền danh lợi của thế gian!

 

chua 23.jpg

 

Bia Tháp Thái Tử Linh Tung

Tháp Phật được kiến tạo vào năm thứ 6 Hi Ninh đến năm thứ 2 Chánh Hòa (CN 1073-1112), trước sau 38 năm. Là một tòa "Tháp Xá Lợi răng Phật" điển hình, do Hoàng đế tứ ban cho Đại sư cao tăng Tri Nhu đích thân giám sát xây dựng, phỏng theo tháp Linh Cảm chùa Khai Bảo Hoàng gia Kinh sư (nay là "Thiết Tháp" Khai Phong, do Dụ Hạo thiết kế), hoàn toàn phù hợp theo quy chế Xá lợi răng Phật được ghi chép trong kinh Phật.

 

Sưu tập những hình ảnh

 

chua 24.jpg

 

Đại Hùng Bảo điện

 

chua 25.jpg

  

Ảnh "Phật Quang" nơi bảo tháp Thái Tử Linh Tung chùa Đại Bảo Tướng

 

 

chua 16.jpg

  

Tượng "Quan Âm Cam Lộ" cao chót vót giữa hồ Liên Hoa

 

Bồ tát Quan Âm tay tả nâng tịnh bình, tay hữu cầm nhành dương liễu sái cam lồ. Dương liễu tượng trưng cho bản tính hiền dịu, nói lên lòng từ bi cứu khổ, hộ trì chúng hữu tình của Bồ tát Quan Âm, cho nên có câu "Thần Kim Cang trợn mắt, chư Bồ tát rũ mày". Các tín chúng thường niệm chú Đại bi Quan Âm, cầu "Dương chi tịnh thủy" trị bịnh hoặc dùng nó để sái tịnh đàn tràng. Những du khách qua đây, tắm gội nước Cam lồ, chợt như tỏ ngộ phép quán đảnh đề hồ, như được Bồ tát ban cho trí tuệ, như được đẩy lui tất cả não phiền.

 

chua 18.jpg

 

Bích họa với mô hình lớn tại chùa Đại Bảo Tướng

 

Bích họa trên bức tường với mô hình lớn nghiêng về hai phía đông và tây, điều mà các nhà điêu khắc họa vẽ chính là "Phật Nha Truyền Kỳ ", bao gồm 3 câu chuyện "Phật Nha Thần Thoại", "Ngộ Không Tây Du" và "Phật Nha Đông Lai"

  

chau 19.jpg

 

Phật Nha Truyền Kỳ

  

chua 26.jpg 

Tháp Thái Tử Linh Tung ẩn hiện trong rừng cây xanh

 

chua 27.jpg

  

Giới truyền thông lắng nghe điển cố về 18 vị La Hán

 

 

chua 28.jpg

  

Chân thân Bồ tát

 

chua 29.jpg

  

Bình tịnh thủy bằng thất bảo và ống mã não bằng đá Lục Tùng

  

chua 30.jpg

  

Châu ma ni và bình xá lợi bằng thủy tinh

 

chua 31.jpg

 

Ao phóng sanh chùa Đại Bảo Tướng

 

chua 32.jpg

 

Chân thân Bồ tát bái quỳ hiếm có được khai quật trong địa cung

  

chua 33.jpg

  

 

Mô hình răng Phật phóng to gắp 400 lần

chua 34.jpg

 

chua 35.jpg

  

chua 37.jpg

  

chua 38.jpg

  

chua 39.jpg

  

chua 40.jpg

  chua 41.jpg

 

chua 42.jpg

 

chua 43.jpg

 

chua 44.jpg

 

chua 45.jpg

 

Nguồn: giacngo.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập