Trung Quốc Thiên niên Cổ Tự Thạch Thất Thiền viện Tp Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến

Đã đọc: 2598           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dược Sư Đạo tràng Thạch Thất Thiền viện nằm dựa núi Đại Mạo sơn, đối diện Linh Thứu sơn, theo Cư Chương Châu Phủ chí, Long Khê Huyền chí, và Hải Trừng Huyền chí ghi rằng: “Thạch Thất Thiền viện được kiến tạo vào triều đại Đường Duệ Tông, niên hiệu Thùy Củng năm thứ hai (686), và có nhiều Tăng nhân tu hành.

Vào thời Hậu Đường, niên hiệu Đồng Quang năm thứ ba (925) Thiền viện được phát triển như một Tự viện Phật giáo tầm cỡ.

 Triều đại Tống Anh Tông, niên hiệu Trị Bình năm thứ hai (1065), tu sửa và xây dựng thêm công trình phụ.

  Năm Giáp Tuất (1334) niên hiệu Nguyên Thống năm thứ nhất triều đại nhà Nguyên, tái thiết trùng tu các công trình như Phạm cung, Tăng phòng, sơn thếp tượng Phật, Thạch Thất Thiền viện trở nên quy mô, công trình tái thiết do Đại lão Hòa thượng Hối Am chủ trì.

 Năm 1464, niên hiệu Minh Thiên Thuận năm thứ tám, tiếp tục tu sửa những công trình xuống cấp.

 Vào thời Minh Thành Hóa (1465-1487) tự phế.

 Trong những năm 1969-1571, niên hiệu Long Khánh năm thứ 5, Lão Hòa thượng Vân Hiên chủ trì trùng tu, Pháp đường, Sơn môn lang vũ, tường rào xung quanh, một số công trình mới.

 Triều đại nhà Thanh Thạch Thất Thiền viện cực thịnh, triều đình hạ chỉ lập đàn tràng Dược Sư Phật hiển linh diệt trừ ôn dịch, đã có sự tích ghi chép lưu truyền nhân gian.

 Triều đại Đường Duệ Tông, niên hiệu Thùy Củng, Trần Nguyên Quang trấn nhậm quan chức Thứ sử vùng cương thổ Mân Nam đầu tiên.

 Theo “Hạ Môn Phật giáo chí”, vùng cương thổ Mân Nam, Thạch Thất Thiền viện được xem là nơi phát tích Phật giáo sơ khai của vùng đất này”.

 Thạch Thất Thiền viện, trãi qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Dân Quốc đã có nhiều lần tái thiết trùng tu, và rất nhiều Bia đá ghi chép lịch sử.

 Thời Minh mạt Thanh sơ, bọn cướp biển gốc người Nhật Bản (gọi là Nụy khấu hoặcHải khấu) uy hiếp thương buôn hàng hải và cướp bóc dọc theo bờ biển vùng Phúc Kiến, Chiết Giang, Tướng quân Thích Kế Quang lãnh đạo binh lính dẹp loạn, khiến bọn cướp biển phải khiếp sợ mà quy phục.

 Đại Mạo San còn lưu di tích Tướng quân kháng uy “Du thành Cổ trại”, Tiêm san Cổ trại”. Thạch Thất Thiền viện còn lưu dấu tích các đồn trú của binh sĩ, với một giá trị lịch sử nhất định để tham khảo. Phía đông của Thiền viện là mộ tháp của chư Tôn đức Tăng ni trãi qua các thời đại.

 Ngôi Cổ tự thiên niên Thạch Thất Thiền viện uy nghiêm nơi Đại Mạo sơn, hùng tráng Linh Thứu sơn, theo truyền thuyết từ cổ kim tương truyền có thập bát cảnh. Bây giờ nhiều cảnh sắc gần đô thị đã trở thành danh từ lịch sử, nhưng vẫn để lại rất nhiều dấu ấn cho các thế hệ tương lai thưởng thức phong cảnh hữu tình “Cao sơn Thiên hồ”, Thí Kiếm thạch”, Cao sơn Phi bộc”, Thiên nhân Túc tích”, Quan Âm nhai”, Thạch kỳ Thạch cổ”. . . và không ít truyền thuyết mà nhiều thế hệ truyền tụng nhân gian.

 Thịnh suy hưng phế là một quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa – 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.

 Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, Đạo tràng Dược Sư Thạch Thất Thiền viện, cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.

 Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

 Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang.

 Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện Chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện Chính sách Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, Cơ sở Tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, tiếp dẫn hậu lai.

 Thạch Thất Thiền viện được sự gia trì của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai, lãnh đạo Phật giáo đã bổ nhiệm Pháp sư Trung Minh Trụ trì Thiền viện năm 2014, và với bổn phận và trách nhiệm “Trụ Pháp vương gia, Trì Như lai tạng”, Pháp sư bắt đầu trùng tu Đại Hùng bảo điện, Phúc Thọ lâu, Trai đường, Giảng đường, Thiền đường, Vân Thủy đường, Công Đức đường, Lưu Ly bảo tháp, Kỳ Phúc chung điện, Thiên Vương điện, Chung lâu, Cổ lâu, Nội ngoại Sơn môn, để sử dụng vào việc Hoằng pháp, học tu, từ thiện. Mục đích tôn tạo danh lam thắng cảnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội qua văn hóa du lịch sinh thái tâm linh.

Xin giới thiệu chùm ảnh cổ tự Thạch Thất Thiền Viện: 




































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập