Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 06: Giác Ngộ

Đã đọc: 2446           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bằng thiền định, Đức Phật nhận ra được rằng trí tuệ luôn đi cùng sự giác ngộ. Một cách truyền thống, ngài được cho là nhận ra được giác ngộ thông qua thực tập Tứ thiền và Tam vô lậu học.

Mặc dù Thích-ca Mâu-ni từ bỏ con đường tu tập khổ hạnh, cơ thể của ngài vẫn còn quá hốc hác gầy gò đến nỗi ngài nghĩ khó mà đạt được sự hỉ lạc ngay cả ở tầng thiền đầu tiên. Cuối cùng ngài quyết định ăn thức ăn đặc để phục hồi sức lực của mình. Sữa và cơm được một phụ nữ trẻ tên Sujata dâng cúng. Sau khi ăn xong, Thích-ca Mâu-ni tắm gội ở sông Ni-liên-thiền và uống một ít nước. Khi những người khất sỹ đồng tu với ngài thấy ngài từ bỏ con đường tu tập khổ hạnh, họ đã nói rằng “Sa môn Gautama đã trở về đời sống hưởng thụ và từ bỏ nỗ lực tu tập tâm linh” và rời khỏi ngài.

Với sức lực phục hồi nhờ thức ăn, Thích-ca Mâu-ni kết một chỗ ngồi dưới gốc cây asvattha bắt đầu thiền quán, cuối cùng ngài đạt được sự giác ngộ vô thượng (abhisambodhi), do đó ngài trở thành một vị Phật (bậc giác ngộ). Cây asvattha, một dạng cây họ sung, sau này được biết đến như cây bồ đề (giác ngộ). Khu vực nơi Đức Phật giác ngộ được gọi là Buddhagaya cùng một ngôi tháp được dựng lên sau này và nó trở thành một thánh địa hành hương chính của các Phật tử.

Theo truyền thống Theravada, Đức Phật đạt được sự giác ngộ vào đêm trăng tròn tháng Vaisakha (Visakha) rơi vào tháng tư hay tháng năm theo lịch phương Tây. Ở Nhật Bản, ngày tám của tháng mười hai được coi như là ngày Phật thành đạo. Theo sự miêu tả truyền thống thì Đức Phật rời khỏi gia đình khi ngài hai mươi chín tuổi, đạt được sự giác ngộ năm ba mươi lăm, giáo hóa chúng sanh trong bốn mươi lăm năm và mất năm tám mươi tuổi. Tuy nhiên, theo những truyền thống khác thì ngài rời khỏi gia đình khi ngài mười chín tuổi, giác ngộ năm ba mươi và thuyết pháp trong vòng năm mươi năm.

Trong những bộ tiểu sử truyền thống, sự giác ngộ của Đức Phật được mô tả xảy ra giống như trận chiến với ma vương, một vị thần của sự chết chóc và tham dục. Nhờ sự giác ngộ, Đức Phật đã vượt qua được nỗi sợ hãi về cái chết và cắt đứt tham ái. Vì thế mà trận chiến với ma vương có thể tượng trưng cho những mâu thuẫn tâm lý mà một người tu tập tâm linh phải đối mặt. Trong các miêu tả sau này thì ma vương được coi là thực sự xuất hiện trước Đức Phật. Ma vương còn xuất hiện sau khi Đức Phật giác ngộ nhằm quyến rũ Đức Phật và còn có ngụ ý rằng ngay cả một chúng sanh đã giác ngộ không thể tránh khỏi tham dục như ăn uống, ngủ nghỉ hoặc các khổ đau như bệnh tật và cái chết. Tuy nhiên, Đức Phật không bao giờ thất bại trước sự quyến rũ của ma vương.

Xác định nội dung của việc giác ngộ của Đức Phật đặt ra nhiều vấn đề học thuật quan trọng. Kinh A-hàm (Agama) bao gồm một số các nhận định liên quan đến sự giác ngộ của Đức Phật. Học giả Nhật Bản Ui Hakuju đã biên soạn danh sách gồm mười lăm cách giải thích từ nguồn tài liệu nguyên thủy (11). Ba trong số đó đặc biệt đáng chú ý. Theo những giải thích này, Đức Phật đạt sự giác ngộ thấu rõ Tứ Diệu Đế và nhận ra được mười hai chi phần của lý Duyên khởi hoặc là thông đạt được Tứ thiền và chứng được Tam Thần Lực. (Những giáo lý này được giải thích trong chương 3). Tuy nhiên, Tứ diệu đế được thiết kế dùng để hướng dẫn người khác và không có vẻ như đại diện cho việc Đức Phật giác ngộ trong hình thức ban đầu. Những phiên bản đơn giản hơn của thuyết Duyên khởi có thể tìm thấy trong những nguồn tài liệu nguyên thủy cho thấy rằng phiên bản mười hai chi phần nhân duyên của thuyết Duyên khởi được hình thành sau này. Tuy nhiên, mười hai chi phần của thuyết Duyên khởi được giải thích một cách có hệ thống dựa trên thiền định của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi ngài giác ngộ. Theo học giả Ui, học thuyết thứ ba về việc Đức Phật chứng đạt Tứ thiền và và Tam thần lực khi ngài giác ngộ là một học thuyết có liên quan sau này.

Yếu tố cuối của Tam thần lực là trí tuệ mà tất cả lậu hoặc của một người có thể được trừ diệt, tương tự với nhiều con đường của Tứ diệu đế và thuyết Duyên khởi. Theo một truyền thống khác, Đức Phật hiểu Pháp (giáo lý) khi ngài giác ngộ. Khi ngài ngồi dưới gốc cây thiền định, sau khi giác ngộ ngài được cho là đã nghĩ rằng “Thật không may cho ai sống mà không kính trọng và vâng lời những bậc trưởng thượng. Nhưng ta không thấy bất kỳ ai trên cõi đời này hoàn thành được đạo đức, thiền định, trí tuệ, giải thoát hoặc là trí tuệ giải thoát nhiều hơn ta. Như thế, ta ta sẽ sống kính trọng và tuân theo Giáo Pháp hoàn toàn theo cách mà ta đã chứng ngộ” (SN, tập 1, p.139). Trong ý nghĩa này, cả Tứ diệu đế và và lý Duyên khởi đều là Pháp. Giáo Pháp Đức Phật hiểu rõ thông qua giác ngộ của ngài có thể được hiểu do bởi sự khảo sát những thành tố cơ bản nhất của các học thuyết Phật giáo chứa đựng trong kinh điển nguyên thủy.

Một số học giả Phật giáo hiện đại nhấn mạnh vào sự giải thích của họ về sự giác ngộ của Đức Phật những nguồn gốc ban đầu của Đức Phật khi là một thành viên của thị tộc Gautama của bộ tộc Thích-ca. Mặc dù Đức Phật xuất thân từ một bộ tộc đặc biệt, ngài có nhiều đệ tử từ nhiều nước khác nhau của miền Trung Ấn Độ. Khi Đức Phật tịch diệt và hỏa táng, tám quốc gia ở miền Trung Ấn Độ chia xá lợi và dựng những ngôi bảo tháp xá lợi. Vì thế Phật giáo là tôn giáo đầu tiên được thực hành bởi nhóm giới hạn trong khu vực nhỏ nhưng sau đó lan truyền ra khắp Ấn Độ và nhiều nơi khác của Châu Á. Ngược lại, Kỳ na giáo xuất hiện cùng thời với Đức Phật và có những giáo lý tương tự nhưng không bao giờ truyền ra khỏi Ấn Độ. Ấn Độ giáo mạnh hơn Kỳ na giáo vốn chỉ truyền bá trong một vài vùng ở miền Nam và Đông Nam Á. Dường như Phật giáo có những phẩm chất để có thể trở thành một tôn giáo thế giới và khiến Phật giáo trở nên đặc biệt hơn là chỉ có một số lượng giới hạn của các bộ tộc con người. Những phẩm chất đó đã sẵn hiện hữu trong sự giác ngộ của Đức Phật. Nếu sự giác ngộ là một hiện tượng có thể giải thích được như một trách nhiệm tư cách thành viên của ngài đối với bộ tộc thì khi đó sự chuyển đổi Phật giáo thành một tôn giáo thế giới có thể được yêu cầu một số nhân vật chủ chốt như những người phát ngôn. Nhưng không có những nhân vật như thế xuất hiện trong lịch sử Phật giáo. Tôn giáo sáng lập bởi Đức Phật gồm giáo lý, sự đoạn trừ phiền não, vượt lên những liên quan đến bất cứ bộ tộc riêng biệt nào.

Bằng thiền định, Đức Phật nhận ra được rằng trí tuệ luôn đi cùng sự giác ngộ. Một cách truyền thống, ngài được cho là nhận ra được giác ngộ thông qua thực tập Tứ thiền và Tam vô lậu học. Tuy nhiên, sự giác ngộ không tương đương với Tứ thiền. Thiền định (dhyana; Trung Quốc: ching lu nghĩa là “sự quán chiếu tĩnh lặng”) chỉ là một dạng của thiền. Dạng thiền này còn được gọi là một phương thức dễ chịu để đạt được sự giác ngộ vì người hành giả chỉ cần giữ cơ thể ngồi kiết già theo tư thế hoa sen với một vị trí thoải mái. Không cần đòi hỏi khổ hạnh nghiêm ngặt. Những hành giả tập trung năng lượng tinh thần vào nhập vào sơ thiền rồi dần dần đi sâu hơn lần lượt nhị thiền, tam thiền rồi tứ thiền. Bằng sự thực tập này, tâm được tĩnh lặng. Những hình thức khác của thiền – yoga (du-già) lấy ví dụ, được thực hành ở Ấn Độ. Với những sự thực tập này tâm có thể tập trung và hướng vào cho đến khi tâm trở nên an tĩnh hoặc tư tưởng ngưng lại. Những người theo những trường phái khác nhau của du-già cho rằng thiền là một hình thức của sự tập trung tinh thần cho phép các hoạt động tự do của trí tuệ.

Định nghĩa sự giác ngộ của Phật giáo như “thấy mọi thứ như nó đang là” gợi lên một bản chất năng động của thiền Phật giáo. Tâm được coi như có trí tuệ sẳn có. Vì bản chất căn bản của tâm bao gồm tư tưởng, khi tâm được tĩnh lặng và tập trung, sức định sẽ được tăng thêm sức mạnh, khi đó, một hình thức cao hơn của trí tuệ có thể được biểu hiện một cách tự nhiên. Cả thiền Phật giáo và thiền du-già đều là những phương tiện phát sinh trí tuệ nhưng chúng thực hiện những phương thức khác nhau của sự tập trung nên kết quả trí tuệ cũng khác nhau. Trí tuệ sản sinh khi giác ngộ bởi thiền Phật giáo được mô tả như “thấy Pháp”.

 Đức Phật tiến dần lên những tầng thiền vi tế hơn khi ngài trải qua Tứ thiền. Chúng chắc chắn là kết quả tự nhiên của nhiều năm tháng tu tập, một đặc tính khí chất được xem như thích hợp với thiền định từ khoảng thời gian khi ngài còn trẻ và sự tu tập này ngài nhận được từ nhừ những người thầy ban đầu Arada và Udraka. Thuật ngữ dhyana được sử dụng từ những bộ Upanisad ban đầu với ý nghĩa là “thiền định” (Chandogya Upanisad 7.6.1) nhưng Tứ thiền chắc chắn được coi như một hệ thống thiền mới được phát triển bởi những người Phật tử. Tứ thiền là một con đường năng động để định tâm. Trí tuệ phát sinh thông qua tứ thiền không phải là một hình thức bí ẩn của trực giác. Hơn thế, nó cho phép một người thấy được mọi thứ như chúng thực sự trong hình thức tự do và có lý. Với trí tuệ đó, hành giả có thể hiểu sự thật và gắn liền với chân lý. Khi ngài không thể bị lay chuyển hay dời đổi khỏi sự thật bởi sợ hãi, đau đớn hay đam mê, ngài đạt được sự giác ngộ. Vì tâm giải thoát khỏi những kiết sử cấu uế và đam mê, trạng thái này được gọi là “giải thoát” hay “cứu thoát” (moksa, vimoksa, vimukti). Chân lý mà ngài nhận ra thông qua giác ngộ được gọi là niết-bàn (P. Nibbana). Một số học giả giải thích sự giải thoát như cách chỉ cho sự giải thoát của tâm ra khỏi những đam mê và niết-bàn chỉ cho sự an lạc (12).

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập