Lịch sử Phật giáo Ấn Độ - Phần 03: Tôn giáo Ấn Độ thời Đức Phật

Đã đọc: 2694           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thực hành tôn giáo vào thời này còn được phân loại vào hai nhóm chính: thiền định và tu tập khổ hạnh. Những người chủ trương thiền định thì nỗ lực đạt được sự giải thoát thông qua tư duy và tĩnh lặng tâm mình. Những người thực hành khổ hạnh thì cố gắng đạt được sự giải thoát bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành khổ hạnh để cắt đứt vọng tưởng sai khiến tâm.

Đức Phật sinh ra trong suốt thời kỳ có những thay đổi tôn giáo và xã hội quan trọng đang diễn ra ở khu vực trung tâm Ấn Độ. Những thay đổi sau này đóng vai trò đặc biệt trong việc giúp Phật giáo được truyền bá ra khỏi Ấn Độ. Mặc dù tôn giáo Vệ đà và tầng lớp tăng lữ có sức ảnh hưởng và quyền lực ở phía Bắc Ấn Độ, họ cũng bắt đầu truyền bá đến những vùng đất đã được chinh phục trong khoảng thời gian gần ở khu vực trung tâm Ấn Độ cai trị bởi các tầng lớp chiến binh.

         Khi người Aryan dần thăng tiến lên từ miền Bắc Ấn Độ xuống miền Trung Ấn Độ, những bộ tộc nhỏ thống nhất theo chế độ quân chủ. Có mười sáu quốc gia tồn tại ở miền Trung Ấn Độ vào thời Đức Phật nhưng những nước yếu dần bị chinh phục bởi những nước quân chủ mạnh hơn. Những nước lớn quan trọng nhất là Kausala ở phía Tây Bắc miền Trung Ấn Độ có thủ đô là Sravasti và nước Magadha nằm phía Nam khu vực giữa lưu vực sông Hằng với thủ đô là Rajagrha. Magadha cuối cùng thống nhất cả Ấn Độ dựa trên những vùng nông nghiệp trù phú làm sức mạnh của quốc gia. Vào thời Đức Phật, những vị vua quyền lực đã bắt đầu nổi lên.

         Đồng bằng sông Hằng với đặc điểm khí hậu nóng và nhiều mưa là một vùng đất nông nghiệp màu mỡ. Đầu tiên, những người nông dân và tầng lớp chủ đất chiếm cứ khu vực này nhưng với sự phát triển của các tầng lớp giàu có, thương gia và thợ thủ công đã xuất hiện ở đồng bằng sông Hằng và những thành phố lớn phát triển. Thương gia và thợ thủ công tổ chức thành những phường hội và các tổ chức thương mại. Sau đó, một tầng lớp thương gia rất giàu có phát triển. Vì thế vào thời kỳ của Đức Phật, những thay đổi chính trị và kinh tế chủ yếu diễn ra ở khu vực miền Trung Ấn Độ và hệ thống giai cấp xã hội cũ dần tan rã.

         Tầng lớp tu sĩ Bà la môn mất rất nhiều uy danh, thừa nhận rằng tôn giáo của Vệ đà thờ cúng những hiện tượng tự nhiên không còn nhiều sức hấp dẫn như những lúc ban đầu nửa. Những tầng lớp thông thái của giai đoạn này bị thu hút bởi triết học Upanishad, đồng nhất hóa atman (linh hồn cá thể) và brahman (nguyên lý vũ trụ). Họ có vẽ không còn bằng lòng với niềm tin tôn giáo ban đầu chuyên sùng bái các hiện tượng thiên nhiên. Thêm vào đó, người Aryan đã đến và tiếp xúc với tôn giáo của người Dravidian và bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tôn giáo đó. Tất cả những nhân tố này giúp tạo ra một môi trường dẫn đến sự phát triển của các tín ngưỡng tôn giáo mới.

         Miền Trung Ấn Độ vào thời điểm này là một khu vực nông nghiệp trù phú sản xuất nhiều thực phẩm phong phú và vì thế tạo ra nhiều tầng lớp nhàn rỗi cũng như số lượng lớn tu sĩ. Con người với những mối quan tâm về tôn giáo thường rời bỏ nhà cửa và trở thành khất sĩ (parivrajaka), sống bằng cách khất thực từ các gia chủ trong khi tâm họ thì luôn đắm chìm trong việc tìm kiếm chân lý. Mặc dù người dân thường chắc chắn vào phương kế sống của họ trong suốt thời gian này, đó cũng là thời kỳ có ít thú vui chơi giải trí. Do vậy mà những người trẻ dường như đặc biệt bị vây quanh bởi giận hờn và buồn chán để rồi họ quyết định rời xa cuộc sống hằng ngày để bắt đầu đi tìm kiếm chân lý trong tôn giáo. Có nhiều người đàn ông và phụ nữ thuộc các gia đình cao quý đã gia nhập vào nhiều tăng đoàn tôn giáo.

         Vào thời Đức Phật, có hai giai cấp chính trong hàng ngũ những người thực hành tôn giáo ở Ấn Độ: bà la môn và sa môn. Bà la môn tượng trưng cho những người tu tập theo hình thức truyền thống nhiều hơn, những người tín ngưỡng theo truyền thống Vệ đà thực hành các nghi thức tế tự. Cùng một thời điểm này, họ hiến thân để tìm kiếm sự Tuyệt đối thông qua việc nghiên cứu triết lý để hợp nhất hóa atman và brahman. Đời sống của một Bà la môn lý tưởng được chia thành bốn giai đoạn. Khi còn trẻ, anh ta phải chấp nhận theo làm đệ tử của một vị thầy và hiến mình cho việc học kinh Vệ đà. Khi việc học của họ hoàn tất, họ phải trở về nhà lập gia đình và trở thành một người gia chủ. Khi về già, người đó để con trai quán xuyến gia đình và ẩn cư trong rừng để sống và thực hành những việc tu tập của tôn giáo. Cuối cùng, họ từ bỏ luôn cả nơi trú ngụ trong rừng để sống cuộc đời của người du sĩ và chết trong khi đang đi du phương.

         Dạng thứ hai của những người tu tập tôn giáo là sa môn hay “người nỗ lực” là một hình thức mới không được đề cập trong bộ Upanisad cổ xưa. Người này từ bỏ gia đình và đi theo cuộc sống khổ hạnh và khất thực. Những người này thường bắt đầu con đường này trong khi còn trẻ và không có đòi hỏi nào bắt buộc họ phải trải qua những bước khác của đời sống trước khi trở thành một vị sa môn. Anh ta dành đời mình để quản lý và giảm thiểu tham muốn của mình, tu tập du-già và thực hành những phương thức khổ hạnh tôn giáo khắt nghiệt nhất trong rừng để trải nghiệm cái Tuyệt đối hoặc giải thoát khỏi cái chết.

         Sáu vị sa môn nổi tiếng sống gần thời Đức Phật được đề cập trong kinh điển Phật giáo. Họ được gọi là sáu vị thầy không chính thống. Mỗi vị là người lãnh đạo (ganin) một nhóm đệ tử. Sáu vị này là Purana Kasyapa, Maskarin Gosaliputra, Ajita Kesakambala, Kakuda Katyayana, Sanjayin Vairattiputra và Nirgantha Jnatiputra.

         Một trong những mối quan tâm căn bản của những sa môn này có chăng là những hành vi đạo đức sẽ tạo ra những quả báo tương ứng lên người tạo tác ra những nghiệp đó. Vị thầy phi chính thống đầu tiên, Purana chỉ rõ rằng những hành động tốt và xấu không tạo ra quả báo riêng biệt lên người tạo tác. Ông phủ nhận đạo đức, cho rằng ngay cả một người phạm tội sát sanh và trộm cắp, hành động của người này có thể không cần thiết bị coi như xấu ác vì họ không bị quả báo tinh thần nào.

         Vị thầy phi chính thống thứ hai là Maskarin Gosaliputra, ông phủ nhận thuyết nhân quả. Theo Gosaliputra, sự sinh và diệt của con người trong thế giới được xác định bởi số phận của họ chứ không phải bằng những hành động của họ. Đệ tử của ông được gọi là Ajivakas (Ajivikas). Thuật ngữ “Ajivika” được dịch sang kinh điển Trung Quốc là “đạo phi chính thống của những người theo cuộc sống xấu ác” (hsied-ming wai-tao); tuy nhiên theo thuật ngữ Ấn Độ có nghĩa rõ ràng là “những người theo cách sống nghiêm khắc” để chỉ cho những người đệ tử Ajivika thực hành lối tu khổ hạnh khắc nghiệt. Nhóm này được đề cập trong chỉ dụ của vua Asoka và trong Artha-sastra. Cùng với Phật giáo và Kỳ na giáo, nhóm người theo Ajivika còn tồn tại một nhóm quan trọng ở Ấn Độ suốt những thế kỷ tiếp sau. Gosaliputra được cho rằng có tu tập khổ hạnh với một trong những người sáng lập ra Kỳ na giáo, Mahavira và đã tin một cách rõ ràng rằng ông ta đạt được sự giải thoát thông qua những lối tu khổ hạnh.

         Vị thầy phi chính thống thứ ba là Kakuda Kesakambala, giữ lập trường duy vật và phản bác rằng mọi thứ được hình thành từ bốn yếu tố: đất, nước, lửa và gió. Do vậy, những hành vi đạo đức là vô nghĩa. Quan điểm duy vật được duy trì sau này bởi trường phái Lokayata và Carvaka.

         Vị thầy phi chính thống thứ tư là Kakuda Katyayana thừa nhận có bảy yếu tố: đất, nước, lửa, gió, khổ đau, hạnh phúc và cuộc sống. Do vì bảy yếu tố này không thay đổi, Kakuda cho rằng khi một người bị giết bởi dao, con dao chỉ đi vào khoảng không giữa các yếu tố. Bởi vì các yếu tố, chỉ có sự tồn tại thực thể, không có hại nên giết hại không có quả báo. Học thuyết của Kakuda về các yếu tố là những nguyên mẫu đầu tiên của những học thuyết Vaisesika.

         Vị thầy thứ năm là Sanjayin Vairattiputra theo chủ nghĩa hoài nghi. Ông từ chối những câu hỏi bằng những câu trả lời xác định dựa vào những mệnh đề lẩn tránh. Quan điểm hoài nghi rõ ràng dựa trên những nghi ngờ nghiêm trọng về bản chất của trí tuệ và dựa trên những nghiên cứu về logic. Hai vị đệ tử quan trọng nhất của Đức Phật là Xá Lợi Phất (Sariputra) và Đại Mục Kiền Liên (Mahamaudgalyana) cũng xuất thân từ trường phái này.

         Vị thầy phi chính thống thứ sáu là Nirgrantha Jnatiputra còn được biết với tên là Mahavira, một trong những người sáng lập ra giáo phái Ni kiền tử. Từ “Nirgrantha” chỉ cho sự giải thoát khỏi kiết sử. Mahavira ban đầu thuộc trường phái Nirgrantha, một nhóm tu khổ hạnh nỗ lực đạt được sự giải thoát khỏi các kiết sử thân và tâm bằng con đường tu khổ hạnh. Bằng sự tu tập tinh tấn, Mahavira đã đạt được sự ngộ đạo và nhận ra rằng ông ta là một Jina (người chiến thắng hay người chế ngự vô minh). Sau khi Mahavira chết, giáo phái của ông tự gọi là dòng tu Kỳ Na giáo. Giáo phái Nirgrantha tự cho là đã có lịch sử tồn tại dài trước thời đại của Mahavira. Thật sự thì Parsva (hay Pasa), một người tiền bối của Mahavira, là một nhân vật lịch sử theo trong dòng dõi truyền thuyết của hai mươi bốn vị sáng lập ra Kỳ na giáo.

         Kỳ na giáo và Phật giáo là hai trong những tôn giáo Phi Bà la môn giáo mạnh nhất và cả hai tôn giáo này chia sẻ nhiều học thuyết chung và danh từ thuật ngữ. Mục đích của Kỳ na giáo là giải thoát linh hồn bằng việc vượt qua bản năng và tham muốn khởi lên trong thân thể vật lý. Vì vậy mà Kỳ na giáo chủ trương thực hành khổ hạnh để làm suy yếu sức lực của cơ thể. Những tín đồ Kỳ na giáo còn mong muốn phát năm lời thệ nguyện lớn như một hình thức căn bản của giới luật. Những điều cấm kỵ này chống lại việc giết hại một cách nghiêm khắc. Qui tắc chống lại những hình thức sở hữu được thực hiện nghiêm ngặt bởi một nhóm Digambara ngay cả quần áo cũng phải bị loại bỏ và những người nam tu theo Kỳ na giáo thực hành pháp tu khổ hạnh trong tình trạng khỏa thân. Những tín đồ Kỳ na giáo biên soạn một bộ kinh còn sót lại cho đến tận ngày nay. Những bộ kinh cổ xưa nhất của họ được viết bằng tiếng Ardhamagadhi.

         Giai đoan quanh thế kỷ thứ năm TCN ở miền Trung Ấn Độ là thời kỳ có nhiều xáo động trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ như loạt các vị thầy phi chính thống đã đề cập ở trên. Như chúng ta đã thấy, một trong những câu hỏi quan trọng nhất tranh luận bởi những nhà tư tưởng tôn giáo vào thời đại này là có hay không các hành vi đạo đức ảnh hưởng đến người tạo tác (nói một cách khác, sự tồn tại và chức năng của nghiệp nhân quả). Nếu hành vi đạo đức tạo ra ảnh hưởng thì khi ấy những người tu tập theo tôn giáo phải tìm hiểu làm thế nào để họ có thể phá vỡ được vòng trói buộc của nghiệp lực và giải thoát tâm mình hay linh hồn. Câu trả lời này có liên hệ gần với những giáo lý liên quan đến tái sinh. Mặc dù những học thuyết liên quan đến tái sinh không được tìm thấy trong kinh Vệ đà quanh thời gian giáo lý Upanisad về tái sinh bắt đầu xuất hiện. Thuật ngữ “samsara” chỉ cho tái sinh không xuất hiện trong những bộ Upanisad cổ nhất nhưng thuật ngữ này được dùng rất thường xuyên trong những bộ kinh Upanisad được biên tập sau thời Đức Phật. Vì thế có vẻ như là quan điểm về vòng luân hồi sinh tử đang được tạo ra bởi chính công thức cổ điển của nó đã được tạo thành vào thời Đức Phật. Một khi quan niệm về tái sinh được hình thành, con người bắt đầu suy đoán một cách tự nhiên về hoặc một số thực thể hay linh hồn có thể chu du trong vòng luân hồi sinh tử đó.

         Tất nhiên con người đã tranh luận về nghiệp trước thời của Đức Phật. Tuy nhiên ý tưởng về nghiệp quả có sự liên quan đến Phật giáo và được lý giải một cách có hệ thống theo cách thức của Phật giáo như một định luật nhân quả. Kỳ na giáo cũng thừa nhận về nhân quả nghiệp báo nhưng theo họ mỗi kết quả những hành động thường được biểu thị đặc điểm như “sự trừng phạt” (danda).

         Một số lượng lớn các học thuyết được đưa lên liên quan tới Ngã hay thực thể (atman, jiva; P.attan) đầu thai thông qua những lần sinh và tử và cảnh giới (loka) mà Ngã tồn tại. Trong kinh Phạm Võng Pali (Brahmajalasutta), không ít hơn sáu mươi hai quan điểm về các vấn đề được mô tả. Mục đích quan trọng đặc biệt liên quan đến hình thức này trong một cái tâm thay đổi liên tục mà có thể nắm bắt hay nhận thức tư tưởng atman không thay đổi tồn tại đằng sau đó. Theo nguồn tài liệu của Kỳ na giáo thì có 363 trường phái đang tranh cãi khác nhau có thể phân loại thành bốn nhóm chính: những người chấp nhận nghiệp, những người không chấp nhận nghiệp, những người theo chủ nghĩa hoài nghi và những người tu tập đạo đức.

Trong kinh Phật, những tương tưởng của các giáo pháp phi Phật giáo được chia thành ba nhóm chính: những người tin vào mọi thứ xảy ra do ý của thượng đế (P. issaranimmana-vada), những người giữ vững lập trường rằng mỗi sự kiện đã được quyết định trước do nghiệp quá khứ (P. pubbekatahetu), những người không tin rằng mọi việc xảy ra bởi cơ hội (P. ahetu, apaccaya). Đức Phật phủ nhận cả ba sự lựa chọn đó bởi vì họ từ chối tự do ý chí và hiệu quả của sự nỗ lực của con người; thay vì họ thuyết giảng quy luật đạo đức nhân quả vượt hơn cả ba quan điểm trên.

         Những quan điểm phi Phật giáo được phân nhóm theo nhiều cách. Một trong những điều quan trọng nhất là hệ thống phân loại vào hai quan điểm triết học. Đầu tiên là quan điểm parinama-vada được duy trì bởi nhà nhà tư tưởng Bà la môn chính thống như là Kakuda Katyayana, người không chấp nhận sự Tuyệt đối riêng lẻ nhưng thay vì tranh luận rằng con người và thế giời được tạo thành bởi một tập hợp các yếu tố bên ngoài. Lập trường của họ được gọi là arambha-vada. Cả những quan điểm này đều được định hình vào thời Đức Phật.

         Thực hành tôn giáo vào thời này còn được phân loại vào hai nhóm chính: thiền định và tu tập khổ hạnh. Những người chủ trương thiền định thì nỗ lực đạt được sự giải thoát thông qua tư duy và tĩnh lặng tâm mình. Những người thực hành khổ hạnh thì cố gắng đạt được sự giải thoát bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành khổ hạnh để cắt đứt vọng tưởng sai khiến tâm.

Tóm lại, vào thời Đức Phật, các tôn giáo thuộc Vệ đà đã thực sự mất hầu hết sức mạnh để thu hút quần chúng nhưng không có quyền lực tôn giáo mới nào có thể thay thế được. Trong thời đại có nhiều sự rối rắm tôn giáo, nhiều nhà tư tưởng đã xuất hiện, mỗi người tìm kiếm sự Tuyệt đối trong chính bản thân mình.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập