Nhật Bản: Pháp Long cổ tự Di sản văn hóa thế giới

Đã đọc: 3633           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) dấu ấn đầu tiên của thời du nhập và thăng hoa nền văn hóa Phật giáo ở Nhật Bản.

Ngôi Già lam Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ VII, tọa lạc ở ngoại ô thành phố Nara (Nại Lương thị-奈良市), cách trung tâm thành phố khoảng 12km. (Nara là thủ đô của Nhật Bản). Ngôi Cổ Tự này do Thái tử Thánh Đức (Shōtoku-聖徳太子) khai sơn để chúc thọ cầu an cho Dụng Minh Thiên Hoàng (Emperor Yōmei-用明天皇). Theo văn bản khắc trên hào quang đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở Kim Đường thì ngôi Cổ Tự hoàn thành vào năm Đinh Mão (607), nhưng đến năm Canh Ngọ (670) bị hỏa hoạn cháy rụi hết, và được tái tạo lại vào đầu thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷ thứ VIII, hoàn thiện vào khoảng năm Tân Hợi (711). Ban đầu ngôi chùa danh hiệu Ban Cưu Tự (Ikaruga-dera-斑鳩寺). Tên chùa cũ hiện nay thỉnh thoảng người ta vẫn quen gọi.

Cấu trúc tổng thể của Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) gồm có Già lam Tây viện (西院) và Già lam Đông viện (东 院). Già lam Tây viện (西院) trung tâm là Kim Đường (金堂), Chính điện thờ với màu sắc chủ đạo là màu vàng và Ngũ Trùng Tháp cao 34,1 mét,  rộng 20x20, Tháp được bao bọc bởi một hệ thống hành lang xung quanh, lịch sử dựng Tháp này để thờ Xá lợi Phật, một số pho tượng đắp bằng đất sét, mô tả cảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn an vị ở tầng đầu tiên của Tháp. Phía sau Ngũ Trùng Tháp hai bên là Tàng Kinh các và Lầu Chuông. Đây là phong cách bố trí đặc trưng của các Tự viện xưa mà nay Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) duy trì cách bố trí theo lối cổ này. Phía sau cùng là Giảng đường.

Lần lượt phía sau từ tả sang hữu là các tượng Phật Đương lai hạ sinh Di Lặc, Bồ tát Duy Ma Cật, Bồ tát Xá Lợi Phất, tạo thành một quần thể nổi bật cho tòa Tháp,  là một trong những tòa Tháp gỗ lâu đời nhất thế giới.

Già lam Đông viện (东 院) với trung tâm là Mộng điện (夢殿) hình bát giác, được bao bọc bởi một hệ thống hành lang xung quanh. Mộng điện xây dựng vào năm Kỷ Mão (739), điện này là nơi lưu trú của Thái tử Thánh Đức (Shōtoku-聖徳太子) lúc sinh tiền. Ngũ Trùng Tháp và Kim Đường (金堂) của Tây viện (西院) hai bên tả hữu đều  bố trí đối xứng. Đây là phong cách riêng biệt của Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺).

Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) là một quần thể kiến trúc độc đáo, là một kho Bảo tàng cổ vật lớn của Nhật Bản, nhiều di sản được công nhận là Quốc bảo. Riêng Kim Đường (金堂) ở Già lam Tây viện (西院) chứa nhiều bảo vật quốc gia. Đó là bộ tam tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ quý, chạm khắc nét sắc xảo, chiều cao 210cm, tạo hình hào quang tinh tế, hào quang lớn phủ cả ba pho tượng, rìa hào quang chạm hình Phi thiên với tổng trọng lượng 236,5kg.

Pho tượng tạc với phong cách Bắc Ngụy, Trung Quốc, nghệ thuật điêu khắc chú trọng mặc tiền, miệng nụ cười tươi, mũi to, mắt hình hạt nhân, bộ y dài phủ tới bảo tọa, chạm khắc hoa văn họa tiết thật tinh xảo. Phía Đông của Kim đường (金堂) có tượng đức Phật Dược Sư Lưu Ly, phía Tây có tượng đức Phật A Di Đà. Tu Di Đàn ở bốn gốc của Kim đường (金堂) có tượng Tứ Thiên Vương bằng gỗ. Tả hữu hai bên bộ tam tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có Cát Tường Thiên và Tỳ Sa Môn Thiên với niên đại từ thời Bình An (平安時代).

Trần nhà Kim đường (金堂) là một tác phẩm nghệ thuật chạm khắc gỗ bách hội, những tượng Phi thiên đồng tử sử dụng nhạc cụ, ngồi toag sen, chạm ở phần giao nhau những tấm lợp trần. Tượng phối ba  màu : Đỏ, xanh lục và đen. Phía sau hướng Bắc là tượng đắp có niên đại thời Nại Lương (Nara-奈良) thế kỷ thứ VIII.

Kim đường (金堂) lối kiến trúc cổ được công nhận là quốc bảo Nhật Bản, bộ khung 55 rường cột nổi bật nhất. Tòa nhà được kết cấu mái ngói che để cản mưa, đây là một kỹ thuật đặc biệt chưa thấy trước đó. Tầng mái trên gồm 2 lớp mái – mái 2 và mái 4. Đà nối kết 4 mặt tầng mái được chạm khắc hình chữ “Nhân” và chữ “Vạn” giản lược. Cây Đà xéo đỡ mái chạm hình áng mây. Trụ đỡ hai tầng mái chạm nổi hình rồng. Trong Chính điện trụ cột không suông thẳng mà phình ra ở giữa.

Vị Thần quỳ bên Phật là Kỳ Bà đại thần. Xung quanh Phật là chư vị Bồ tát, A La Hán với những tư thế khác nhau. Dưới chân Phật là tượng thần A Tu La – một trong Thiên Long Bát bộ Hộ pháp thần vương, tượng thần A Tu La này cổ xưa nhất của Nhật Bản. Quần thể tượng quy mô được tạc vào năm Tân Hợi (711), những bức tượng này thể hiện tính thống nhất, đạt đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc thời đó.

Tượng Thiền sư Đạo Thuyên, người có công trùng tu Già lam Đông viện (东 院), được an vị trong điện, tượng Thiền sư Hành Tín và tượng đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ đều là quốc bảo. Tương truyền tượng được mô phỏng theo chiều cao của Thái tử Thánh Đức (Shōtoku-聖徳太子) khoảng 179,7cm tượng làm bằng gỗ Long não. Suốt tám thế kỷ từ khi tạo dựng cho đến năm 1984, tượng là một bí mật được giữ kín trong Tiểu Mật điện. Sau năm 1984, thì vào mùa Xuân và mùa Thu tượng được thỉnh ra bên ngoài để cho khách thập phương chiêm ngưỡng (mỗi mùa một tháng).

Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) là nơi tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc văn hóa dân tộc Nhật Bản, nét văn hóa tuyệt đẹp đẹp hòa quyện với thiên nhiên, cảnh sắc thay đổi tuần hoàn theo mùa. Những cành hoa Anh Đào tươi thắm chào đón mùa Xuân, hoa nở màu trắng hồng, một góc Già lam Tây viện (西院) màu xanh của Tùng tạo nên một sự uy nghiêm diễm lệ tô điểm hương sắc cho ngôi Cổ Tự. Hạ về sen nở ngát hương. Thu đến Hồng hoa từng cành nở đơm bông, Đông chí hoa Sơn trà nở, tuyết phủ trắng trước sân.   Cổ thụ Tùng già cằn cổi đứng trước phong ba, mặc cho tuyết phủ, sương pha lạnh lùng, nó cứ lặng yên mà hùng dũng hiêng ngang,  hòa cùng vũ trụ xanh tươi bốn mùa.

Pháp Long Học Vấn Tự (Hōryū Gakumonji-法隆学問寺) dấu ấn đầu tiên của thời du nhập và thăng hoa nền văn hóa Phật giáo ở Nhật Bản. Trãi bao thăng trầm, đồng hành cùng dân tộc, qua những biến đổi lịch sử nhưng ngôi Đại Già Lam Cổ Tự vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, uy nghi diễm lệ cổ kính, là một công trình kiến trúc mỹ thuật bằng gỗ lâu đời nhất thế giới, hiện còn bảo lưu còn nguyên vẹn, là Quốc. Năm Quý Dậu (1993) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.






























































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập