Một thoáng Borobudur

Đã đọc: 2539           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Merapi, tên ngọn núi mà người Java gọi, có ngữ nguyên là Meru-Api. Meru là ngọn núi nơi Phạm Thiên Brahman ngự trị trong Ấn độ giáo, và cũng là núi Tu Di ở giữa đại dương, trung tâm vũ trụ trong cổ tích Phật giáo, mà 4 bên là 4 châu và Châu Thiệm Bộ – cõi Ta Bà của chúng ta – là một ; Api là sự cháy, sự đốt cháy, là lửa .

I

Yogyakarta

Từ cửa sổ máy bay nhìn xuống, ngọn núi lửa Gunnung Merapi hùng vĩ vươn mình lên trời cao, thế như muốn nuốt chửng rừng già và bình nguyên bên dưới.

Chúng tôi đã viếng nơi này, sau 2 ngày lang thang tại Jakarta và Yogya. Merapi cách trung tâm Yogya khoảng 28km về phía Bắc . Tại đây, vẫn còn sương khói mịt mù và mùi khói của đợt phun trào vào năm 2010. Tro bụi núi lửa vẫn còn ngập trên mặt đất và vương vương theo mỗi bước chân khách lãng du. Rất nhiều du khách đã đến đây, họ đi bộ một khoảng đường dốc để lên lưng chừng núi, cũng có nhóm khác, thuê xe leo núi để đi và tro bụi bốc mù mịt phủ dầy trên cành cây, kẻ lá.

  

Sau lần phun trào vào cuối năm 2010, ngọn Merapi ngày nay, 2012, chỉ còn 2,930 m cao, thấp hơn 30m so với độ cao đó .

Merapi là núi lửa hoạt động nhất tại Indonesia, chính quyền đã ra lệnh di tản toàn bộ dân cư quanh núi trong bán kính 20 km. Thế nhưng, một số đông, hàng ngàn người, vẫn trở về bên triền núi với đất đai mầu mỡ ở cao độ khoảng 1700 m so với mặt biển. Đơn giản là …họ đi đâu ? và làm sao mưu sinh ?

Merapi, tên ngọn núi mà người Java gọi, có ngữ nguyên là Meru-Api. Meru là ngọn núi nơi Phạm Thiên Brahman ngự trị trong Ấn độ giáo, và cũng là núi Tu Di ở giữa đại dương, trung tâm vũ trụ trong cổ tích Phật giáo, mà 4 bên là 4 châu và Châu Thiệm Bộ – cõi Ta Bà của chúng ta – là một ; Api là sự cháy, sự đốt cháy, là lửa .

Tôi ngồi trên tảng đá cạnh một quán nước ven đường, trước một ngôi nhà chỉ còn nền với tro núi lửa, nhìn người qua lại. Hai cô gái xinh xắn cùng đi với tôi liếng thoắng chụp ảnh, một vài người dân Indo hay Java hiếu khách, vui vẻ xin được chụp ảnh chung. Không có gì khác biệt dưới màu da, khi nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ. Quả thực là như vậy.

Mùi tro núi lửa đậm mùi lưu huỳnh khô quánh và đặc nghẹt, làm du khách khó mà ở lâu.Chúng tôi rời ngọn Tu Di khạc ra lửa này, với lòng tràn đầy bi mẫn nghĩ về những người dân và muông thú ở đây đã bị huỷ diệt do ngọn lửa địa ngục này và lân mẫn với nước ta, không có thãm hoạ núi lửa, nhưng rừng vẫn bị tàn phá, muôn thú lớp chết lớp chẳng biết đi đâu, bèn tràn về vùng đất nông nghiệp, và mùa màng bị ảnh hưởng theo.

II

Chúng tôi về đến home stay khoảng xế chiều. Home stay mà chúng tôi thuê là một kiểu nhà trọ nho nhỏ và xinh xắn, điều hành bởi đôi vợ chồng người Nhật. Ngôi nhà đơn sơ nhưng ấm cúng với phòng khách ngoài cùng, ẩn mình trong một vườn cây cảnh mang phong cách Nhật. Phòng khách ở rất sạch sẽ, gồm 2 tầng với các phòng trang trí theo phong cách thiên nhiên.

 

 

 

Chúng tôi ngồi trong phòng khách, một người làm thủ tục thuê phòng. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy tượng Văn Thù bằng đá bọt núi lửa trong góc phòng. Tò mò, chúng tôi dạo chơi sân vườn, ngạc nhiên này đến ngạc nghiên khác, tôi nhìn thấy thêm hai bức tượng Thích Ca ẩn khuất trong sân vườn. Ngoài ra, ở một góc nhà, có thêm một tượng linh thú theo Ấn độ giáo . Sự ngạc nhiên tiếp tục đến khi chúng tôi nhìn thấy một phướng (bandroll) quảng cáo đẹp cho du khách nào muốn đi xem kịch cổ Ramayana, một vở kịch tiêu biểu của Hindu . Thật là ngạc nhiên cho tính cách hoà hợp tôn giáo tại thánh địa này.

       

Nếu hoa sen là một biểu tượng cho sự thanh khiết trong văn hoá Việt nam “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn,” và trong Phật giáo là sự giải thoát “ở trong bùn mà không ô nhiễm bởi bùn”, thì tại đảo Java, chúng tôi không thể mường tượng hoa sen đối với đời sống tinh thần của dân sở tại ra sao ?

Chúng tôi trở ra đường phố thì trời đã giữa trưa. Việc làm trước tên là trả nợ bao tử và cũng là tìm hiểu về phong cách ẩm thực tại Yogyakarta – thành phố du lịch – này. Nói ra, các bạn đừng chê cười, mỗi khi tôi đi du lịch, tôi thường vi phạm giới ăn chay ! Vì tôi đi du lịch ba lô, mặc khác, tôi luôn muốn tìm hiểu hương vị ẩm thực tại chỗ.

Con đường ngang qua home stay nơi chúng tôi ở, là con đường chính dẫn đến các vùng du lịch chính của Yogya, nhưng nó giống như đường Phạm Ngũ Lão Quận 1 vậy. Các quán ăn với tất cả các receipts Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan, .....lẫn truyền thống Indonesia, Java …đều có mặt. Chúng tôi đi dạo dài theo các phố, trong lúc ngắm nhìn một xứ sở tươi đẹp, bổng ….những hoa sen đập vào mắt tôi. Tại Yogya, có nhiều hoa sen làm vật trang trí trong xây dựng, từ những đầu tường tư gia lẫn đầu tường cổng vào khu Sultan plaza. Tôi không hiểu vì sao họ chọn hoa sen để trang trí công trình xây dựng . Những hoa sen có cùng mô típ với hoa sen trên các cổng chùa Việt nam, làm tôi bồi hồi nhớ đến mái chùa che chở hồn dân tộc.

    

Chúng tôi chọn một quán ăn gần nhà, chủ nhân là một bà Java có chồng là một người Mỹ Những hoạ tiết trang trí của hàng ăn này cũng mang nhiều nét Phật giáo và Ấn giáo

     

Bửa ăn chúng tôi chọn là ba món Tây nhưng hương vị Indonesia, chúng tôi nhấm nháp và cố nhồi nhét cho đủ vào bao tử, nạp năng lượng cho chuyến dạ hành, vì hôm nay là ngày blue moon, có một đại lễ Hồi giáo tại cung Sultan.

Kỳ 2: Đêm trăng xanh tại Yogya

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập