Ni sư Tenzin Palmo và tâm nguyện trong các dự án của mình

Đã đọc: 6598           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ni sư Tenzin Palmo tôn quý lớn lên ở London và Ngài đã trở thành Phật tử khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Vào năm 1964, năm 20 tuổi, Ngài quyết định tới Ấn Độ để tìm cầu con đường tâm linh. Ở đó, Ngài đã hạnh ngộ căn bản Thượng Sư của mình, Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII và trở thành một trong những người phương Tây đầu tiên được công nhận là một Ni sư. Ngài đã ở lại lân mẫn tham học với Khamtrul Rinpoche và cộng đồng của Ngài ở Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ khoảng 6 năm. Sau đó Khamtrul Rinpoche hướng đạo Ngài tới thung lũng Himalayan ở Lahaul để thực hiện những pháp tu chuyên sâu hơn. Tenzin Palmo ẩn cư tại một tự viện nhỏ khoảng vài năm, nhập thất trong suốt những tháng mùa đông dài. Sau đó, ni sư đã tìm nơi bế quan ẩn cư và những điều kiện hoàn cảnh cô tịch thuận lợi hơn để tĩnh tu, ni sư đã tìm được một động tuyết ở gần đó và đã trải qua 12 năm tu tập, ba năm nghiêm mật cuối trong kỳ nhập thất. Ngài rời Ấn Độ năm 1998 và đến sống ở nước Ý, ở nơi đó Ngài đã thuyết giảng ở nhiều trung tâm Phật Pháp khác nhau.

Trước khi Nhiếp Chính Vương Khamtrul đời thứ VIII viên tịch năm 1980, Ngài đã nhiều lần yêu cầu Tenzin Palmo xây dựng Ni viện. Vào năm 1993, những bậc thầy của tự viện Khampagar ở vùng Himachal Pradesh ở Ấn Độ, lại thỉnh cầu Ngài thực hiện công việc này. Lần này Tenzin Palmo đã sẵn sàng gánh vác sứ mệnh đầy thách thức này.

Vào tháng 1 năm 2000, những ni sư đầu tiên đã tới và vào năm 2001, Ni viện Dongyu Gatsal bắt đầu được xây dựng và hiện nay tại đây đang triển khai rất nhiều dự án.

Vào tháng 2 năm 2008, Tenzin Palmo đã được đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII, bậc đứng đầu dòng truyền thừa Drukpa, đăng quang danh hiệu Jetsunma, có nghĩa bậc Thượng sư tôn quý, nhằm ấn chứng thành tựu tâm linh của ni sư trong hình tướng nữ nhân và những nỗ lực của ngài trong việc thúc đẩy nâng cao địa vị của nữ hành giả Phật giáo Kim cương thừa.

Tenzin Palmo đã giành phần lớn thời gian tại Ni việc Dongyu Gatsal và thường du hóa hoằng dương giáo pháp, gây quỹ để thiết lập phát triển Ni viện và cho ni chúng DGL.

Để biết thêm về cuộc đời của Jetsunma Tenzin Palmo, hãy đọc tiểu sử của ngài Trong Động Tuyết Sơn đã được dịch sang tiếng Việt bởi dịch giả Thích Nữ Minh Tâm.

Để viếng thăm website của bậc đứng đầu dòng truyền thừa Drukpa, xin hãy click vào đây. www.Drukpa.org

Tenzin Palmo đã kiến lập Ni viện để ban cho những ni sư trẻ tuổi của dòng truyền thừa Drukpa cơ hội được tu tập chứng ngộ tiềm năng tâm linh và trí tuệ của mình sau nhiều thế kỷ bị quên lãng, và để phục hồi truyền thống Togdenma (Yogini).

Ni viện được đặt tên là “Dongyu Gatsal Ling” bởi bậc Thượng sư của ngài, Nhiếp Vương Khamtrul Rinpoche Shedrup Nyima. Có nghĩa là “Pháp Uyển của dòng truyền thừa chân chính”, theo hồng danh của bậc căn bản Thượng sư Khamtrul Rinpoche của ngài.

Mục đích của Ni viện DGL hướng tới:

  • Trang bị một chương trình tu học, thiền định và phụng sự chúng sinh.
  • Rèn luyện ni sư hòa nhập giáo pháp vào đời sống thường nhật.
  • Khuyến tấn một đời sống dựa trên trì giữ giới luật và hòa hợp cộng đồng, tái thiết lập truyền thống Tỳ kheo ni.
  • Phục hồi truyền thống Togdenma tôn quý của truyền thừa Drukpa và rèn luyện một số ni sư trở thành những thiền sư.
  • Chuẩn bị cho một số ni sư tham dự những khóa tu học triết học cao cấp hơn để trở thành những giảng sư.

Một website DGL đã được thiết lập và những chuyến giảng pháp đã được tổ chức để tìm kiếm sự ủng hộ cho Ni viện cũng như với mục đích hoằng dương giáo pháp.

“Theo quan kiến của tôi, trong tương lai, những ni sư được rèn luyện nghiêm cẩn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo trì giáo pháp và chúng tôi phát nguyện trợ giúp cho mục đích cao cả này”.

Vào đầu năm 2008, có 45 ni sư đang cư trú, tu học tại ni viện DGL. Trước đó là vào tháng 12 năm 2006 với sự tham gia của 28 ni sư trẻ tuổi đến từ Kinaur, Bhutan, Zanskar, Spiti và Tây Tạng.

Những ni sư này tuổi mới từ 15 đến 25. Nhiều trong số các ngài chỉ mới thụ nhận giáo pháp rất hạn chế và một số chưa từng được chút nào. Ni viện DGL ban đầu đòi hỏi một chương trình tu học trong 6 năm và những thành tựu của các ngài được chứng minh bằng sự phát nguyện và sự tinh tiến trong Phật sự.

Chương trình các lớp triết học đạo Phật

Các khóa ngôn ngữ Tây Tạng nâng cao

Tiếng Anh

Các khóa thực hành nghi thức và torma

Khóa nhập thất 2 tháng

Quán đỉnh và giảng pháp của các bậc Thượng sư

Tại đây sau khi hoàn thành 6 năm đầu tiên tu học chương trình, các ni sư có thể tham gia khóa nhập thất dài ngày, và thực sự thì đã có năm ni sư đang bước vào kỳ nhập thất dài ngày bắt đầu từ tháng Tư năm 2008. Trong tương lai những ni sư tham gia kỳ nhập thất dài ngày và thể hiện những năng lực tốt, có tâm dâng hiến sẽ được lựa chọn để rèn luyện là Togdenma (những yogini) nếu các ngài có tâm nguyện.

Với tâm nguyện rằng trong tương lai, một số ni sư sẽ tham gia các khóa tu học cao cấp để trở thành Khenmo (một giảng sư triết học cao cấp). Sau đó một số ni sư được tu học hoàn toàn sẽ có thể trở về những vùng miền xa xôi của mình để kiến lập ni viện, trở thành những giảng sư, và đóng góp cho cộng đồng với những kỹ năng mà các ngài đã tu học được tại tự viện.

Vào thời của đại hành giả Yogi Miralepa, có rất nhiều những nữ và nam hành giả vĩ đại được gọi là “Togden” và “Togdenma” (nghĩa đen có nghĩa là bậc chứng ngộ), các ngài chọn con đường chân tu khổ hạnh để chứng đạt giác ngộ giải thoát.

Dòng truyền thừa Drukpa, được kiến lập vào thế kỷ 12 bởi đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ nhất, ngài là bậc Thượng sư hóa thân của Bồ tát quán thế âm. Với tâm nguyện cứu độ cho vạn loài chúng sinh, rất nhiều các hành giả của truyền thừa đã chọn con đường chân tu khổ hạnh để tu tập chứng đạt các thành tựu tâm linh giác ngộ giải thoát. Thật không may mắn, truyền thống tôn quý này đang ngày càng trở nên có nguy cơ thất truyền.

Tự viện Khampagar trứ danh với các bậc nam hành giả Togden và có những ni viện dưới sự quản lý của Khampagar với những Togdenma trứ danh. Mặc dù không nhận được sự giáo dục chính thức của môi trường tự viện, nhưng những ni sư đó là những đại hành giả. Ngày nay truyền thống này đang có nhiều những dấu hiệu phục hồi một cách tích cực.

Ni viện DGL có một số ni sư tâm nguyện được rèn luyện để trở thành những Togdenma và đã chuẩn bị tham gia vào những pháp thực hành thời gian dài, và rất nghiêm cẩn, đòi hỏi phải giành thời gian nhiều năm nhập thất, để chứng đạt giác ngộ giải thoát ngay trong một đời.

Những nỗ lực của Tenzin Palmo để bảo trì dòng truyền thừa Togdenma tôn quý tại Ni viện DGL đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi các bậc Kim Cương thượng sư truyền thừa Drukpa.

                                                                            

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập