Cổ Pháp Quê Hương Của Vị Thiền Sư Vạn Hạnh

Đã đọc: 1780           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền sư Vạn Hạnh đã sớm nhận thấy kinh thành Hoa Lư tọa lạc ở một vùng núi non hiểm trở chật hẹp cùng nhiều yếu tố không còn hợp thời, còn thành Đại La lại là một vùng đồng bằng thoáng rộng với nhiều địa thế thuận lợi có thể xây dựng phát triển trở thành một kinh đô quy mô; một trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, thương mại mang tầm vóc và diện mạo mới của nước Đại Việt. Điều này đã được thể hiện khá rõ trong chiếu dời đô (Thiên đô chiếu): “Đây là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Do vậy khi Lý Công Uẩn lên ngôi, thiền sư Vạn Hạnh đã cố vấn cho nhà vua quyết định dời đô từ kinh thành Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất 1010, ngay sau đó đổi tên Đại La thành Thăng Long và đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

gài. Đó là sau khi triều Lý lập vương ngài không màng đến một sự ban thưởng, hoặc chức tước nào cả . Trước năm 1975, ở miền nam Việt Nam có một viện đại học mang tên Thiền Sư là Viện Đại học Vạn Hạnh. Hiện nay nhiều thành phố ở Việt Nam có tên đường "Sư Vạn Hạnh" để tưởng nhớ một vị thiền sư đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc và vì thế chẳng bao giờ mờ cũ mà càng toả sáng bởi “một phong thái uy đức” tạo bước tiền đề mở cõi của cả dân tộc. Ở Trong bài kệ thị tịch Thiền Sư dạy: “an trú vào chỗ không an trú, an trú vào chỗ mà ý niệm vô trú không thể tựa vào” Tóm lại, Vạn Hạnh đã nhập thế bằng những bước chân vô ngã, không hệ lụy khập khiễng bởi hữu ngã trói buộc, cũng vừa nói lên nhân sinh quan và phong thái trong con đường hành đạo của Ngài:

 

Thân như sấm chớp có rồi không

Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời

Nhìn cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

Nội dung bài thơ kệ, thể hiện tinh thần vô ngã, vô trụ, vô chấp của bậc liễu đạo có tầm nhìn bao quát rộng rãi về thế cuộc, có trách nhiệm với dân tộc một cách hết lòng. Vạn Hạnh một con người tài trí cao siêu luôn luôn chủ động tình thế, vạch ra những phương thức hữu hiệu vừa bác học, vừa bình dân để đánh mạnh vào ý thức dân tộc quần chúng vốn dĩ bị che đậy một phần nào bởi tư tưởng hủ nho: trung quân, ái quốc một cách giáo điều cứng nhắc. Quan trọng hơn, sau khi tìm được người hiền đức, ngài hun đúc, tô bồi, theo dõi từng bước chân của vị minh đế do Vạn Hạnh đã trải qua năm triều đại khác nhau từ Dương, Ngô, Đinh, Lê cho đến Lý. Với tư tưởng vô thường của lời Phật dạy và thực tiễn của xã hội hiện tại, Ngài nhận thấy sự chóng vánh của cuộc đời thăng trầm hoại diệt. Nếu không còn làm chủ được quy luật phát triển của xã hội thì con người dễ rơi vào hoang mang sợ hãi, không biết phải ứng dụng thế nào trước sự biến đổi vô thường của mọi hiện tượng và sự vật. Thiền Sư Vạn Hạnh để lại bản di chúc nhắn nhủ với các môn đồ phải làm chủ quy luật thịnh suy đó (nhậm vận thịnh suy). Đó chính sức mạnh vô úy trước các biến thiên còn mất, thành bại cũng là thái độ dõng dạc của những thiền Sư có đầy đủ phẩm chất đạo lực trong lòng giác ngộ.

Vào năm 1011, vua cho dựng tàng kinh các để cất giữ Kinh Phật. Năm 1018, cử sứ thần sang Trung Quốc để thỉnh Đại Tạng Kinh. Sau đó vua sai chép thêm một Tạng nữa. Năm 1027 vua lại cho sao chép Tạng thứ hai để rộng đường nghiên cứu Kinh Phật và còn làm nhiều bản để phổ biến cho dân chúng tu học và tôn trí tại Tàng kinh các Bát Giác và những ngôi chùa trọng yếu trong thành Thăng Long.

Năm 1034, vua cho xây thêm tàng kinh các Trùng Hưng; sai sứ sang Tống vừa kết hợp thỉnh thêm Đại tạng kinh. Năm 1036 cho chép thêm một Đại tạng - cho đến nay, Lý Công Uẩn khi lên ngôi đã thỉnh năm Đại tạng kinh để vào thư viện quốc gia và đã cho sao chép nhiều bản, việc làm nầy của Lý Công Uẩn rất quan trọng, nhất là về mặt tâm linh và văn hóa và nhất là đã làm giàu cho nền văn hóa và tâm linh Việt nam.

Ngài đã coi giáo lý đạo Phật làm nền tảng đạo đức căn bản, tổ chức trích yếu những lời dạy của Đức Phật qua Đại Tạng kinh và những lời khai thị, kệ ngôn, huấn thị của các Thiền sư, bấy giờ chùa vừa là nơi đào tạo con người, vừa là nhà trường tốt nhất để giáo dục đào tạo nên những con người có tài đức, như cư sĩ Tô Hiến Thành, Ngô Hòa Nghĩa, Lý Thường Kiệt, Lương Nhiệm Văn, Nguyễn Đạo Thành. Đặc biệt, đời Lý Nhân Tông thành lập Trường Quốc Tử Giám (1076) – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, làm Lễ tắm Phật (Phật đản), Đại lễ Vu lan được tổ chức vào năm 1072; Hội đèn Quảng Chiếu tổ chức vào các năm 1110, 1116, 1120, 1128 dưới đời Lý Nhân Tông v.v… Với nền giáo dục nhân bản, từ bi, trí tuệ và rộng mở, có thể nói trình độ tri thức dân chúng được nâng cao, làm nền tảng cho mọi học thuật và kiến trúc Phật giáo thời Lý, dẫn đến đời Trần (1225 - 1400).

Thiền sư Vạn Hạnh đã sớm nhận thấy kinh thành Hoa Lư tọa lạc ở một vùng núi non hiểm trở chật hẹp cùng nhiều yếu tố không còn hợp thời, còn thành Đại La lại là một vùng đồng bằng thoáng rộng với nhiều địa thế thuận lợi có thể xây dựng phát triển trở thành một kinh đô quy mô; một trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, thương mại mang tầm vóc và diện mạo mới của nước Đại Việt. Điều này đã được thể hiện khá rõ trong chiếu dời đô (Thiên đô chiếu): “Đây là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Do vậy khi Lý Công Uẩn lên ngôi, thiền sư Vạn Hạnh đã cố vấn cho nhà vua quyết định dời đô từ kinh thành Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất 1010, ngay sau đó đổi tên Đại La thành Thăng Long và đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

Việc làm táo bạo, ý chí quyết tâm này của vua Lý Thái Tổ đã chứng tỏ bản lĩnh của một đấng minh quân sáng suốt. Điều đáng chú ý là đại sự cực kỳ hệ trọng của cả một dân tộc lại được thực hiện bởi ý tưởng của một Tăng sĩ. Chính ý tưởng dời đô của thiền sư Vạn Hạnh đã thể hiện một tầm nhìn sâu xa và đầy trách nhiệm của một bậc quân sư trí tuệ đầy tâm huyết với vận mạng dân tộc. Đây là việc làm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập.

Vậy thời Lý đã có 5 Đại tạng kinh Phật giáo. Đó chính là nguồn gia sản truyền thống, nền tư tưởng, triết học, văn hóa, kinh điển và con đường truyền bá đạo Phật trên quê hương Cổ Pháp 2000 năm văn hiến.

Viện Cổ Pháp

 Tài liệu tham khảo:

-Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Năi, 2000.

-Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001

-Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua “hộ pháp” đầu tiên của triều đại nhà Lý.

-Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.

-Thích Thái Hòa, Gậy Thiền Dựng Nước Non. Huynh trưởng Vạn Hạnh GĐPTVN, 2004.

- Phật giáo triều Lý, Thích Chơn Thiện. Trúc Lâm Thiền viện Paris, 2003.







Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập