Sanh Tâm Vô Trú (Sách) - Phần 1

Đã đọc: 7538           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.

Không phải hình Phật

không nên nhìn,

Không phải pháp Phật

không nên nghe,

Không phải lời Phật

không nên nói.

Thời khóa mỗi ngày

quyết tu trọn vẹn,

Lễ Phật thật nhiều

chí tâm sám hối.

Tâm thành cảm thông,

Phước hụê tròn đầy,

Tam học cụ túc,

Sen vàng thượng phẩm,

Nở rộ đón mời.



1.

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.

Trong nhà Phật thường nói: "Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân". Chúng ta cần phải hiểu câu nói này cho thấu đáo, rồi sau mới biết cách dụng công tu tập như thế nào. Phàm là những gì không đem đi được thì không nên để nó ở trong tâm. Còn những gì có thể mang đi được thì phải giành lấy từng phút từng giây, đừng để thời gian trôi qua một cách uổng phí. Thế thì, những gì có thể mang đi được? Chỉ có nghiệp! Nghiệp là kết quả của hành động, nói năng và suy nghĩ có chủ tâm. Nếu chủ tâm ác thì tạo nghiệp ác, chủ tâm thiện thì tạo nghiệp thiện. Nghiệp ác dẫn chúng ta vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh; nghiệp thiện đưa chúng ta lên cõi trời, cõi người. Vậy chúng ta nên mang theo nghiệp nào? Nên bỏ ác, tu thiện, tích lũy công đức. Phước đức thì có thể mang đi được. Nhưng đây chỉ là cái phước thiện nhỏ ở trong thế gian. Trong khi đó, chư Phật luôn luôn hy vọng chúng ta thành tựu cái thiện lớn, đó là thành Phật, thành Bồ tát. Mà muốn thành Phật, thành Bồ tát thì phải có niềm tin sâu sắc vào pháp môn Tịnh độ, phải chí tâm niệm Phật cầu vãng sinh.

Thế nào gọi là thành thật? Nhất định phải buông bỏ mọi duyên ràng buộc. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều phải luôn luôn giữ tâm mình cho chân thật, thanh tịnh và từ bi. Luôn luôn lấy câu "Nam mô A Di Đà Phật" để ở trong tâm. Gặp người có duyên, chúng ta phải lấy chân tình, đem lòng cung kính và hoan hỷ giới thiệu pháp môn niệm Phật cho họ, khuyên họ cùng tu. Đó là sự cúng dường có ý nghĩa nhất.

"Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết". Đó là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, mà mười phương chư Phật cũng giống như thế. Chúng ta cần phải tu tập như vậy thì thời gian trong một ngày không trôi qua uổng phí. Một ngày tu tập như vậy nhất định có được thân tâm thanh tịnh, có niềm vui, pháp lạc tràn đầy. Chư Phật, Bồ tát cũng cảm thông, tương ứng.


Khinh mạn là giặc

cướp đi công đức.

Siêng năng là vua

tạo bao điều thiện.

Phước đức là nước

Trí tuệ là thuyền

Nếu không có nước

Thuyền làm sao bơi!



2.

Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy: "Ba tâm không thể nắm bắt"(1), vạn pháp đều do duyên sinh". YÙ tứ của câu này muốn nói, chúng sanh thường lấy cái tâm phân biệt, chấp trước, tham ái, bảo thủ, cho cái thân này là ta (ngã); trong khi đó, chính cái tâm ấy là hư vọng, không thật có, không thể nắm bắt được; vì vạn pháp đều do duyên sinh, cho nên bản chất của nó vốn không có tự tính, tức cũng là hư vọng, không thật, không thể nắm bắt.

Chủ thể là tâm, đối tượng là các pháp, còn gọi là năng và sơû, cả hai đều không thể nắm bắt, đó là lời dạy của đức Phật cho chúng ta biết chân tướng của sự thật. Không những tất cả các pháp đều không thật, không thể nắm bắt, mà ngay cả cái không phải pháp (phi pháp) cũng không thật, cũng không thể nắm bắt được.

Tại sao đức Phật lại nói cái không phải pháp (phi pháp)? Phi pháp là tướng không, pháp là tướng có. Trong ba cõi, thì chúng sanh ở cõi Dục và cõi Sắc chấp có, còn chúng sanh ở cõi Vô Sắc chấp không. Không và có gọi là nhị nguyên đối đãi, cả hai đều không thật, không thể nắm bắt được. Rời khỏi ý niệm có và không là vượt thoát được sinh tử luân hồi.

Tuy nhiên, vượt ra ngoài ba cõi, đạt đến Niết bàn thiên chơn, cũng là rơi vào tướng không, không thật. Các bậc A La Hán, Bích Chi Phật chứng nhập Niết bàn, là ở trong loại Niết bàn này. Trong kinh đức Phật nói: "A La Hán ở trong Niết bàn thiên chơn 2 vạn kiếp; Bích Chi Phật ở trong đó 1 vạn kiếp". Trong khoảng thời gian dài này họ không làm gì cả, công phu tu tập hoàn toàn bị đình trệ, không một chút tiến bộ. Cho nên gọi là "đọa vào chỗ vô vi". YÙ tứ của câu kinh này rất sâu sắc. Sở dĩ đức Phật nói như vậy là vì muốn giáo hóa cho hàng Bồ tát đừng bám trụ vào ý niệm có và không. Đó chính là ý nghĩa câu kinh "vô thượng thậm thâm vi diệu pháp", là "vô thượng bồ đề".

Con người sống trong thế gian này, từ đời này qua đời khác, bất luận là chịu khổ đau nhiều hay ít, sang hèn thế nào, đều do bốn yếu tố sau đây làm chủ: báo ân, báo oán, vay nợ, trả nợ.

Chẳng hạn như những nhà tư bản phương Tây, họ có công ty, công sở và rất nhiều nhân công. Họ nuôi những người này cũng chỉ vì trong quá khứ, nhiều đời về trước đã mắc nợ lẫn nhau. Nếu mắc nợ nhiều thì phải nuôi cả đời. Còn nếu như mắc nợ ít, thì có thể nuôi một năm, hai năm. Khi một công nhân rời khỏi công ty, đó là họ đã trả xong nợ. Cho nên, hằng ngày phải siêng năng tính toán, lên kế hoạch kinh doanh… đều là nghĩ cách đòi nợ và trả nợ cho nhau mà thôi. Những người công nhân đối xử với họ rất cung kính, tôn trọng, toàn tâm toàn lực thay họ làm việc, đó là sự báo ân. Nhưng cũng có người mới bị khiển trách chút ít đã nghĩ cách trả thù, đó là sự báo oán. Chúng ta xem xét thấu đáo điểm này một chút thì đối với sự thật chân tướng của cuộc đời không có gì là khó hiểu. Tất cả đều diễn biến theo một chuỗi dài nhân – duyên – quả mà thôi! Nhận thức như vậy thì cái tâm tham luyến thế gian này tự nhiên phai nhạt dần.

Chỉ khi nào thấu hiểu một cách rõ ràng chân tướng sự thật của cuộc đời thì khi ấy mới biết bỏ ác, tu thiện, mới biết tích lũy công đức, mới biết niệm Phật cầu thoát sinh tử, mới xem việc thoát khỏi ba cõi là vấn đề cần thiết, có tính chất cấp bách. Đó mới là người giác ngộ chân chính, mới là người có trí tuệ chân thật. Nếu như vẫn còn tham luyến cuộc đời này, tham muốn công danh, phú quý, thì nhất định không thể thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Mà một khi không thoát khỏi được vòng sinh tử luân hồi thì cơ hội sinh vào trong ba đường thiện rất ít, ngược lại, nguy cơ rơi vào trong ba đường ác lại rất lớn.

3.

Người đời rất ít ai biết được chân tướng sự thật của cuộc sống, không ai là không chấp trước, cho chiếc thân này là của ta (chấp ngã). Cho nên, ai cũng tham sống sợ chết, ai cũng muốn tự tư tự lợi cho riêng bản thân mình, vì vậy mà tạo ra không biết bao nhiêu điều tội lỗi, đến nỗi không thể tự cứu lấy mình. Kết quả là đọa lạc. Vị trí của họ trong xã hội cứ đời này lại thấp hơn đời trước, đời sau lại thấp hơn đời này. Điều đó đã được đức Phật giảng giải rõ trong biểu đồ mười pháp giới, từ súc sinh đọa xuống ngạ quỷ, từ ngạ quỷ đọa xuống địa ngục. Nếu như hiểu rõ được sự thật chân tướng của cuộc đời thì những ý niệm phân biệt, chấp trước, vọng tưởng… tự nhiên đều bị tan biến hết. Họ biết được hễ rơi vào trong sáu đường, dù là ở cõi trời (Thiên đạo) cũng không tránh khỏi khổ đau. Pháp Phật đã dạy cho chúng ta biết cuộc đời có ba nỗi khổ, tám nỗi khổ, đó là sự thật.

Có thể lấy hình ảnh của một người bị giam trong nhà tù ở trần gian để làm thí dụ cho người bị đọa vào trong sáu nẻo luân hồi. Ở trần gian, người phạm tội sẽ bị giam tù và chịu hình phạt, mức án tùy theo mức độ phạm tội nặng hay nhẹ. Phạm tội nhẹ thì bị phạt nhẹ. Phạm tội nặng thì bị phạt nặng. Từ đó có thể liên tưởng đến hình ảnh của chúng sanh trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) là những chúng sanh phạm tội nặng, còn chúng sanh trong ba đường thiện (trời, người, a tu la) là những chúng sanh phạm tội nhẹ.

Bởi vậy, hễ ở trong sáu nẻo luân hồi là đều coi như ở trong lao tù, chịu hình phạt hết.

Trong kinh đức Phật thường dạy: "Ba cõi như lao ngục". Chúng sinh ở trong ba cõi, sáu đường giống như đang ở trong lao ngục. Đức Phật lấy ví dụ như vậy thật ra cũng không quá đáng. Chúng ta thử quan sát kỹ một chút, thì quả thật, gọi ba cõi, sáu đường là lao tù cũng rất phù hợp. Chừng nào chịu tội xong mới được ra tù, mới được tự do. Nhưng biết khi nào mới hết hạn tù, mới trả xong tội? Khi nào ở trong tù mà có biểu hiện, hành vi lương thiện, cải tạo tốt. Nếu như có biểu hiện thái độ và hành vi tốt thì được phóng thích, dù cho chưa hết hạn tù. Sự biểu hiện thái độ hành vi đó chính là chúng ta phải bỏ ác làm lành, nỗ lực tu tập, tiêu trừ nghiệp chướng, để thăng tiến vị trí trong xã hội, trong ba cõi, sáu đường. Làm như vậy mới mong sớm thoát ly lao ngục, sớm được tự do.

Chư Phật, Bồ tát đã phải khổ tâm nhọc trí để dạy dỗ cho chúng ta, cho nên, ân đức của quý Ngài đối với chúng ta còn cao sâu hơn cả ân đức của cha mẹ. Chúng ta phải luôn nhớ nghĩ đến ân đức của chư Phật, của thầy Tổ, y theo lời dạy mà tu hành, như vậy mới không cô phụ chính bản thân mình và không cô phụ công ơn dạy dỗ của chư Phật, Bồ tát.

Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy các Bồ tát rằng: "Không nên thọ nhận phước đức". Câu nói này đối với hàng quyền thừa Bồ tát thì đơn giản, nhưng đối với hàng phàm phu chúng ta thì thật vô cùng quan trọng. Từ trước đến nay, chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người phát tâm xuất gia tu hành, những năm đầu tiên, lúc mới bước chân vào đạo, cái tâm của họ rất tốt, sự tu tập, hành trì đều được mọi người trong xã hội tôn trọng, cung kính, tán dương; nhưng đến tuổi trung niên hoặc về già, tự nhiên lại bị biến chất, tha hóa, đọa lạc. Chúng ta thử hỏi nguyên nhân vì sao? Bởi vì họ chỉ lo hưởng thụ phước báo hiện tiền, cho nên đã quên mất tự tánh.

Vì sao? Vì chỉ lo hưởng thụ phước báo thì các tâm tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… nhất định tăng trưởng. Vì vậy, không những không thể điều phục được tâm mình, mà ngược lại, các pháp bất thiện, những chướng duyên xấu ác mỗi ngày mỗi tăng trưởng thêm. Đây chính là nguyên nhân của sự đọa lạc. Ngoại trừ những bậc đại Bồ tát đã thấy được tự tánh, quý Ngài tuy có thọ nhận phước đức cúng dường, nhưng tâm địa của quý Ngài thanh tịnh tuyệt đối, một hạt bụi cũng không vướng, không bị các pháp bên ngoài làm cho ô nhiễm. Thế nhưng, khi chư vị Bồ tát vì chúng ta mà thị hiện trở lại cuộc đời này để hóa độ, quý Ngài vẫn còn thể hiện hành vi "không thọ nhận phước đức cúng dường". Sự thị hiện của chư Phật, cũng như của lịch đại chư vị Tổ sư, đều là vì lòng đại từ, đại bi, muốn làm một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo.

Quý Ngài hoằng pháp ở nhân gian là làm một tấm gương sáng cho người thế gian noi theo; thuyết pháp ở cõi trời là làm một tấm gương sáng cho chư thiên noi theo. Đó là quý Ngài tuỳ duyên hóa độ, tuỳ căn cơ, trình độ của chúng sanh mà thị hiện giáo hóa. Chúng ta thử nhìn lại, ở Trung Quốc, chư Phật, Bồ tát ứng hóa thị hiện rất nhiều, nhưng quý Ngài giáo hóa cao, thấp đều thích ứng, phù hợp. Phương thức sống của quý Ngài cực kỳ đơn giản, lúc nhặt lúc khoan, khai mở nắm bắt tùy thời, tùy lúc. Đó mới là sự hiển thị lòng đại từ bi chân thật.

Cho nên, trong bước đường tu tập đạo bồ đề, để đề phòng bị rơi vào chỗ đọa lạc, chúng ta phải khắc cốt ghi tâm câu kinh "bất thọ phước đức", theo đó mà phụng hành suốt đời, không nên vi phạm.



Hối hận chi bằng đề phòng

Quý điều phước tốt nhất là tích phước



4.

Chúng ta là những người đã phát tâm xuất gia, việc ấy không phải ai cũng làm được. Người đã xuất gia thì không nên tái tạo lại tội nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn là những phàm phu, trong tâm thức vẫn còn hàm tàng những hạt giống, những chủng tử bất thiện, xấu ác, những tập khí từ vô thủy đến nay, cho nên, nếu gặp điều kiện, nhân duyên, tác nhân xấu thì cũng khó mà tránh khỏi sai lầm. Vì vậy, trong cuộc sống tu tập, đòi hỏi chúng ta ở mọi nơi, mọi lúc, phải luôn luôn đề cao cảnh giác, xa lánh những nơi không tốt, để tránh "gần mực thì đen".

Đức Phật thường dạy các hàng Bồ tát, trong sáu pháp Ba la mật, hạnh Bố thí là đặc biệt quan trọng hơn hết. Bố thí chính là xả, là buông bỏ. Ba la mật quan trọng thứ hai là hạnh Nhẫn nhục. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật chất dư thừa, thì lòng kiên nhẫn là một đức tính cần phải có. Chúng ta phải luôn luôn và mãi mãi thiết lập một cuộc sống biết đủ, an bần thủ đạo. Đức Thế Tôn thường dạy các đệ tử của mình: "Phải lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy". Lời dạy này luôn luôn bảo vệ chúng ta trên bước đường tu đạo bồ đề, giúp chúng ta tránh khỏi các ác duyên làm trở ngại đường tu, tránh bị đọa lạc. Đặc biệt là đối với việc tiếp nhận của Phật tử cúng dường. Thuở đức Thế tôn còn tại thế, Ngài cùng chúng Tăng tiếp nhận của Phật tử tại gia cúng dường, vật thực chỉ giới hạn trong các nhu cầu căn bản của cuộc sống hằng ngày thật đơn giản, như thức ăn, y áo, tọa cụ và thuốc men, gọi là tứ sự cúng dường. Ngày nay, xã hội đã phát triển, khoa học công nghệ cũng tiến bộ, cho nên tiêu chuẩn mức sống của con người rất cao, vì vậy tài vật cúng dường cũng nhiều. Đó là một điều rất đáng lo sợ! Vì sao?

Chúng ta thử nhìn lại xem, có rất nhiều người lúc mới xuất gia, mặc dù chưa có ai cúng dường, trong tay không có một xu, nhưng mà đạo tâm rất tốt, rất dũng mãnh. Ở trong chùa được một thời gian, khi có Phật tử cúng dường, thì cuộc sống tu tập bắt đầu chễnh mãng, chỉ biết lo hưởng thụ, đạo tâm mất dần. Bấy giờ, các tập khí phiền não từ vô thủy như tham, sân, si, mạn, nghi… không những bùng dậy mà còn tăng trưởng, lớn mạnh không dừng. Như vậy hỏi làm sao không đọa lạc? Người ta thường nĩi: "Địa ngục môn tiền Tăng Đạo đa", nghĩa là "Trước cửa địa ngục sao có nhiều người xuất gia và đạo sĩ quá". Câu nói này ắt có nguyên do, không phải là một lời nói tùy tiện. Do đó, chúng ta sống trong thời đại này, tín đồ cúng dường cho chúng ta, chúng ta phải biết tri túc, chỉ nhận vừa đủ cho một nếp sống đơn giản, thanh bần: y áo mặc vừa đủ ấm, ăn uống vừa đủ no, một căn phòng nhỏ đủ để che mưa nắng, thế là đầy đủ!

Chùa viện là nơi dùng để hoằng pháp lợi sinh. Khi chúng ta kiến lập, xây dựng một đạo tràng lớn, chúng ta phải tự hỏi: mục đích là để làm gì? Trong quá khứ, các tùng lâm tự viện đều là những trung tâm giáo dục Phật giáo tầm cỡ đại học, để cho tứ chúng đồng tu, cùng nghiên cứu, học tập, làm cơ sở tu hành. Phần lớn các đạo tràng ấy đều do nhà nước xây dựng, hoặc do những đại thí chủ, những nhà trưởng giả giàu có bỏ tiền ra cúng dường xây dựng. Cho nên, chùa nào cũng có núi rừng ruộng đất, đó là tài sản của thường trụ Tam bảo. Số núi rừng ruộng đất này được dùng để cấp cho nông phu canh tác, trồng trọt. Sản phẩm thu hoạch được, một phần cúng vào chùa, phần còn lại để cho họ trang trải cuộc sống. Đó là mô hình sinh hoạt rất tiến bộ của các chùa viện thuở xưa, và cũng là nguyên do dẫn đến hình thức sinh hoạt của các tự viện ngày nay. Mục đích của tổ chức sinh hoạt này là muốn cho cuộc sống của nhà chùa phải tự túc. Tuyệt đối không phụ thuộc vào sự cúng dường của tín đồ, cũng không chủ trương hóa duyên, quyên góp. Sống ở trong một đạo tràng như vậy tâm của chúng ta nhất định được an ổn, sống tuỳ duyên mà không bị nhân duyên tác động, chi phối. Một đạo tràng như vậy không những không có tổ chức ma chay, cúng đám, mà ngay cả việc tổ chức pháp hội cũng rất hạn chế, một năm chỉ một hai lần. Đạo tràng tu tập như vậy mới thật sự chân chính tu hành, mới phù hợp với thời đại nông nghiệp.

Hoằng pháp lợi sinh có nghĩa là giúp đỡ mọi người phá mê, khai ngộ, giúp mọi người cải thiện cuộc sống, cho họ trí tuệ, giúp họ từ trong cuộc sống đầy dẫy những khổ đau, phiền não này mà được giải thoát. Giúp cho mọi người có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn và trí tuệ chân thật giống như chư Phật và Bồ tát. Đó mới gọi là hoằng dương Phật pháp, đó mới gọi là tu hành chân chính. Không phải xây dựng chùa to Phật lớn, quanh năm tổ chức ma chay cúng đám… gọi là hoằng pháp!

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, giao thông tiện lợi. Do đó, hình thức sinh hoạt của một ngôi chùa hiện nay không nhất thiết phải xây dựng cho đồ sộ, trang nghiêm, mà điều cần thiết là phải lợi dụng các công cụ khoa học hiện đại, như máy vi tính, truyền hình, truyền thanh, internet, đĩa CD, VCD… để truyền bá Phật pháp Đại thừa. Phải biết rằng, khi tín đồ Phật tử cúng dường cho chúng ta, ngoài việc bảo hộ cuộc sống rất đơn giản của chúng ta, họ còn hy vọng chúng ta hoằng pháp lợi sinh, giúp họ cũng như mọi người khác phá mê, khai ngộ, xa lìa khổ đau, được vui hạnh phúc. Làm được như vậy mới không tạo tội nghiệp, mới có thể tránh khỏi đọa lạc.

Tuy nhiên, người xuất gia có nên lấy những việc như vậy làm mục đích cứu cánh không? Không nên! Vì sao? Vì nếu như trong tâm còn có việc để làm, thì đó là cái tâm đã theo duyên; cái tâm đã theo duyên thì đối với việc hiểu rõ đường sinh tử, thoát ly ba cõi đã phát sinh chướng ngại nghiêm trọng. Tín đồ Phật tử cúng dường cho chúng ta, chúng ta phải xem xét, tùy duyên mà thọ nhận. Phải hiểu rõ điều đó, giống như thuở xưa, Long cư sĩ nói rằng: "Việc tốt chẳng bằng không có việc, nhiều việc chẳng bằng ít việc". Người học Phật chân chính, tất cả đều đã được chư Phật, Bồ tát an bài rồi, bản thân mình không cần phải nghĩ ngợi thêm gì nữa. Như thế mới gọi là như pháp.

Như pháp có nghĩa là mọi nơi, mọi lúc phải luôn luôn giữ cho cái tâm của mình được thanh tịnh, giữ cho cái tâm được chánh niệm. Người niệm Phật thì phải luôn luôn nhớ danh hiệu Phật, đừng để những ý niệm khác xen tạp vào, làm gián đoạn. Tín đồ cúng dường nhiều là họ đã uỷ thác cho chúng ta thay thế họ làm việc thiện, uỷ thác cho chúng ta thay họ tu phước. Nếu như chúng ta đem tiền bạc ấy chi dùng vào những việc không chính đáng, không những họ không thể tu tạo phước đức, mà bản thân của chúng ta lại tạo ra tội chướng rất nặng. Điều này không thể không biết vậy!

Mục đích của sự tu tập là đạt được giác ng? giải thoát, còn tất cả những việc làm khác đều là thứ yếu. Dù vậy, khi có duyên sự, chúng ta cũng không nên bảo thủ quá, trở thành người tiêu cực. Nói thí dụ, nếu bạn là người niệm Phật đã đạt đến năng lực tự tại trong vấn đề sống chết, có thể vãng sinh bất cứ lúc nào, bấy giờ có một tín đồ, người này có một nhân duyên rất lớn muốn phát tâm cúng dường, thì đây chính là chư Phật, Bồ tát muốn bạn ở lại cuộc đời thêm một thời gian nữa. Khi công phu tu tập đã đạt được kết quả thì cần phải làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, vì vậy không nên từ chối sự thỉnh cầu đó. Nếu bạn nghĩ: Tôi phải đi thôi! (YÙ nói vãng sinh). Thì bạn có thể đi, nhưng mà làm vậy sẽ tổn mất lòng từ bi. Cho nên, thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chư vị thiện tri thức trụ thế lâu dài là có nguyên do, không phải là lời nói đầu môi, đây là điều mà tất cả chúng ta đều hiểu rõ. Mà đã hiểu rõ rồi thì cứ y như vậy mà phụng hành. Việc ở lại đời thêm một thời gian, đối với việc vãng sinh Tịnh độ tuyệt đối không ảnh hưởng gì. Nhưng nhất định, các tâm lý như tham, sân, si, mạn… không được phát khởi.

Những người phát tâm xuất gia đạt được kết quả như vậy thật sự có lợi ích cho cuộc đời. Tôi muốn nói rằng, chỉ khi nào chúng ta tu tập có kết quả, thì việc hoằng dương chánh pháp, việc tiếp nhận của cúng dường mới tạo được phước đức cho chúng sanh. Ngược lại, khi công phu tu tập của chúng ta chưa có khả năng đoạn tận được tham, sân, si… mà đã lo việc hoằng dương Phật pháp hay tiếp nhận của cúng dường thì chỉ tạo thêm tội chướng, rất nguy hại cho bản thân và cả tha nhân.

Kinh luận chỉ bày:


Trăm năm chóng qua

Ngũ phước khó bền

Mạng như ánh chớp

Nghiệp như đất dày

Thật đáng kinh thay!


5.

Trong mấy ngày nghe giảng vừa qua, chúng ta đã thấu hiểu được lời dạy rất chân thành, khẩn thiết của đức Thế tôn. Trong đời ngư?i Phật tử, nếu như có thể lãnh hội được vài câu kinh, hay như trong kinh nói là có thể hiểu được một bài kệ bốn câu, hoặc cả bài, hoặc nửa bài, hoặc một câu, hai câu, tất cả đều được lợi lạc vô cùng.

Thật vậy, chúng ta thấy trong Phật pháp, chư vị đại đức Tổ sư thuở xưa, quý ngài tu hành, chứng quả, cũng chỉ cần lãnh hội được một hai câu trong kho tàng kinh luận mà thôi. Chúng ta thử nhìn lại ngoài đời, từ xưa đến nay, những người kiến tạo đại công, sáng lập nghiệp lớn, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội thấu suốt những lời giáo huấn của những người đi trước. Như Trương Lương đời nhà Hán, một trong những người thành công nổi bật, ông được một ông lão tặng cho cuốn "Tố thư", về sau giúp Hán cao tổ kiến công lập nghiệp, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội được những lời dạy trong cuốn sách đó mà thôi. Thế mới hay, những người thành công chân chính, những người tu hành đắc đạo, ngoài đời cũng như trong đạo, đều nhờ vào bản thân họ có khả năng lãnh hội sâu sắc và khả năng ứng dụng thực tiễn. Sự tu hành, làm việc thành công hay thất bại, trong đạo hay ngoài đời, đều như vậy cả. Chúng ta không thể không biết, không thể không ghi nhớ điều này.

Phàm những người tu hành mà thân bại danh liệt thì nguyên nhân chính không gì khác hơn là do tập khí nhiều đời nhiều kiếp của bản thân cộng với các chướng duyên hiện tại. Những chướng duyên đó chính là vật chất, danh lợi trong cuộc đời, khiến cho những tập khí phiền não của chúng ta tăng trưởng, làm cho công đức tu hành bại hoại hết. Thật là đáng tiếc! Ở trong kinh luận, chúng ta thấy đức Thế tôn đã lao tâm nhọc trí dạy dỗ chúng ta, bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng cảnh tỉnh chúng ta, khuyên chúng ta phải đề cao cảnh giác, cẩn thận đề phòng. Cho nên, đối với người tu, nhân tố đầu tiên để thành tựu đạo nghiệp đó chính là có thể điều phục được phi?n não. Đó là điều mà kinh Kim Cương gọi là "hàng phục kỳ tâm".

Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy chúng ta phải nên "phát triển cái tâm không ở đâu cả". Đây là nguyên lý quan trọng nhất của sự tu tập. Vì muốn dạy chúng ta từ khi mới phát tâm tu hành đi thẳng đến địa vị Như lai, phải rời bỏ nhị nguyên, không nên bám víu vào cái có hoặc cái không, cho nên mới nói: "chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng". Cho rằng có pháp là rơi vào một bên có, cho rằng không phải pháp là rơi vào một bên không, có – không gọi là nhị biên, cả hai phạm trù này đều không nên bám víu, chấp trước. Vậy phải làm thế nào? Đức Phật dạy chúng ta phải: "Phát khởi cái tâm không ở đâu cả mà làm bố thí".

"Phát khởi cái tâm không ở đâu cả" có nghĩa là từ bỏ các khái niệm về có, không bám víu vào các hình danh sắc tướng, để cho tâm hoàn toàn vắng lặng, một sợi lông mảy bụi cũng không có. Đó chính là điều mà Lục tổ Hụê Năng gọi là: "Xưa nay không một vật" (bổn lai vô nhất vật).

"Thực hành bố thí" là ý nghĩa của sự không bị vướng kẹt vào ý niệm về không. YÙ nghĩa của cả câu kinh là không bị vướng kẹt, không bám trụ vào ý niệm có và không. Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của câu kinh này thì mới biết phương pháp tu tập.

Đức Phật thường dạy: "Hết thảy chư Thánh hiền đều dùng pháp vô vi mà có sai biệt"(1). Câu nói này có ý nghĩa rất quan trọng. Từ địa vị Sơ quả của Tiểu thừa đến địa vị Đẳng giác của Bồ tát Đại thừa, quý Ngài tu tập cái gì? Tu cái tâm "không ở vào hai bên" mà thôi! Bất kể quý Ngài dùng phương pháp tu tập gì, thủ đoạn thế nào, cho dù là tám vạn bốn ngàn pháp môn đi nữa, thì cái nguyên tắc tu tập căn bản đều không ra ngoài nguyên lý: "không ở vào hai bên". Do đó, chúng ta có thể nói, người chân chính tu hành, học Phật, không có gì khác hơn là học tập và huấn luyện cái tâm "không ở vào hai bên".

Bởi vì chấp có cho nên chúng ta mới không thể nào thoát ra khỏi Dục giới và Sắc giới; vì chấp không cho nên chúng ta không thể thoát ra khỏi Vô sắc giới. Nói cách khác, chấp có, chấp không là tạo nghiệp luân hồi. Ở trong cái có, cái không là ở trong cái tâm luân hồi. Lấy cái tâm luân hồi, tạo cái nghiệp luân hồi, thì làm sao ra khỏi lục đạo? Thế mới biết, một câu kinh của Phật có ý nghĩa biết chừng nào! Ngài chỉ dạy cho chúng ta một câu "đừng ở vào cái có – không", là đã có thể đưa chúng ta thoát khỏi luân hồi, chứng nhập Vô thượng bồ đề. Đây gọi là pháp môn bất nhị.


Lặng lẽ phương Tây cõi niết bàn

Thảnh thơi thả gót rời có - không

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Nguyen Duy Lien 04/03/2010 22:18:53
Nam mo Bon su Thich Ca Mau Ni Phat
Xin cau cho tat ca chung sinh deu tron thanh Phat dao
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.00

Tags

Đăng nhập