Tâm Cống Cao Ngã Mạn Làm Mọi Người Chán Ghét

Đã đọc: 2901           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tâm ngã mạn khinh người là con đẻ của sự chấp ngã mà ra. Tâm sở phiền não nầy, cũng rất khó đoạn trừ vì ai cũng tôn vinh cái ngã của mình. Nghiệp dụng của nó là luôn coi trọng mình mà khinh khi coi thường kẻ khác. Khi chúng ta làm được một công việc nào đó thành công, thì chúng ta có thể lên mặt hách dịch ra vẽ mình ta đây. Chính vì vậy mà mọi người sẽ xa lánh ghét bỏ ta, chẳng ai thích gần gũi. Đó là hậu quả của sự cống cao ngã mạn gây ra.

Ngã mạn cống cao. Nói theo lối thông thường có hơi thô một chút là "phách lối" lấn lướt, hiếp đáp người. Vì ỷ tiền tài, tài năng và quyền thế của mình mà khing rẻ người, chẳng kính người già cả, không kể người tu hành chân chính. Vì lòng ngã mạn, cho mình hơn hết, không kính phục người, nên bị tổn đức. Vì thế mà phước lành tổn giảm, tội lỗi càng thêm, nên phải chịu khổ đau sinh tử luân hồi, không có ngày thôi dứt.

Người có thói quen ngã mạn lúc nào cũng thích so sánh thấy mình hơn người khác rồi tự cho mình là hay, giỏi, tài ba hơn kẻ khác, đó gọi là "mạn".  Ỷ mình giàu có sang trọng hơn người, ta đây hãnh diện có bằng cấp, địa vị cao mà kiêu căng tự đắc, khinh chê kẻ dưới, lấn át người trên, coi thường người đức hạnh, chà đạp kẻ nghèo hèn thấp kém.

Chúng ta vì ngã mạn nên không lắng nghe lời góp ý chân thành của người khác, không chịu học hỏi thêm, nên dễ dàng làm điều sai quấy, do đó tội lỗi càng tăng thêm. Để phân tích tỉ mỉ chúng ta tạm thời chia ra làm 7 phần:  

Mạn: có tâm khinh thường đối với những người thua mình về học thức, địa vị, gia tài sự nghiệp. Trên thực tế thì họ có thể thua mình thật, nhưng chỉ thua trên một khía cạnh nào đó thôi, chứ không phải thua hết, chúng ta không phải vì thế mà mình lên giọng khinh thường coi rẽ họ.

Quá mạn: Đối với người có học thức, tài sản, địa vị, bằng cấp ngang mình thì lại cho là mình hơn người đó về mọi mặt.

Mạn quá mạn: Đối với người thực sự hơn mình về mọi mặt mà mình lúc nào cũng cho là mình hơn họ.

Ngã mạn: Chúng ta sai lầm cho rằng sắc thọ tưởng hành thức là thật ngã, tức là thân tâm mà khởi tâm cống cao ngã mạn. Chúng ta cho rằng tất cả mọi người không bằng mình, mình là trung tâm của vũ trụ, mình hơn hết. Cái gì của mình cũng tốt đẹp hơn của người khác.

Tăng thượng mạn: Chúng ta chưa chứng đạo mà tuyên bố là mình đã chứng đạo để được mọi người ngưỡng mộ, kính trọng cúng dường. Có những người vi tế hơn ngoài miệng tuy không chính thức tuyên bố là mình tu chứng, nhưng nói úp nói mở khiến nhiều người khác lầm tưởng là mình đã chứng quả này quả nọ, đây cũng thuộc loại tăng thượng mạn.

Ty liệt mạn: Đối với người, mình thua họ nhiều về mọi mặt mà mình cho rằng là thua ít, thậm chí còn tuyên bố mình không thua gì hết.

Tà mạn: Mình không có hiểu biết chân chính, mình không có đạo đức, mình không có tấm lòng rộng lớn mà hay tự xưng là mình có đức độ, từ bi, hiểu biết, thí dụ như xưng mình là vô thượng sư, thánh sư, chân sư, đạo sư, giáo chủ, và Phật sống v.v...

 Tóm lại, tâm lý ngã mạn là chúng ta luôn so sánh, so đo xem mình hơn hay thua kẻ khác, nếu thấy mình thực sự hơn thì thích thú khoe khoang, nếu thua thì không nhận là mình thua mà cứ gân cổ lên nói mình bằng hoặc hơn thì mới chịu. Thí dụ như thấy người khác viết được 40 cuốn sách, ta đây chỉ viết cho được khoảng 10 cuốn rồi tự cho rằng mình đâu có thua gì, đây cũng là ngã mạn mặc dù viết sách về Phật pháp.

Tâm ngã mạn khinh người là con đẻ của sự chấp ngã mà ra. Tâm sở phiền não nầy, cũng rất khó đoạn trừ vì ai cũng tôn vinh cái ngã của mình. Nghiệp dụng của nó là luôn coi trọng mình mà khinh khi coi thường kẻ khác. Khi chúng ta làm được một công việc nào đó thành công, thì chúng ta có thể lên mặt hách dịch ra vẽ mình ta đây. Chính vì vậy mà mọi người sẽ xa lánh ghét bỏ ta, chẳng ai thích gần gũi. Đó là hậu quả của sự cống cao ngã mạn gây ra.

Chúng ta phải làm sao diệt trừ được tâm cống cao ngã mạn? Như trên chúng tôi đã nói, ngã mạn là một trong sáu món căn bản phiền não, nên tập nhân gốc rễ của nó rất sâu dầy, không phải ai cũng có thể dễ dàng diệt trừ nó được.

 Muốn đoạn trừ nó, chỉ có cách là chúng ta phải gắng sức gia công nỗ lực tu trì, mới có thể lần hồi trừ được. Điều quan yếu là chúng ta phải hằng tỉnh giác, quán chiếu sâu vào bản chất của nó, để thấy rằng tự tánh của nó là không. Chỉ khi nào đối cảnh xúc duyên, trái ý nghịch lòng, thì nó mới phát khởi.

Biện pháp duy nhất là chúng ta muốn chuyển hóa tâm cống cao ngã mạn, thì chúng ta phải khiêm tốn sống vui vẻ hài hòa với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì?

Người có lòng khiêm tốn là người có tư cách đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng. Người khiêm tốn là người nhã nhặn, không tự cao tự đại, luôn hướng thiện và thấp mình học hỏi những điều hay lẽ phải, không đề cao cá nhân mình với người khác....người khiêm tốn luôn cho mình là yếu kém nên lúc nào cũng cần phải học hỏi thêm.

 

Tại sao chúng ta phải khiêm tốn? Cuộc sống là một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ, nếu chúng ta dừng lại với thành công ngày hôm nay tức là chúng ta chấp nhận thất bại ở tương lai. Trong khiêm tốn chúng ta lúc nào cũng tự cho mình là kém và cần phải học hỏi, tham khảo nhiều hơn trong mọi trường hợp.

 

Người khiêm tốn luôn có nếp sống đơn giản nên dễ hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Cuộc sống giản dị của người khiêm tốn được thể hiện qua cách ăn nói cẩn thận, không khoa trương, lời nói ngắn gọn dễ hiểu. Con người có tính giản dị biết cách ứng xử, gần gũi chan hòa yêu thương cùng với mọi người.

 

Khi chúng ta đã có nếp sống khiêm tốn giản dị nên lúc nào cũng biết coi trọng người thực tài, không bao giờ coi thường thế hệ trẻ, biết phát huy nêu cao tinh thần tư duy sáng tạo, để ta có thể đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

  Có rất nhiều hình thức ngã mạn rất vi tế, người tu của chúng ta cần phải đề cao cảnh giác và thường xuyên vun bồi hạnh khiêm tốn để dần hồi chuyển hóa tâm cống cao ngã mạn.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập