Tạo Phước bằng tấm lòng (phần 2)

Đã đọc: 1535           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Để “TẠO PHƯỚC BẰNG TẤM LÒNG”, chúng tôi xin ghi thêm 3 việc làm sau đây:

 

(1): Tùy Hỉ Công Đức:
Trong 10 lời nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, có điều thứ 5 là Tùy Hỉ Công Đức:
Phần này cũng chỉ cần mở rộng tấm lòng là được thêm PHƯỚC, mà Phước lại rất lớn. Xin được tóm
tắt qua mấy câu sau:

Đẹp làm sao Công Đức Tùy Hỉ!
Thấy người làm lành không ganh tị,
Ra tay trợ giúp, lòng vui vẻ.
(Hoặc:Lòng khởi mừng vui và tán thán.)
Hai đàng công đức hưởng bằng y.

Để làm được việc Tùy Hỉ Công Đức, trước tiên chúng ta phải tập:

Thấy người hơn ta, chớ so bì,
Phước ta kém họ, ráng tu đi,
Tu nhân, tích đức thêm nhiều nữa
Ngày kia nghiệp đổi, có lo gì!

Người càng so bì, ganh tị, tâm càng khổ, rồi lại sinh ra tật bệnh. Đã vậy, một lần ganh tị, PHƯỚc sẽ
hao tổn. Còn càng Tùy Hỉ Công Đức, PHƯỚC càng tăng. Tâm càng trở nên rộng rãi. Lòng càng có
nhiều niềm vui.
Xin mời quí vị đọc phần giải thích dưới đây để hiểu rõ hơn về:

Tùy Hỉ Công Đức: Phật dạy: “Thấy người làm việc đạo đức, vui vẻ trợ giúp, được phước rất
lớn”. Sa môn hỏi :“Phước của người kia có hết chăng?” Phật đáp: “Ví như lửa một cây đuốc, mấy
trăm ngàn người, mỗi người cầm đuốc đến mồi, đem về thắp sáng, nấu cơm... Ngọn lửa cây đuốc này
vẫn như cũ, phước cũng như thế”.
Ý nghĩa là sao? Lửa của cây đuốc đầu tiên và lửa của những cây đuốc từ mấy trăm ngàn người tới mồi
đều như nhau. Vậy, suy ra: người khởi làm việc đạo đức và nhiều người vui vẻ trợ giúp thì từng người
ở cả hai bên cùng có phước báo bằng nhau.
Tại sao? Tâm của chúng sanh, phần lớn, thường mang những tính xấu như: ganh tị, ngã mạn, coi cái
ta rất lớn, không chịu thua người,...nên hễ thấy ai làm điều lành, điều tốt là có phản ứng ngay bằng
cách chê bai, gièm xiểm, bôi nhọ,...Có thể họ muốn làm giảm uy tín người làm, có thể để việc làm tốt
kia thất bại hoặc gặp khó khăn.... Họ làm vậy, cũng có thể là để nâng cao giá trị của mình hoặc để thoả
mãn lòng ganh tị,...
Từ đây, ta nhận thấy người phải có tâm lượng rộng rãi mới dễ dàng vui vẻ trợ giúp người đang ra
tay làm việc tốt. Vậy người phát tâm làm việc thiện có lòng thành, tâm rộng hưởng phước bao
nhiêu thì người trợ giúp với tâm hoan hỷ, mừng vui cũng hưởng phước bấy nhiêu. Thật đúng với
điều đạo Phật thường dạy: “Tâm rộng, Phước lớn”

Tuy nhiên, trong một số bài giảng của Quí Thầy, Tuỳ Hỉ Công Đức còn hàm chứa việc phát khởi
mừng vui và tán thán của một người khi thấy hoặc nghe một người khác làm việc thiện. Vậy nên,
người phát khởi mừng vui và tán thán việc làm của người khác cũng hưởng công đức bằng người làm.
Tùy Hỉ Công Đức thật quan trọng. Kính mong quí vị cùng chúng tôi cố gắng thực hành khi gặp. Muốn
làm được, trước hết phải tập bỏ tính GANH TỊ,...
(2): Bố Thí Vô Úy:
Sau đây xin ghi thêm phần Bố Thí Vô Úy. Phần này người làm phải có tấm lòng nhân ái, thương người
mới thực hành được.
Ví dụ 1: Có người gặp hoàn cảnh không may như: có bịnh đau nguy hiểm, con cái hư hỏng, mất mát tài
sản,..., ta biết được và dùng lời lẽ khuyên răn, giúp họ bớt sầu khổ, lo lắng.
Ví dụ 2: Một thí dụ khác về vô úy thí: có một người sợ không dám ở nhà một mình. Hễ nghe tiếng
động gì là cứ ngỡ có ai trong nhà. Có người khuyên cô nên đọc Thần chú Đại bi (thần chú nói về công
đức nội chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm) hằng ngày và cho biết công năng của thần chú này. Cô nghe
lời và thực hành. Một thời gian sau đó, người này ở nhà một mình, đêm cũng như ngày, bao lâu cũng
không sợ, là do tin tưởng rằng người đọc Thần Chú Đại Bi sẽ được long, thiên, thiện thần theo hộ vệ và
không sợ tà thần, ác qủy làm hại. Chỉ cần một lời khuyên hay là đã có phước rồi.
Trong đạo Phật, những hành động như vừa kể được gọi là Vô Úy Thí hay Bố Thí Vô Úy.
Xin tóm tắt ý trên qua mấy câu thơ sau:
Bố Thí Vô Úy phải làm gì?
Khuyên người buồn khổ, (lo lắng...) chớ sầu bi,
Giúp họ an tâm và vui sống,
Ta liền được phước, chớ hồ nghi.

Trong cuộc sống, một người đạt được thành công, hoàn toàn nhờ vào Phước họ có. Một khi được như
vậy, họ đang tiêu bớt Phước của họ. Vậy nên:
Biết lo phước báo sẽ cạn đi,
Nên thường tu tạo để phòng khi,
Mai kia có được thân người lại,
Cũng được thong dong, khỏi lo gì!

Ngoài ra, hằng ngày những người không hiểu Phật pháp thường làm những việc ác mà họ không biết.
Điều này tùy mức độ lỗi lầm mình làm, PHƯỚc sẽ bị tổn nhiều hay ít.
Vì vậy, ta cần cố gắng loại bỏ một số tính nết sau đây cốt để khỏi TỔN PHƯỚC. Có vậy việc thực
hành TẠO PHƯỚC BẰNG TẤM LÒNG cần ứng dụng ĐỨC KHIÊM TỐN sẽ được Phước trọn vẹn:
Khiêm tốn: tính đáng trau dồi!
Người luyện tập tốt, cuộc đời đổi thay.
Muốn vậy, tính xấu sau đây.
Giữ tâm đừng để hằng ngày lộ ra:
Độc đoán, kiêu ngạo, cái “ta”,

Khoe khoang, kỳ thị, moi ra lỗi người,
Ác khẩu, hống hách, lắm lời,
Thêu dệt, đâm thọc, khinh người, chê bai,...
Bỏ nghiệp xấu ấy hằng ngày,
Khiêm tốn chắc chắn từ nay nẩy chồi.
Vậy nên những người Phật tử chúng ta cố tránh làm điều ác, dù nhỏ, để khỏi mất PHƯỚC mà luôn cố
gắng tìm làm điều THIỆN để tăng PHƯỚC.
Từ ý nghĩ đó, xin đề nghị quí vị cùng chúng tôi làm điều thiện dưới đây khi gặp dịp:
(3): Cố Tu Tạo Âm Đức: Tích Âm đức có thể thay đổi vận mệnh.
Xin mời quí vị đọc thật kĩ phần trích đoạn qua đường dẫn dưới đây để thấy những lợi lạc của Âm đức:
https://www.dkn.tv/van-hoa/am-duc-la-gi-tich-am-duc-thi-co-the-thay-doi-van-menh.html
“Thế nào gọi là âm dương? Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương thiện. Hành
thiện mà người khác không biết đến gọi là âm đức.
Âm đức sẽ được Trời báo, dương thiện được hưởng tiếng thơm trên đời. Danh cũng là phúc. Người có
danh tạo vật thường kỵ. Hưởng tiếng thơm ở đời mà người không xứng với danh thì sẽ có họa
hại..................
Âm đức tức là người khác không biết, việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện
mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người
nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những
việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.
Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là
chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn.”
Đọc đoạn trên, chúng ta thấy Phước báo của Âm đức vô cùng lớn. Phần lớn chúng ta không hiểu về
Âm đức, tức là làm việc Thiện mà không cần ai biết đến. Thật sự đây là việc khó làm cho nhiều người.
Chẳng hạn, như việc cúng chùa, đúc chuông, ấn tống Kinh,...khi cúng dường một số tiền lớn, ai cũng
muốn viết tên mình trên bì thơ cốt cho nhà chùa biết. Họ lại còn muốn nhà chùa biểu lộ sự cám ơn,
hoặc ca ngợi,...Vậy thì: “Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương
thiện.......dương thiện được hưởng tiếng thơm trên đời.”Còn một số rất ít người hiểu thế nào là Âm
đức thì họ chỉ bỏ tiền vào thùng Côn Đức là xong. Và trong danh sách ấn tống Kinh chúng ta thấy có
người ghi tên Vô Danh. Những người vừa kể trên đang hưởng Âm đức đó quí vị.
Nói chung, “Hành thiện mà người khác không biết đến gọi là âm đức.” Những việc làm như thế có
rất nhiều. Chẳng hạn, bảy điều Phật dạy cho người nghèo ở trên, xét kĩ, nếu hành động với tâm khiêm
tốn, không khoe với ai việc mình đã làm, đều tạo được Âm đức cả. Ở đây, chúng tôi xin đề nghị một
việc làm khác, xin mời quí vị cùng chúng tôi cố gắng thực hành, chắc chắn sẽ tạo được Âm đức.
Trước tiên, xin mời quí vị đọc một trích đoạn trong Kinh Địa Tạng:

PHẨM THỨ BẢY
LỢI ÍCH CHO CẢ KẺ CÒN NGƯỜI MẤT

Ðại quỷ Vô Thường không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ, chưa rõ là tội hay phước, trong
bốn mươi chín ngày như ngây như điếc, hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả, sau khi
thẩm định xong thì cứ y theo nghiệp mà thọ sanh.

Trong lúc chưa biết ra sao đó thì đã ngàn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo!
Người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong bốn mươi chín ngày luôn luôn trông ngóng hàng
cốt nhục quyến thuộc tu tạo phước lực để cứu vớt cho. Quá ngày ấy rồi thì cứ theo nghiệp mà thọ
báo.”
Đọc xong đoạn trên, chúng tôi cảm thấy xót xa cho những hương linh đã chịu cảnh trông ngóng như
vậy vì có thể hàng cốt nhục, quyến thuộc không tin hoặc không biết điều trong Kinh dạy nên đã không
làm gì cả. Còn một số ít hiểu đạo có làm, nhưng không biết có nhiệt tình hay không. Để đóng góp phần
nào phước lực cho hương linh, xin mời quí vị cùng chúng tôi làm điều sau đây:
Khi được biết một người theo đạo Phật qua đời, không kể ở gần hay xa và mình có thể biết tên tuổi,
Pháp danh, ngày mất, nơi mất của người ấy, rồi dùng công đức tu tập của mình hồi hướng cho người
quá vãng và cầu nguyện cho hương linh sớm siêu sinh Tịnh độ. Xin cố gắng làm đủ 49 ngày. Có thể hồi
hướng hơn 7 lần càng tốt. Vì hồi hướng càng nhiều, hương linh hưởng phước lực càng lớn. Biết đâu
nhờ vào phần phước lực này, sau 49 ngày, hương linh có thể về cảnh giới tốt hơn. Nếu được vậy thì
người làm hưởng Âm đức rất nhiều.
Chúng tôi nghĩ việc làm này không khó với những người cố tâm tạo phước. Vì mỗi ngày chỉ cần dành
một khoảng thời gian ngắn để đọc chú Vãng Sanh, niệm Phật, đọc Kinh Địa Tạng,...hoặc làm bất cứ
việc thiện lành nào mình thích...
Chúng ta làm việc vừa nêu trên với tâm khiêm tốn, âm thầm, sẽ có lợi lạc rất lớn. Vì đó là ÂM ĐỨC.
Hành thiện mà người khác không biết đến gọi là âm đức. Tích Âm đức có thể thay đổi vận mệnh.
Xin mời quí vị đọc thật kĩ phần trích đoạn dưới đây qua đường dẫn để thấy những lợi lạc của âm đức:
https://www.dkn.tv/van-hoa/am-duc-la-gi-tich-am-duc-thi-co-the-thay-doi-van-menh.html
“Thế nào gọi là âm dương? Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương thiện. Hành thiện
mà người khác không biết đến gọi là âm đức.
Âm đức sẽ được Trời báo, dương thiện được hưởng tiếng thơm trên đời. Danh cũng là phúc. Người có
danh tạo vật thường kỵ. Hưởng tiếng thơm ở đời mà người không xứng với danh thì sẽ có họa
hại..................
Âm đức tức là người khác không biết, việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện
mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người
nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những
việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.
Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là
chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn.”
Nếu bài viết giúp cho một số bạn đạo hữu duyên thực hiện tốt hằng ngày 7 điều Phật dạy vào
cuộc sống và 3 điều nữa chúng tôi vừa trình bày thì đó là điều rất lợ lạc.

Quí Phật Tử có thể tải file đính kèm File PDF ( góc phải trên cùng)


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập